10. Kết cấu của luận văn
3.1. Mục tiêu phát triển của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Thái Bình
Thái Bình khi thực hiện chuyển đổi theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm
3.1.1. Về lựa chọn hình thức chuyển đổi
Do điều kiện tỉnh Thái Bình vẫn là một tỉnh nông nghiệp, nền công nghiệp chưa phát triển, chưa có được một thị trường KH&CN thực thụ. Hoạt động của Trung tâm lại chủ yếu phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, các sản phẩm dịch vụ thuộc các lĩnh vực công nghệ sinh học, công nghệ sạch phục vụ nông nghiệp, nông dân, nông thôn, bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khoẻ, do đó, nguồn thu của Trung tâm không đáng kể. Do đó, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Thái Bình lựa chọn hình thức chuyển đổi theo khoản 3 điều 4 Nghị định 115 là đơn vị phục vụ quản lý nhà nước và sẽ được tiếp tục cấp kinh phí hoạt động thường xuyên theo hình thức giao nhiệm vụ hàng năm.
Việc lựa chọn hình thức chuyển đổi phù hợp với thực tiễn hoạt động của Trung tâm sẽ tạo điều kiện thuận lợi để phát triển hoạt động KH&CN của đơn vị, đẩy mạnh phát triển dịch vụ để trang trải một phần kinh phí thiếu hụt từ ngân sách cấp, chi trả cho nhân lực hợp đồng, nâng cao đời sống nhân viên và tích luỹ để tạo tiền đề cho việc xây dựng trung tâm dần chuyển sang tự chủ và tự trang trải hoàn toàn.
3.1.2. Về xây dựng cơ sở vật chất
- Việc xây dựng cơ sở hạ tầng của Trung tâm phải đáp ứng các yêu cầu thực hiện nhiệm vụ và phát triển trong giai đoạn tới bao gồm: Khu trụ sở làm việc cho cán bộ, viên chức, người lao động làm việc; Trạm thực nghiệm có phòng thí nghiệm, nhà xưởng sản xuất, nhà lưới, nhà kính, vườn thực nghiệm, ao thực nghiệm… và các hạ tầng chức năng khác; Khu trưng bày và giới thiệu các
sản phẩm KH&CN, sàn giao dịch công nghệ, thiết bị, lao động KH&CN; Khu tổ chức đào tạo, tập huấn, hội thảo, hội nghị khoa học.
- Khi chuyển đổi hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, trang thiết bị của Trung tâm phải đáp ứng được công tác nghiên cứu, thí nghiệm, thử nghiệm, khảo nghiệm trong lĩnh vực CNSH phục vụ sản xuất nông nghiệp; trang thiết bị phục vụ sản xuất hàng hóa như sản xuất nấm, giống nấm, phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, phòng nuôi cấy mô tế bào thực vật, phòng bảo tồn giống và nguồn gen quý…
3.1.3. Về phát triển nguồn nhân lực
Việc phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, lãnh đạo Trung tâm đóng vai trò vô cùng quan trọng, là mục tiêu phát triển quan trọng của Trung tâm khi chuyển đổi theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Nguồn nhân lực hiện có sẽ làm nòng cốt cho mọi hoạt động của Trung tâm, khi chuyển sang hoạt động theo cơ chế mới, chất lượng nguồn nhân lực phải đảm bảo cả về chất và lượng, đáp ứng được các yêu cầu đặt ra về hoạt động KH&CN, trọng tâm là phục vụ quản lý Nhà nước và các công việc khác như các hoạt động dịch vụ, các hoạt động sản xuất, và các công việc đòi hỏi chuyên môn cao như chuyển giao công nghệ, thực hiện nhiệm vụ KH&CN…
3.1.4. Về hoạt động của Trung tâm
Sau khi chuyển đổi, Trung tâm chuyển sang hoạt động theo cơ chế mới với các quyền tự chủ cao hơn. Khi đã chuyển sang cơ chế mới này, Trung tâm phải khẳng định được quyền tự chủ trong hoạt động KH&CN, như:
- Tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ thường xuyên (qua cơ chế khoán tương ứng với nhiệm vụ giao hàng năm của Nhà nước). Đây chính là các nhiệm vụ được giao theo chức năng đối với Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN (Khoản 3, Điều 4 của Nghị định 115). Thực hiện được những nhiệm vụ này là tối thiểu Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN để duy trì được mức độ như trước khi chuyển đổi về tất cả các mặt. Còn nếu tinh giản biên chế, thực hành tiết kiệm, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, có sáng kiến cải tiến... thì chắc chắn kết quả sẽ cao hơn và cải thiện thu nhập cho cán bộ.
- Có những đề xuất để được thực hiện những sản phẩm/nhiệm vụ đột xuất phục vụ cho Đảng, Nhà nước, cho công tác quản lý, phát triển KT-XH của đất nước, của địa phương. Như vậy Trung tâm sẽ luôn có thêm nguồn kinh phí từ phía Nhà nước. Trên thực tế, rất nhiều năm Nhà nước có những nhiệm vụ đột xuất về hoạt động dịch vụ KH&CN, và nếu Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN có năng lực thì sẽ chắc chắn được giao và như vậy sẽ có thêm kinh phí để hoạt động. Những nhiệm vụ này ta gọi là những nhiệm vụ được Nhà nước, ngành, địa phương đặt hàng đột xuất.
- Tập trung phát triển các hướng hoạt động tiềm năng, nâng cao chất lượng sản phẩm đã có chỗ đứng, tạo lập các sản phẩm mới. Làm tốt hoạt động marketing, lấy thị trường KH&CN là trung tâm. Tăng cường uy tín, thương hiệu của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN thông qua những sản phẩm, dịch vụ. Đây chính là hướng để tăng nguồn thu nhằm phát triển đơn vị, xây dựng các quỹ và nâng cao đời sống của cán bộ, công nhân viên. Mảng hoạt động này chính là thực hiện các sản phẩm, dịch vụ do các tổ chức, cá nhân đặt hàng theo cơ chế thị trường.
- Tham gia các hoạt động khác: theo Luật KH&CN cũng như tinh thần của Nghị định 115, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN hoàn toàn có quyền thực hiện các hoạt động khác như: tham gia tuyển chọn, đấu thầu để thực hiện các nhiệm vụ KH&CN, đăng ký các hoạt động dịch vụ, sản xuất kinh doanh khác. Như vậy, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN sẽ có thêm nhiều việc làm và nguồn thu… Tuy nhiên, việc đẩy mạnh các hoạt động ở trên đòi hỏi Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN phải hết sức năng động và phải thể hiện được các dịch vụ, sản phẩm đặc thù của Trung tâm trong cơ chế cạnh tranh.