10. Kết cấu của luận văn
2.1. Hiện trạng của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Thái Bình
2.1.3. Hoạt động của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Thái Bình trong
Bình trong giai đoạn 2008-2012
Theo cơ cấu chức năng, nhiệm vụ quy định khi thành lập Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Thái Bình, hoạt động chính của Trung tâm là:
- Các hoạt động dịch vụ phục vụ quản lý nhà nước về KH&CN: Chủ động lồng ghép các nội dung thực hiện nhiệm vụ KH&CN với việc xúc tiến thị trường, tạo dựng thương hiệu cho sản phẩm của đơn vị. Đẩy mạnh công tác dịch vụ, thương mại hoá công nghệ.
- Tăng cường tiềm lực KH&CN: Thực hiện dự án đầu tư tăng cường tiềm lực, có được hạ tầng kỹ thuật đủ điều kiện thực hiện các đề tài, khảo nghiệm, thử nghiệm, sản xuất thử, xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ KH&CN.
- Các hoạt động về thực hiện đề tài, dự án: Tích cực tham gia thực hiện và đề xuất các nhiệm vụ KH&CN chủ yếu tập trung ở các lĩnh vực như CNSH, nông nghiệp, thuỷ sản, công nghệ năng lượng mới, vật liệu mới.
- Các hoạt động về ứng dụng công nghệ: Tăng cường hơn nữa khả năng nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ KH&CN vào trong sản xuất và đời sống với quy mô và hiệu quả cao hơn.
- Tổ chức xây dựng, lắp đặt và chế tạo thiết bị, sản xuất các sản phẩm hoặc thực hiện các công trình phục vụ sản xuất và đời sống sau khi nghiên cứu thành công hoặc nhận chuyển giao công nghệ từ các tổ chức khoa học công nghệ trong và ngoài nước.
- Tổ chức các hoạt động tiếp thị, giới thiệu sản phẩm, sản xuất kinh doanh, thương mại hoá các sản phẩm khoa học và công nghệ, các sản phẩm công nghệ sinh học; trao đổi và mua bán các sản phẩm để phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội theo đúng quy định của pháp luật.
- Hợp tác với các tổ chức và cá nhân trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Thực hiện hợp tác quốc tế liên quan đến lĩnh vực ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ.
Hoạt động KH&CN trong giai đoạn 2008-2012 của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Thái Bình thể hiện cụ thể qua các nội dung sau:
a. Hoạt động chuyên môn nghiệp vụ phục vụ công tác quản lý nhà nước về KH&CN
* Khảo nghiệm, thử nghiệm, hoàn thiện công nghệ:
Trước khi đưa một công nghệ, một tiến bộ kỹ thuật, giống cây, con mới là kết quả của các đề tài dự án, được tiếp nhận chuyển giao vào thực tế sản suất và đời sống trên địa bàn tỉnh Thái Bình cần thiết được khảo nghiệm, thử nghiệm để xem có phù hợp với điều kiện của địa phương hay không, từ đó rút ra những thông tin cần thiết, những cải tiến nhằm hoàn thiện các quy trình kỹ thuật, công nghệ, sản phẩm để tránh những rủi ro, nâng cao hiệu quả của việc ứng dụng, áp dụng.
* Tập huấn, phổ biến kỹ thuật:
Công tác tập huấn, phổ biến kỹ thuật nhằm nâng cao kiến thức, nhận thức cho người lao động, năng lực cho cán bộ cơ sở, kỹ năng cho người sản xuất đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp về các phương pháp sản xuất, canh tác mới, phù hợp đạt hiệu quả cao. Đồng thời giúp người dân tiếp cận được với các tiến bộ KH&CN mới nâng cao chất lượng, năng suất lao động, lao động an toàn, tạo ra các sản phẩm an toàn có tính hàng hóa cao.
* Triển khai ứng dụng:
Từ các kết quả đạt được qua công tác tiếp nhận chuyển giao công nghệ, khảo nghiệm, thử nghiệm, hoàn thiện công nghệ, Trung tâm tiến hành công tác triển khai ứng dụng vào thực tế thông qua việc triển khai ứng dụng tại đơn vị hoặc phối hợp với các tổ chức, địa phương để triển khai đến với người dân nhằm giúp người dân tiếp cận được với những tiến bộ mới, công nghệ mới đã được địa phương hóa, hoàn thiện nhằm thúc đẩy năng xuất chất lượng, nâng cao đời sống nhân dân, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH của địa phương.
* Sản xuất thử nghiệm:
Sản xuất thử nghiệm với quy mô nhỏ những sản phẩm từ các công nghệ, các kết quả dự án khoa học được đánh giá có hiệu quả nhằm tạo ra các
sản phẩm hoàn chỉnh kết hợp công tác thị trường trước khi sản xuất mang tính công nghiệp hoặc chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp để sản xuất đại trà, sản xuất công nghiệp.
