Kinh nghiệm về hoạt động tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các giải pháp thúc đẩy hoạt động của trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ địa phương theo cơ chế tự chủ (Trang 35 - 40)

10. Kết cấu của luận văn

1.4 Một số kinh nghiệm về hoạt động tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ

1.4.1. Kinh nghiệm về hoạt động tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức

tổ chức KH&CN ngoài nước

Xu hướng chung trong khu vực và trên thế giới là tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các tổ chức KH&CN và mỗi nước thực hiện theo các cách khác nhau, phù hợp với điều kiện xã hội, giáo dục, kinh tế của từng nước. Việt Nam không nên “bê nguyên” một mô hình nào nhưng hoàn toàn có thể rút ra những đặc điểm làm bài học cho mình. Có thể tóm gọn vào 3 nội dung chính như sau:

* Một là xu hướng tăng quyền tự chủ cho các tổ chức KH&CN:

Trong thời gian gần đây, Hàn Quốc là một trong nhiều nước trong khu vực Châu Á rất quan tâm đến việc xây dựng một môi trường hoạt động linh hoạt cho các tổ chức KH&CN. Đặc điểm nổi bật trong hoạt động của các tổ chức KH&CN ở Hàn Quốc nhất đó là thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm một cách triệt để. Một nhà quản lý dự án sẽ là người kiểm soát từng dự án KH&CN và được trao quyền hành tương đối tự do trong việc phân bổ các nguồn lực. Nhà nước sẽ đánh giá kết quả thực hiện dựa trên các mục tiêu thực hiện đề tài, dự án. Từ năm 2008, Hàn Quốc với khoản kinh phí cho hoạt động KH&CN vào khoảng 53 tỷ USD/năm5, cũng đã thí điểm việc tăng cường tự chủ nói chung và tự chủ tài chính nói riêng cho các tổ chức KH&CN. Một số tổ chức KH&CN có uy tín được trao quyền nhiều hơn trong các quyết định tài chính.

Người đứng đầu các tổ chức KH&CN tại Hàn Quốc được trao toàn bộ trách nhiệm về quản lý và điều hành tổng thể; trong đó bao gồm việc lựa chọn thực hiện các đề tài nghiên cứu, giám sát và phân bổ kinh phí để thực hiện các mục tiêu của đề tài. Mỗi một đề tài KH&CN được thực hiện một cách độc lập, sử dụng các hệ thống quản lý theo các mục tiêu dựa vào trách nhiệm độc lập

5: Theo báo cáo số liệu của Bộ KH&CN ngày 08/3/2013 tại Hội nghị toàn quốc triển khai chiến lược phát triển KH&CN giai đoạn 2011-2020

của các giám đốc. Các giám đốc dự án có quyền sắp xếp các đề tài cụ thể, thành lập các nhóm nghiên cứu, phân bổ kinh phí thực hiện nghiên cứu và đánh giá, giám sát tiến độ thực hiện.

Để nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức KH&CN, Chính phủ Hàn Quốc và đại diện là cơ quan chuyên trách sẽ đóng vai trò là cơ quan trung ương điều phối liên bộ về chính sách KH&CN và các hoạt động của tổ chức KH&CN, đồng thời giảm dần sự can thiệp của Nhà nước trong tiến trình thực hiện các chương trình, đề tài, dự án KH&CN của các tổ chức KH&CN.

Cũng như Hàn Quốc, Nhật Bản cũng là một quốc gia đẩy mạnh quyền tự chủ tài chính các tổ chức KH&CN với sự khuyến khích kiểu doanh nghiệp KH&CN. Các tổ chức KH&CN tại Nhật Bản đã được cởi mở hơn trong việc tiếp cận với nguồn kinh phí khoảng 140 tỷ USD/năm cho hoạt động KH&CN mà Chính phủ nước này đầu tư.

Singapore, nước được xếp vào hàng có thu nhập cao và nền công nghiệp dịch vụ phát triển nhất ở Đông Nam Á, cho phép các tổ chức KH&CN được tự chủ và khuyến khích các tổ chức này tìm kiếm các nguồn vốn khác, đặc biệt là doanh nghiệp hoạt động KH&CN kể từ năm 2006.

* Hai là không cho phép tự chủ hoàn toàn tất cả các mặt:

Hongkong (Trung Quốc) áp dụng tự chủ tài chính một phần trong các tổ chức KH&CN. Các tổ chức này có thể sở hữu, bán nhà cửa được hiến tặng hay tự đầu tư. Các tổ chức KH&CN được vay vốn từ ngân hàng thương mại và thị trường tài chính.

