10. Kết cấu của luận văn
3.3. Các giải pháp thúc đẩy hoạt động của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN
3.3.4. Chuyển đổi hoạt động KH&CN
Tự chủ và tự chịu trách nhiệm đối với các tổ chức KH&CN nói chung và của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN nói riêng là nhằm tăng cường gắn kết nghiên cứu với sản xuất, nâng cao khả năng khai thác năng lực của các tổ chức KH&CN. Để thực hiện tốt lộ trình tiến tới tự chủ, tự chịu trách nhiệm cần có những định hướng đổi mới trong hoạt động của các tổ chức KH&CN: Gắn kết nghiên cứu với sản xuất trên cơ sở phát huy tính chủ động thực sự của tổ chức KH&CN, gắn kết nghiên cứu với sản xuất thông qua thống nhất giữa lợi ích và ý thức trách nhiệm của bản thân các tổ chức KH&CN, tăng cường tiềm lực KH&CN trên cơ sở phát huy toàn diện các mặt, phát huy năng lực của tổ chức KH&CN,...
a. Nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN
* Hoạt động phục vụ quản lý nhà nước:
Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN là một đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở KH&CN và phương án chuyển đổi của đơn vị theo khoản 3, điều 4 của Nghị định 115 nên trong hoạt động của đơn vị phải xác định nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng nhất của đơn vị là thực hiện nhiệm vụ hàng năm và nhiệm vụ đột xuất do Sở KH&CN giao.
Trước khi chuyển đổi, Trung tâm cũng thực hiện các nhiệm vụ trên tuy nhiên theo phương thức giao kinh phí hoạt động thường xuyên theo số biên chế được giao hàng năm. Phương pháp giao kinh phí này có nhiều nhược điểm khiến đơn vị hoạt động gần như bao cấp do vậy sau khi chuyển đổi hoạt động, Sở KH&CN sẽ cấp kinh phí hàng năm thông qua giao khoán đầu công việc đã được xây dựng dựa trên kế hoạch và dự toán được duyệt. Đơn vị tự chủ động sử dụng kinh phí thông qua trả lương khoán cho từng hạng mục công việc, như vậy đối với mỗi cán bộ, nhân viên đều cần có sự cố gắng trong công việc để nâng cao thu nhập của chính mình.
Để thuận lợi trong xây dựng kế hoạch của đơn vị và xác định rõ nhiệm vụ chính trị của mình, trong quá trình xây dựng đề án, phê duyệt lại chức năng nhiệm vụ đơn vị sẽ làm rõ các đầu nhiệm vụ phục vụ quản lý nhà nước để trình
tỉnh phê duyệt và xây dựng định mức kinh phí cho các đầu công việc đó, từ đó hàng năm sẽ có một nguồn kinh phí cấp ổn định cho các hoạt động này.
Các hoạt động cần đảm bảo cấp kinh phí thường xuyên bao gồm:
- Tập huấn kỹ thuật, hội nghị, hội thảo đầu bờ nhằm nâng cao kỹ năng, kiến thức, chuyển giao các tiến bộ KH&CN vào sản xuất, đời sống cho các đối tượng là nông dân.
- Duy trì hoạt động của phòng thí nghiệm công nghệ sinh học, phòng nuôi cấy mô tế bào nhằm nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ sinh học, tạo các giống cây mới từ nuôi cấy mô tế bào, bảo tồn giống và giữ gen các loại cây quý, hiếm mang tính đặc trưng của tỉnh.
- Tổ chức thử nghiệm, khảo nghiệm, xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ sinh học, các tiến bộ mới trong sản xuất nông nghiệp, trong bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng và sản xuất sạch hơn.
- Các hoạt động khác theo sự phân công của nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên, các nhiệm vụ đột xuất.
* Hoạt động dịch vụ:
Kinh phí nhà nước cấp cho các hoạt động phục vụ quản lý nhà nước chỉ đủ để có thể duy trì một phần hoạt động của đơn vị, do vậy để phát triển được, Trung tâm cần phải dựa vào các hoạt động dịch vụ để tạo ra các nguồn thu khác. Hoạt động dịch vụ của đơn vị hiện tại còn rất yếu do nhiều nguyên nhân từ con người, hạ tầng, đến điều kiện thị trường cũng như lĩnh vực hoạt động. Như vậy sau khi chuyển đổi cần phải đổi mới và khắc phục các vấn về trên thì mới nâng cao hiệu quả của hoạt động này.
