Xác định lộ trình chuyển đổi theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các giải pháp thúc đẩy hoạt động của trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ địa phương theo cơ chế tự chủ (Trang 62 - 69)

10. Kết cấu của luận văn

3.3. Các giải pháp thúc đẩy hoạt động của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN

3.3.1. Xác định lộ trình chuyển đổi theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm

bộ KH&CN Thái Bình theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm

3.3.1. Xác định lộ trình chuyển đổi theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm nhiệm

Căn cứ thực trạng hoạt động của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Thái Bình hiện nay, để chuyển đổi hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, cần theo lộ trình sau:

- Xác định Trung tâm cần được chuyển đổi theo hình thức nào. Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN cần được xếp vào loại thứ nhất (Nghiên cứu

cơ bản,…, phục vụ quản lý nhà nước). Điều này được ghi bổ sung vào Nghị định 96 sửa đổi, bổ sung Nghị định 115;

- Phân tích, đánh giá tiềm năng, thực lực của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN để có lộ trình chuyển đổi cho hợp lý. Cần có một thời gian chuẩn bị để tăng cường tiềm lực;

- Phải xây dựng đề án chuyển đổi phù hợp, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Trong Đề án chuyển đổi sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, cần: + Xác định rõ thời điểm chuyển đổi và kế hoạch phát triển trong giai đoạn sau chuyển đổi;

+ Lộ trình thực hiện và xác định khả năng tự đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên;

+ Có kế hoạch để nhà nước đầu tư về cơ sở vật chất, nhân lực, kinh phí nhằm đảm bảo khả năng chuyển đổi;

+ Được Nhà nước chính thức giao tài sản, có thể sử dụng để liên doanh, liên kết, sử dụng cho sản xuất kinh doanh, chủ động thanh lý, chuyển nhượng tài sản;

+ Được cấp thẩm quyền chính thức ủy quyền thực hiện quyền làm chủ mọi mặt: thành lập hoặc giải thể đơn vị trực thuộc, bổ nhiệm, nâng lương cho cán bộ, cử cán bộ đi công tác nước ngoài, tuyển dụng và kỹ hợp đồng làm việc, chi tiêu hành chính...

Cũng cần nói thêm rằng, đến nay chưa có mẫu riêng cho Đề án kiện toàn. Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Thái Bình khi xây dựng Đề án vẫn phải có biến tấu, thay đổi tùy theo điều kiện cụ thể.

3.3.2. Chuyển đổi cơ cấu tổ chức, bộ máy

Hiện nay ở nước ta, nhiều tổ chức hoạt động KH&CN ở các cấp bao gồm nhiều loại hình khác nhau thuộc sở hữu nhà nước, tư nhân, phi chính phủ... Hàng năm, các đơn vị này thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu, ứng dụng KH&CN. Để các kết quả nghiên cứu được ứng dụng nhanh vào thực tiễn sản xuất và đời sống

tại địa phương thì vai trò của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN là rất quan trọng trong việc làm cầu nối trực tiếp chuyển giao những tiến bộ vào sản xuất góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH của địa phương.

Tuy nhiên thực tiễn hoạt động của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Thái Bình trong những năm qua cho thấy nhiều mặt hạn chế trong hoạt động và những vấn đề cần phải khắc phục trong đó có vấn đề tổ chức và hoạt động. Chính vì yêu cầu phải nâng cao hiệu quả hoạt động, nhận thấy với cơ cấu tổ chức, bộ máy như hiện tại sẽ khó đáp ứng được yêu cầu đề ra do đó cần thiết phải có có các giải pháp nhằm chuyển đổi tổ chức bộ máy của đơn vị.

a. Trình tự chuyển đổi cơ cấu tổ chức, bộ máy

Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Thái Bình khi thực hiện chuyển đổi cần theo trình tự cơ bản như sau:

- Phổ biến, quán triệt nội dung cơ bản của Nghị định 115/2005/NĐ-CP và các văn bản liên quan đến toàn thể cán bộ, viên chức trong đơn vị, làm cho mọi cán bộ hiểu đúng và có quyết tâm.

- Thống nhất trong Lãnh đạo, cấp uỷ và công đoàn về chủ trương, thời hạn chuyển đổi và định hướng phát triển của đơn vị trong giai đoạn quá độ chuyển đổi đến 2015 và 2020.

- Xây dựng Đề án chuyển đổi theo hướng dẫn của Bộ KH&CN. - Dự thảo Điều lệ tổ chức và hoạt động của đơn vị.