b. Thực hiện đề tài, nhiệm vụ KH&CN
Tình hình thực hiện đề tài, dự án KH&CN của Trung tâm trong giai đoạn 2008-2012 được thể hiện cụ thể qua bảng sau:
Bảng 2.3. Danh mục các đề tài, dự án KH&CN giai đoạn 2008-20129
TT Tên nhiệm vụ Thời gian - kinh phí
Quy mô
thực hiện Kết quả
1 Dự án Sản xuất khoai tây giống sạch bệnh tại Thái Bình trong khuôn khổ chương trình phát triển khoai tây Việt-Đức. 2008– 2009 300 triệu Nhân nhanh 40.000 củ khoai tây siêu bi và 2.000 cây giống khoai tây/năm, cung cấp cho các đơn vị thực hiện dự án Công nghệ sản xuất giống khoai tây sạch bệnh bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật 2 Tiếp nhận công nghệ sản xuất các chế phẩm vi sinh để ứng dụng trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ hải sản và xử lý phế thải nông nghiệp 2008 – 2009 150 triệu - Sản xuất 5 tấn chế phẩm Polymic và 5 tấn chế phẩm Vixura - Qui trình SX chế phẩm Polymic và Vixura - 02 mô hình ứng dụng Polymic - 01 mô hình ứng dụng Vixura 3 Xây dựng các mô hình
sản xuất giống, nuôi trồng và chế biến nấm hàng hoá trên quy mô diện rộng tại tỉnh Thái Bình 2008-2010 300 triệu Quy mô: 15 tấn giống nấm cấp III, 50 tấn nấm tươi các loại. Nhân rộng mô hình 10 tấn nấm tươi. – 01 mô hình SX giống cấp I, II và 03 mô hình SX giống cấp III - 05 mô hình nuôi trồng nấm. 4 Xây dựng mô hình nuôi trồng và sơ chế nấm tại 4 huyện Hưng Hà, Thái Thụy, Quỳnh phụ, Vũ Thư.
2009-2010 250 triệu
Quy mô 01 mô hình: 50 tấn nấm tươi/năm, sơ chế 25 tấn/năm Đã xây dựng - 04 mô hình nuôi trồng và sơ chế nấm. 5 Xây dựng mô hình sản xuất và sử dụng chế 2010-2012 150 triệu mô hình sản xuất chế phẩm bảo vệ
phẩm sinh học trong sản xuất rau, quả an toàn thực vật sinh học dạng bón gốc và nấm có ích quy mô 100 tấn/năm. - 01 mô hình ứng dụng chế phẩm bảo vệ thực vật dạng bón gốc 6 Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhân giống và phát triển hoa lan Hồ điệp theo hướng sản xuất hàng hóa tại Thành phố Thái Bình
2010-2012 200 triệu
Mô hình sản xuất giống hoa lan Hồ Điệp quy mô
5000 cây
giống/năm
- Mô hình trồng hoa thương phẩm theo hướng công nghiệp
Tổng cộng 1.350 triệu
c.Thực hiện sản xuất, kinh doanh và dịch vụ
- Phối hợp với Trung tâm Tin học và Thông tin khoa học công nghệ thực hiện Đề án cung cấp phần cứng thiết bị tin học.
- Cung ứng vật tư khoa học kỹ thuật, cung cấp dụng cụ đo lường.
- Sản xuất cung ứng chế phẩm sinh học EM cho các tổ chức và cá nhân - Tư vấn xử lý nước sinh hoạt, xử lý nước thải công nghiệp, khí thải cho các đơn vị trong tỉnh có nhu cầu.
- Tư vấn chuyển giao công nghệ xử lý nước sinh hoạt, xử lý nước thải cho các cơ quan đơn vị có nhu cầu.
- Mở cửa hàng giới thiệu sản phẩm Nấm nhằm quảng bá phục vụ nhiệm vụ dự án.
Các sản phẩm trong giai đoạn từ năm 2008 đến 2012 do Trung tâm có được, làm chủ thông qua các dự án KH&CN thực hiện có khả năng thương mại hóa bao gồm:
* Sản phẩm của dự án nấm Trung ương
+ Các sản phẩm nấm tươi, nấm cấp đông, nấm khô các loại nấm sò, nấm mỡ, nấm rơm và nấm linh chi;
+ Công nghệ trong sản xuất giống nấm, nuôi trồng, chế biến nấm và công nghệ xử lý phế thải tự nuôi trồng nấm làm phân bón.
* Sản phẩm của dự án nuôi cấy mô tế bào
+ Công nghệ nuôi cấy mô tế bào một số loại cây có giá trị kinh tế cao như chuối, khoai tây, các loại hoa lan…
+ Giống khoai tây sạch bệnh chất lượng cao;
+ Giống hoa lan nuôi cấy mô các loại: Lan Hồ Điệp, Van Đa,….
* Các chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật bón gốc và bón lá: Nấm Metarhizium anisopliea, nấm Beauveria bassiana phòng trừ một số loại sâu bọ trên cây trồng.
* Các chế phẩm sinh học: EM: EM1, EM5 phục vụ sản xuất nông nghiệp sạch, xử lý môi trường nông nghiệp, khử mùi, xua đuổi côn trùng, làm phân bón hữu cơ.
* Các sản phẩm khác: như Bokashi, Emic, Polimic, Vixura….phục vụ xử lý rơm rạ, phế thải nông nghiệp thành phân bón, xử lý môi trường ao, hồ nuôi cá, xừ lý nền đáy, xử lý môi trường nước thải.
* Các công nghệ: xử lý nước thải công nghiệp, mô hình xử lý nước sạch nông thôn, xử lý rác thải, thu gom và xử lý khí thải bằng công nghệ ô xi hoá khử.