- Nguyên tắc và tiếp cận triển khai hoạt động dịch vụ:
+ Xuất phát từ nhu cầu thị trường, tiến hành tất cả các hình thức, các sản phẩm dịch vụ khi có thể thực hiện và có lãi. Để đảm bảo có lãi, tất cả các sản phẩm, dịch vụ đều phải xuất phát từ nhu cầu thị trường, khả năng thực hiện của đơn vị. Muốn vậy đơn vị cần phải làm tốt khâu marketing sản phẩm, dịch vụ, cần đặc biệt quan tâm tăng cường cán bộ có kiến thức về kinh tế và marketing, đây là vấn đề này lâu nay ít được chú trọng.
+ Chú trọng triển khai và phát huy sản phẩm, tiềm năng sẵn có, ví dụ như những sản phẩm đã được Nhà nước giao khoán nhiệm vụ, các sản phẩm có được từ việc thực hiện các đề tài, dự án KH&CN, các sản phẩm do đơn vị tự khai thác và đã có sản phẩm ở mức độ nhất định, chúng ta chỉ làm thêm giá trị gia tăng hoặc tăng số lượng.
+ Trong thời gian trước mắt, chọn ưu tiên những sản phẩm, dịch vụ dễ làm, có thể làm ngay mà không cần đầu tư tiềm lực nhiều.
+ Về lâu dài, phát triển những sản phẩm, dịch vụ có tiềm năng phù hợp thế mạnh của Trung tâm. Những sản phẩm thế mạnh là những sản phẩm mà các đơn vị ở các ngành khác, địa phương khác khó có thể cạnh tranh.
- Các hướng dịch vụ, sản phẩm cần quan tâm nhất: + Dịch vụ tập huấn, đào tạo kỹ thuật.
Tập huấn và đào tạo kỹ thuật là một tiềm năng lớn cần được khai thác bởi lợi thế của đơn vị bởi vì khi thực hiện các nhiệm vụ KH&CN, các dự án, đề tài có các công nghệ mới, các tiến bộ kỹ thuật mới được tổ chức khảo nghiệm, thử nghiệm hoặc xây dựng mô hình trình diễn cho nên nếu kết hợp trong quá trình đào tạo tập huấn rất tốt vì ngoài lý thuyết các học viên sẽ được thực tập thực tế ngay tại các mô hình. Với điều kiện hạ tầng và trang thiết bị khoa học của Trung tâm đã có hoặc sẽ được đầu tư trong thời gian tới thì các học viên được tiếp cận mới các trang thiết bị hiện đại mà ít đơn vị trong tỉnh có được.
+ Dịch vụ chuyển giao công nghệ
Chuyển giao công nghệ vừa là nhiệm vụ của đơn vị vừa là lĩnh vực dịch vụ nếu biết khai thác sẽ tạo nguồn thu đáng kể bởi vì nhu cầu về đổi mới công nghệ ngày một tăng để đáp ứng các thay đổi về nhu cầu của thị trường. Trong một thị trường rất khó lường và phức tạp như mua bán công nghệ thì các doanh nghiệp rất cần một đơn vị tin tưởng được để làm trung gian trong môi giới, đàm phán hoặc tư vấn để tránh những rủi ro trong mua bán. Ngoài việc thực hiện các hợp đồng môi giới, tư vấn chuyển giao công nghệ, đơn vị cũng cần phải sở hữu, làm chủ một số công nghệ mới theo nhu cầu của thị trường và
nhiều đối tượng cần để tổ chức chuyển giao thứ cấp kết hợp với đào tạo tập huấn.
+ Dịch vụ cung cấp vật tư khoa học
Hiện nay nhu cầu thị trường về các vật tư kỹ thuật, các trang thiết bị khoa học ngày càng cao ví dụ như các vật tư hoá chất, các thiết bị đo lường thử nghiệm, các giống cây, giống con mới phục vụ trong các lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp. Lĩnh vực này trước đây là thế mạnh của đơn vị do đó cần được quan tâm để phục hồi lại.