- Báo cáo Đề án chuyển đổi tại Hội nghị toàn thể cán bộ, viên chức của đơn vị. Nghị quyết thông qua Đề án của Hội nghị toàn thể cán bộ viên chức của đơn vị chỉ có giá trị khi được trên 2/3 tổng số cán bộ, viên chức tán thành.

- Xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ.

- Trình Đề án chuyển đổi lên cơ quan chủ quản đúng thời hạn. - Khi được phê duyệt, triển khai thực hiện các nội dung của Đề án. b. Lựa chọn mô hình tổ chức của Trung tâm

Hiện tại, trong mạng lưới các tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học, chuyển giao công nghệ địa phương có nhiều mô hình tổ chức, kết hợp các mảng công việc liên quan chức năng, nhiệm vụ tương ứng được giao. Tên gọi chủ yếu là

“Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN”, ngoài ra còn có các tên Trung tâm Ứng dụng và Dịch vụ KH&CN, Trung tâm Thông tin và Ứng dụng KH&CN. Chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị này có các loại:

- Ứng dụng tiến bộ, chuyển giao công nghệ + Thông tin KH&CN; - Ứng dụng tiến bộ, chuyển giao công nghệ + Kiểm nghiệm;

- Ứng dụng tiến bộ, chuyển giao công nghệ + Thông tin KH&CN + Kiểm nghiệm;

- Ứng dụng tiến bộ, chuyển giao công nghệ; - Các hình thức kết hợp khác.

Mỗi mô hình đều có những ưu, nhược điểm, những khó khăn và thuận lợi nhất định, mô hình tối thiểu, gọn nhẹ sẽ dễ hoạt động, dễ quản lý, dễ hoàn thành nhiệm vụ nhưng phạm vi lại hẹp hơn. Ngược lại, nếu mô hình gồm nhiều mảng chức năng, chắc chắn việc quản lý sẽ khó hơn, nhưng bù lại đơn vị sẽ có nhiều tiềm lực, tiềm năng hơn.

Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Thái Bình cần chọn mô hình “Ứng dụng tiến bộ và chuyển giao công nghệ” để định hướng cho tổ chức và hoạt động của Trung tâm vì một số nguyên nhân sau:

- Hoạt động của Trung tâm trong thời gian kể từ khi thành lập đã đi theo hướng hoạt động này.

- Sở KH&CN đã kiện toàn bộ máy theo Thông tư 05/2008/TT-BKHCN- BNV ngày 18/06/2008 về hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các cơ quan chuyên môn về KH&CN thuộc UBND cấp tỉnh, huyện trong đó đã có Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN nên mảng thông tin KH&CN do đơn vị này thực hiện.

- Chi cục Tiêu chuẩn- Đo lường-Chất lượng thuộc Sở KH&CN Thái Bình đã thành lập Trung tâm Kỹ thuật-Kiểm định-Kiểm nghiệm thuộc Chi cục nên mảng kiểm định, kiểm nghiệm và các hoạt động dịch vụ về đo lường thử nghiệm được quy định do đơn vị này chịu trách nhiệm.

Cũng phải lưu ý một vấn đề cốt lõi để lựa chọn mô hình là cơ cấu thế nào để Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN, ngoài việc thực hiện tốt nhiệm

vụ được giao (bằng kinh phí của Nhà nước) còn có điều kiện, có khả năng đưa dịch vụ, sản phẩm của mình ra thị trường tốt hơn để có nguồn thu ổn định và có thể tăng trưởng hàng năm.

c. Xây dựng chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức phù hợp với mô hình chuyển đổi

* Vị trí và chức năng:

Việc xác định vị trí, chức năng của Trung tâm rất quan trọng, nó sẽ quy định nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, nhân lực của đơn vị. Do chuyển đổi theo khoản 3 điều 4 của Nghị định 115 nên Trung tâm cần được quy định vị trí chức năng như sau:

- Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN Thái Bình trực thuộc Sở KH&CN Thái Bình, được UBND tỉnh quyết định thành lập là đơn vị sự nghiệp có thu. Trung tâm có chức năng lựa chọn và tổ chức nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN vào sản xuất và đời sống thúc đấy ứng dụng tiến bộ KH&CN vào phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.

- Trung tâm có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng để hoạt động theo quy định pháp luật.