Một nước ở Đông Á có hoạt động KH&CN phát triển là Hàn Quốc lại có cơ chế khác. Các tổ chức KH&CN công lập ở nước này vẫn tiếp tục chịu sự hạn chế trong những lĩnh vực tài chính, mặc dù đã có một loạt cải cách diễn ra từ năm 2005. Ngược lại, các tổ chức KH&CN ngoài công lập lại được mở rộng tự chủ về tài chính.

Với Lào, nước được xếp vào nhóm có thu nhập thấp như Việt Nam, các tổ chức KH&CN có tiềm lực ở Lào được trao quyền tự chủ một phần. Cơ chế

tài chính được thiết lập cho phép các tổ chức này tự quản lý nguồn thu dưới sự giám sát của Nhà nước.

* Ba là tự chủ không có nghĩa là Nhà nước chấm dứt cấp kinh phí:

Tại Singapore, chính phủ vẫn cam kết là chủ thể cấp ngân sách cho hoạt động của các tổ chức KH&CN, các tổ chức KH&CN vẫn được trao quyền tự chủ hoàn toàn về nguồn nhân lực, kể cả ấn định mức lương.

Với các nước như Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc, Malaysia..., chính phủ trao quyền tự chủ tài chính cho một số tổ chức KH&CN dưới dạng phân bổ ngân sách công theo cơ chế tài trợ trọn gói, và cho phép các tổ chức này linh hoạt hơn trong hoạt động KH&CN. Các tổ chức này còn được điều chỉnh mức lương cơ bản của cán bộ.

Tuy nhiên, kể cả những tổ chức tự chủ vẫn bị hạn chế trong việc vay vốn thương mại và sở hữu tài sản. Ví dụ như ở Thái Lan, các tổ chức KH&CN tự chủ nhận ngân sách nhà nước thông qua chế độ phân bổ kinh phí trọn gói, được tự chủ trong xác định cơ chế quản lý và sử dụng nhân sự. Các tổ chức này cũng được quyền quản lý, sử dụng tài sản công.

Tương tự, các tổ chức KH&CN tự chủ ở Indonesia cũng được hưởng quyền tự chủ như ở Thái Lan. Về mặt pháp lý, các tổ chức này cũng đã thành công trong việc áp dụng một số loại hình ngân sách cạnh tranh.

Tuy nhiên, dù là tự chủ hoàn toàn hay một phần, điều quan trọng là giao quyền tự chủ phải gắn với việc tăng cường trách nhiệm giải trình của các tổ chức KH&CN, tăng cường giám sát của nhà nước và cộng đồng với các tổ chức KH&CN qua các tiêu chí cụ thể và minh bạch.

1.4.2. Kinh nghiệm về hoạt động tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN ở một số địa phương trong nước tổ chức KH&CN ở một số địa phương trong nước

Để thực hiện mục đích phát triển các tổ chức KH&CN ở địa phương nói chung, các Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN nói riêng, Chính phủ và các bộ, ngành chức năng đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho đơn vị này trong việc tổ chức công việc sắp xếp lại bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính để hoàn thành

nhiệm vụ được giao, phát huy mọi khả năng của đơn vị để cung cấp dịch vụ với chất lượng cao cho xã hội nhằm tăng nguồn thu nhằm từng bước giải quyết thu nhập cho người lao động.

a. Kinh nghiệm của tỉnh Hải Dương

Ngày 13/9/2006 UBND tỉnh Hải Dương đã ban hành Quyết định số 3154/2006/QĐ-UBND Về việc phê duyệt Đề án "Chuyển đổi Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm". Trung tâm đã thực hiện việc lựa chọn, chuyển giao và ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, cung cấp các dịch vụ và tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh, đây cũng là những nội dung mới, rất cần thiết cho sự phát triển bền vững hoạt động KH&CN của Trung tâm.

* Về nguồn nhân lực:

Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Hải Dương căn cứ theo Quyết định số 2647/QĐ-UBND ngày 19/9/2011 của UBND tỉnh Hải Dương về việc quy hoạch phát triển nguồn nhân lực Hải Dương giai đoạn 2011-2020, thu hút và sử dụng nguồn nhân lực với quan điểm phát triển nguồn nhân lực phải thực hiện song song 2 nhiệm vụ cơ bản là xây dựng đội ngũ lao động chất lượng cao đi đôi với sử dụng, tạo việc làm ổn định cho Trung tâm. Nguồn nhân lực của Trung tâm được bố trí, sử dụng đúng chuyên môn, khả năng nghề nghiệp; được đơn vị tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để phát huy trình độ, năng lực, sở trường và trưởng thành trong công tác. Theo đó, căn cứ năng lực thực tế nguồn nhân lực của Trung tâm, được ưu tiên trong xét chọn làm chủ nhiệm các đề tài, dự án khoa học và công nghệ của các cấp trên địa bàn.