+ Dịch vụ cung cấp các sản phẩm KH&CN
Hoạt động này mang lại rất nhiều lợi ích bởi vì các sản phẩm của đơn vị cung cấp thường là các sản phẩm sạch như các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, nấm ăn, nấm dược liệu, rau sạch.... các loại chế phẩm sinh học an toàn như phân bón hữu cơ, phân bón vi sinh, vi lượng, thuộc bảo vệ thực vật sinh học, các chế phẩm kích thức phân huỷ, cải tạo đất, cải tạo môi trường... Việc cung cấp các sản phẩm này có nhiều tác dụng như: Quảng bá được các sản phẩm an toàn bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ môi trường giúp người dân dần có ý thức trong việc sử dụng các sản phẩm sạch và góp phần làm giảm các sản phẩm có nhiều tác dụng phụ cung cấp trên thị trường; Góp phần đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng, nhân nhanh kết quả các đề tài, dự án đưa các sản phẩm của các dự án hiệu quả vào thực tế sản xuất, thu gắn khoảng cách giữa nghiên cứu và thực tế; Giúp đơn vị có nguồn thu nhất định thông qua các hoạt động này, đảm bảo một phần đầu ra nhằm đẩy mạnh lĩnh vực sản xuất của đơn vị.
- Tăng cường marketing:
Ở Thái Bình thị trường KH&CN chưa phát triển (mới chủ yếu là thị trường dịch vụ công). Mặc dù vậy do chưa chú trọng khâu marketing sản phẩm. Qua kinh nghiệm của các tỉnh, xuất phát từ sự cần thiết thực tế cho thấy rằng đơn vị cần đặc biệt tăng cường công tác marketing, từ đó có thể nắm bắt được thị trường và có cơ sở để điều chỉnh hoạt động, nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc tạo lập sản phẩm mới một cách kịp thời, hiệu quả.
Các phương án tăng cường marketting bao gồm:
+ Lập trang Web chào bán sản phẩm cũng là một việc cần phải sớm thực hiện, nhất là trong bối cảnh phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin và truyền thông. Công cụ này sẽ cung cấp thông tin đầy đủ về sản phẩm, từ đó có thể vươn xa ra các thị trường khác.
+ Cần có một số công nghệ chủ đạo, phù hợp với nhu cầu thị trường và cần có một số sản phẩm khoa học có chất lượng tốt mang tính đặc trưng và độc đáo nhằm quảng bá phát triển nâng cao tính thương mại của sản phẩm.
+ Xây dựng sàn giao dịch công nghệ, thiết bị, nhân lực khoa học, vốn đầu tư đổi mới công nghệ làm nơi tổ chức các giao dịch KH&CN trong tỉnh cũng như các tỉnh khác góp phần thúc đẩy và hình thành thị trường chuyển giao KH&CN của tỉnh.
+ Tham gia các hội chợ triển lãm, chợ công nghệ và thiết bị, các sàn giao dịch công nghệ được tổ chức hàng năm.
+ Xây dựng thị trường KH&CN trong tỉnh thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ công ích được nhà nước giao.
+ Phát huy có hiệu quả chuyên mục về KH&CN được phát sóng trên Đài Phát thanh và Truyền hình.
b. Đầu tư xây dựng, duy trì cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật
* Các hạng mục đầu tư:
Cơ sở vật chất hạ tầng là một điều kiện thiết yếu phục vụ cho hoạt động của một đơn vị. Đối với Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Thái Bình để làm cơ sở cho chuyển đổi Trung tâm đã xây dựng dự án đầu tư cơ sở hạ tầng và đã được tỉnh đã phê duyệt dự án đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật ở mức đủ "ngưỡng". Cơ sở vật chất đó bao gồm:
- Trụ sở hoặc diện tích làm việc ở mức độ đủ để hoạt động; - Điều kiện làm việc, trang thiết bị văn phòng;
- Phòng thí nghiệm CNSH, bệnh cây; - Phòng nuôi cấy mô tế bào thực vật; - Xưởng sản xuất thử nghiệm;
- Nhà lưới cấp 1 thực hành nông nghiệp công nghệ cao; - Khu sản xuất giống nấm, nuôi trồng nấm;
- Vườn thực nghiệm nông nghiệp; - Ao thực nghiệm thuỷ sản.
Với sự đầu tư này, về hạ tầng của đơn vị đã đảm bảo điều kiện để thực hiện các hoạt động phục vụ quản lý nhà nước, còn các hoạt động dịch vụ khác có liên quan đến nhiều yếu tố đặc biệt là các yếu tố khách quan.
* Nguồn kinh phí và phương thức:
- Nguồn 1: Đối với những hạng mục đầu tư lớn như trên đã được UBND tỉnh cho phép sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển KH&CN do Trung ương cân đối hàng năm cho tỉnh và nguồn kinh phí đầu tư hàng năm của tỉnh.