* Nhiệm vụ và quyền hạn:

Dựa trên mục tiêu phát triển và những vấn đề đặt ra trong thực tiễn, để Trung tâm mở rộng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn trong các lĩnh vực KH&CN bao gồm: nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ, chuyển giao công nghệ, dịch vụ KH&CN…, cần thiết sửa đổi bổ sung để hoàn thiện nhiệm vụ như sau:

- Nghiên cứu, lựa chọn và chủ trì thực hiện các dự án và sản xuất thử nghiệm, các dự án chuyển giao công nghệ, các dự án phát triển kinh tế- xã hội các đề tài ứng dụng kỹ thuật tiến bộ có liên quan đến sản xuất và đời sống khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

- Chuyển giao các kết quả nghiên cứu khoa học, kỹ thuật tiến bộ, các công nghệ mới đã được kết luận và áp dụng thành công, có hiệu quả ở một số nơi trong nước và thế giới vào địa phương.

- Xây dựng các mô hình trình diễn về ứng dụng công nghệ mới, các kỹ thuật tiến bộ, phổ biến nhân rộng nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của tỉnh.

- Tổ chức thực hiện dịch vụ về hội thảo, hội nghị khoa học, triển lãm khoa học, công nghệ vào đào tạo chuyển giao công nghệ.

- Ký kết và triển khai thực hiện các hoạt động hợp tác đầu tư, liên doanh sản xuất có liên quan đến chức năng của trung tâm.

- Tham mưu tư vấn trong việc ký kết, triển khai thực hiện các chương trình hợp tác đầu tư, liên doanh sản xuất thuộc thẩm quyền các cơ quan cấp trên theo yêu cầu.

- Hợp tác ứng dụng KH&CN trong và ngoài nước.

- Thực hiện các dịch vụ trong lĩnh vực khoa học, công nghệ phục vụ nhu cầu nghiên cứu, nhu cầu sản xuất, đời sống và quản lý, bao gồm:

+ Dịch vụ khảo sát, đầu tư liên doanh để ứng dụng khoa học và phát triển công nghệ.

+ Dịch vụ đại lý, đại diện cho các tổ chức kinh tế, tổ chức KH&CN. - Thực hiện các dịch vụ KH&CN khác như:

+ Tổ chức thực hiện các Dự án sản xuất, chuyển giao và nhân rộng các kết quả của các đề tài nghiên cứu của Dự án phát triển KH&CN và các đề tài thực nghiệm.

+ Lựa chọn các tiến bộ kỹ thuật mới và tổ chức khảo nghiệm để hoàn thiện qui trình kỹ thuật phù hợp với điều kiện địa phương.

+ Tổ chức nghiên cứu, chế tạo cải tiến công nghệ, xây dựng lắp đặt các thiết bị, sản xuất các sản phẩm hoặc công trình phục vụ sản xuất và đời sống sau khi nghiên cứu thành công hoặc nhận chuyển giao công nghệ từ các tổ chức KH&CN khác.

+ Thực hiện dịch vụ trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ, tư vấn KH&CN, Sở hữu trí tuệ và bảo vệ môi trường… tổ chức đào tạo nghiệp vụ KH&CN.

+ Tư vấn, giám định và phản biện về KH&CN, tham gia thẩm định các dự án đầu tư có liên quan đến KH&CN.

+ Quảng cáo, giới thiệu và cung cấp các ấn phẩm, sản xuất máy móc, thiết bị công cụ tiên tiến phục vụ sản xuất và tiêu dùng.

- Quản lý, tổ chức, cán bộ viên chức, tài chính, tài sản của đơn vị theo phân công, phân cấp theo qui định của Nhà nước.

- Thực hiện nhiệm vụ khác theo phân công của Sở KH&CN.

Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy của

Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN khi chuyển đổi * Cơ cấu tổ chức bộ máy và biên chế:

- Lãnh đạo trung tâm: Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN có Giám đốc và không quá 02 phó Giám đốc.

- Trung tâm có 04 phòng chuyên môn nghiệp vụ bao gồm: Phòng Hành chính – Tổng hợp; Phòng Dịch vụ, Tư vấn và chuyển giao (có Khu giới thiệu

GIÁM ĐỐC Phó GĐ Phó GĐ Phòng Tổng hợp- Hành chính Phòng Dịch vụ- Tƣ vấn và chuyển giao công nghệ Phòng Công nghệ sinh học Khu Giới thiệu sản phẩm KH&CN Phòng Nghiên cứu – Triển khai Trạm Sản xuất thử nghiệm

các sản phẩm KH&CN); Phòng Công nghệ sinh học; Phòng Nghiên cứu triển khai; Trạm sản xuất, thực nghiệm (là một bộ phận thuộc sự quản lý của phòng Nghiên cứu, triển khai).

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các giải pháp thúc đẩy hoạt động của trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ địa phương theo cơ chế tự chủ (Trang 62 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)