Bài học kinh nghiệm về hoạt động tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các giải pháp thúc đẩy hoạt động của trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ địa phương theo cơ chế tự chủ (Trang 40 - 43)

10. Kết cấu của luận văn

1.4 Một số kinh nghiệm về hoạt động tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ

1.4.3. Bài học kinh nghiệm về hoạt động tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các

của các tổ chức KH&CN trong và ngoài nước

Từ một số kinh nghiệm về hoạt động tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN trong và ngoài nước, có thể rút ra bài học kinh nghiệm

cho các tổ chức KH&CN ở địa phương chuyển đổi hoạt động theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm như sau:

* Về nguồn nhân lực:

- Phát triển nguồn nhân lực KH&CN cần thông qua việc xây dựng và triển khai thực hiện các kế hoạch, chương trình thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao.

- Cần bố trí, sử dụng nguồn nhân lực phù hợp với khả năng, chuyên môn, nghiệp vụ; kết hợp song song với công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực KH&CN tại địa phương.

- Coi trọng việc tạo điều kiện và môi trường làm việc thuận lợi để người lao động phát huy trình độ, năng lực, sở trường.

* Về phương hướng hoạt động:

- Cần có định hướng cho các chương trình hoạt động KH&CN gắn với chương trình phát triển KH&CN, KT-XH tại địa phương.

- Nên thực hiện các chương trình, đề tài, dự án KH&CN phù hợp với năng lực của tổ chức, không thực hiện đại trà, làm qua loa, đảm bảo việc thực hiện các chương trình, đề tài, dự án KH&CN đạt cả về chất và lượng.

- Cần tăng cường hoạt động triển khai ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, các công nghệ mới, các sản phẩm mới gần với thực tiễn tại địa phương.

* Về tài chính:

- Cơ chế tài chính nên được thiết lập cho phép các tổ chức KH&CN có thể tự quản lý nguồn thu dưới sự giám sát của Nhà nước.

- Tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức KH&CN được tiếp cận vói nhiều nguồn vốn đầu tư; trao quyền tự chủ tài chính cho các tổ chức KH&CN dưới dạng phân bổ ngân sách công theo cơ chế tài trợ trọn gói, và cho phép các tổ chức này linh hoạt hơn trong hoạt động KH&CN, trong việc điều chỉnh mức lương cơ bản của cán bộ.

* Về nâng cao tiềm lực cơ sở vật chất:

Cần nâng cao tiềm lực cơ sở vật chất để triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, cần thiết, phù hợp với yêu cầu của thực tiễn giúp cho việc

chuyển đổi sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN này phát huy tốt thế mạnh, năng động và có sự chuyển biến tốt trong hoạt động.

Kết luận chƣơng 1

Sự xuất hiện của tổ chức KH&CN dựa trên những kỳ vọng của nhà nước vào hoạt động KH&CN phù hợp với mục tiêu nghiên cứu. Sự can thiệp, tác động của nhà nước vào mỗi tổ chức KH&CN là khác nhau. Những sự tác động đó sẽ là cơ sở để thấy được vai trò và ý nghĩa của vấn đề tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN. Thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các tổ chức KH&CN tạo ra một cơ chế vận hành mới, một cách quản lý mới, từ đó làm tăng tính năng động, linh hoạt của các tổ chức KH&CN, tạo động lực cho các tổ chức KH&CN hoạt động và phát triển.

Nhằm đặt được mục đích cải cách hành chính, xã hội hoá việc cung cấp dịch vụ cho xã hội, huy động sự đóng góp của cộng đồng xã hội để phát triển các hoạt động sự nghiệp, từng bước giảm dần bao cấp từ ngân sách nhà nước, Chính phủ đề ra chủ trương, chính sách thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các tổ chức KH&CN để đổi mới cơ chế quản lý và hoạt động của các tổ chức KH&CN thông qua các văn bản quy định về hoạt động tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN. Vấn đề tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các tổ chức KH&CN thể hiện trên các nội dung sau: tự chủ về hoạt động KH&CN, tự chủ về tài chính và tự chủ về quản lý nhân sự.

Hoạt động tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN trong và ngoài nước sẽ góp phần đưa ra những bài học kinh nghiệm quý báu cho các tổ chức KH&CN ở địa phương nói chung và của của các Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN nói riêng về tài chính, về hoạt động KH&CN, về công tác thu hút, sử dụng và quản lý nguồn nhân lực KH&CN phù hợp với yêu cầu thực hiện các nhiệm vụ KH&CN phục vụ quản lý nhà nước, đồng thời phù hợp với cơ chế thị trường, từ đó dần nâng cao hiệu quả hoạt động, phục vụ thúc đẩy phát triển KT-XH của tỉnh.

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CỦA TRUNG TÂM ỨNG DỤNG

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các giải pháp thúc đẩy hoạt động của trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ địa phương theo cơ chế tự chủ (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)