- Nguồn 2: Đối với việc duy trì, sửa chữa nhỏ đưa vào nhiệm vụ cần được thực hiện bằng kinh phí hoạt động thường xuyên.
- Nguồn 3: Bổ sung các trang thiết bị, vật tư kỹ thuật cần thiết thông qua các hoạt động dịch vụ, các hoạt động thực hiện đề tài, dự án KH&CN hàng năm.
c. Đảm bảo kinh phí theo cơ chế mới của Nhà nước
Nguyên tắc chung để đảm bảo kinh phí theo cơ chế mới của Nhà nước đó là cấp và sử dụng đúng nguồn kinh phí. Cũng như các tổ chức KH&CN khác, kinh phí cấp cho Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN qua hai nguồn: Nguồn kinh phí đầu tư cơ bản; Nguồn kinh phí hoạt động sự nghiệp. Việc đảm bảo cấp và sử dụng kinh phí từ trước đến nay (kể cả khi theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm) luôn phải đúng nguồn. Cơ quan chủ quản cũng như đơn vị đều phải tuân thủ nguyên tắc sử dụng đúng nguồn, đúng mục đích. Ngoài ra cũng cần đảm bảo cấp kinh phí cho việc thực hiện một số nhiệm vụ đột xuất do yêu cầu của thực tiễn.
* Đảm bảo kinh phí đầu tư cơ bản:
Nhà nước đảm bảo kinh phí cho việc thực hiện các nhiệm vụ theo những đề án đầu tư cơ bản đã được các cơ quan thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định. Để được đầu tư, Trung tâm phải biết tiếp cận và xây dựng Đề án theo đúng mục đích và lộ trình đặt ra.
* Đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên:
Nhà nước đảm bảo kinh phí cho hoạt động thường xuyên, theo Nghị định 115, về cơ bản không thấp hơn năm 2005. Phương thức cấp kinh phí theo cơ chế mới là giao khoán theo nhiệm vụ, sản phẩm mà không theo biên chế như trước.
* Đảm bảo cấp kinh phí thực hiện những nhiệm vụ đột xuất:
Nhà nước đảm bảo kinh phí thực hiện những nhiệm vụ đột xuất cần thiết (theo phương thức đặt hàng giao nhiệm vụ của Nhà nước, ngành, địa phương). Những nhiệm vụ đột xuất, những sản phẩm, dịch vụ mà đơn vị phải phục vụ theo yêu cầu đột xuất (với mức độ, chất lượng, thời gian có thể khác đi so với nhiệm vụ thường xuyên).
Phương thức: Có hai hình thức là giao từ trên xuống (đặt hàng) hoặc đề xuất từ dưới lên và được phê duyệt (vào thời điểm xây dựng kế hoạch).
- Thực hiện nhiệm vụ đột xuất theo cơ chế hợp đồng giao nhiệm vụ, sản phẩm, có kiểm tra định kỳ, đột xuất, có nghiệm thu, thanh lý đúng theo quy định.
- Điều kiện: Nhà nước phải có những định mức, định giá hoặc quy chiếu tương xứng cho mỗi nhiệm vụ, sản phẩm, dịch vụ để có cơ sở xây dựng hợp đồng.
Việc thực hiện những nhiệm vụ đột xuất là cơ hội cho Trung tâm có thêm việc làm và tăng thu nhập cho cán bộ. Tổ chức nào có tiềm lực, được tổ chức tốt, có uy tín sẽ có nhiều cơ hội nhận những nhiệm vụ đột xuất hơn.
Kết luận chƣơng 3
Các giải pháp đưa ra giúp cho việc thực hiện việc chuyển đổi hoạt động KH&CN của Trung tâm theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm một cách đúng đắn, có lộ trình, phù hợp với thực tiễn, nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN của Trung tâm.
Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm sẽ được sửa đổi, bổ sung phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ mới, trong đó có việc phân định rõ các nhiệm vụ thường
xuyên do nhà nước giao nhằm phục vụ công tác quản lý nhà nước của đơn vị, nhiệm vụ giao đột xuất nhằm giải quyết các vấn đề của đơn vị.
Cơ cấu tổ chức, bộ máy của đơn vị được hoàn thiện, bố trí lại các phòng chức năng đảm bảo tính năng động để thực hiện các nhiệm vụ theo chức năng và nhiệm vụ được giao. Các bộ phận chức năng được xây dựng sẽ đảm bảo sự thống nhất trong việc phối hợp với các Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN khác và thống nhất trong thực hiện nhiệm vụ được giao.