* Về định hướng hoạt động chính:

Trung tâm chủ trương thực hiện các nhiệm vụ chính căn cứ theo tình hình KT-XH ở địa phương, định hướng phát triển KH&CN của tỉnh, các hoạt động chính bao gồm:

- Tổ chức nghiên cứu ứng dụng và áp dụng các thành tựu khoa học và công nghệ trong và ngoài nước vào lĩnh vực sản xuất, đời sống và bảo vệ môi trường;

- Tổ chức thực hiện các chương trình, đề tài, dự án sản xuất thử, chuyển giao và nhân rộng các kết quả trong sản xuất và đời sống;

- Lựa chọn các tiến bộ kỹ thuật, tổ chức khảo nghiệm để hoàn thiện qui trình kỹ thuật đối với sản phẩm mới, giống cây trồng, vật nuôi mới;

- Giới thiệu và kinh doanh các sản phẩm tiến bộ khoa học và công nghệ đã được kết luận phục vụ sản xuất và đời sống.

* Về công tác đầu tư nâng cao tiềm lực cơ sở vật chất:

Trung tâm đã đầu tư tăng cường tiềm lực KH&CN với các dự án tập trung vào các lĩnh vực mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác chuyên môn, xây dựng phòng kiểm nghiệm-kiểm định, công nghệ sinh học, khu trình diễn KHCN, khu sản xuất thực nghiệm, xây dựng cơ sở đào tạo tập huấn.

b. Kinh nghiệm của tỉnh Đồng Nai

Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ Đồng Nai là một tổ chức KH&CN công lập, hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 115 đã được UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt tại Quyết định số 1546/QĐ-UBND ngày 15/05/2008 về việc phê duyệt đề án số 01/ĐA-UDC về chuyển đổi tổ chức và hoạt động của Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ thuộc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Nai. Trung tâm thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực KH&CN do Sở KH&CN quản lý; các nhiệm vụ do nhà nước giao trực tiếp, các tổ chức, cá nhân đặt hàng; các nhiệm vụ thông qua tuyển chọn, đấu thầu; kinh doanh phù hợp với lĩnh vực của Trung tâm theo quy định.

* Về nguồn nhân lực:

Căn cứ Chương trình tổng thể đào tạo phát triển nguồn nhân lực tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011 – 2015 (ban hành kèm theo quyết định số 2361/QĐ- UBND ngày 21/9/2011 của UBND tỉnh Đồng Nai), Trung tâm Đồng Nai đã đưa ra các chương trình đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển

hoạt động KH&CN theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm của Trung tâm như: Đào tạo sau đại học, đào tạo cho cán bộ nữ, đào tạo nâng cao trình độ tin học và ngoại ngữ cho các cán bộ của trung tâm...Các chương trình đào tạo được triển khai ban đầu được nhận định là đúng đắn, phù hợp với yêu cầu phát triển của Trung tâm.

* Về định hướng hoạt động chính:

- Tổ chức nghiên cứu, thực hiện các chương trình, đề tài KH&CN

- Thực hiện các hợp đồng chuyển giao công nghệ, nghiên cứu khoa học; xây dựng - triển khai hoặc liên kết xây dựng - triển khai dự án khu công nghệ cao, dự án nghiên cứu - thử nghiệm; triển khai ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, các công nghệ mới, các sản phẩm mới

- Đào tạo, tư vấn áp dụng mô hình quản lý năng lượng tiên tiến và tư vấn thực hiện biện pháp tiết kiệm năng lượng đối với cơ sở sử dụng năng lượng; Cung cấp thông tin, quảng bá về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; thử nghiệm các sản phẩm sử dụng năng lượng và các dịch vụ khác về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

* Về công tác đầu tư nâng cao tiềm lực cơ sở vật chất:

Trung tâm đã tập trung đầu tự nâng cao tiềm lực cơ sở vật chất bao gồm: Mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác chuyên môn, xây dựng khu sản xuất – thử nghiệm để triển khai các chương trình ứng dụng, khảo nghiệm, trình diễn các mô hình, công nghệ, sản xuất thực nghiệm, xây dựng cơ sở đào tạo tập huấn. Bước đầu, cơ sở vật chất của Trung tâm đã có sự chuyển biến rõ rệt, nâng cao thế mạnh của Trung tâm, đáp ứng yêu cầu để thực hiện các đề tài, nhiệm vụ KH&CN, củng cố cho sự phát triển theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các giải pháp thúc đẩy hoạt động của trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ địa phương theo cơ chế tự chủ (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)