10. Kết cấu của luận văn
2.2. Đánh giá hiện trạng của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Thái Bình
Thái Bình
a. Về cơ cấu tổ chức bộ máy
Từ tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt động của Sở KH&CN cho thấy rằng Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Thái Bình hiện này vẫn còn phụ thuộc quá nhiều vào cơ quan quản lý trực tiếp, chưa có sự chủ động trong quá trình hoạt động. Về mô hình tổ chức và phương thức hoạt động vẫn gặp phải nhiều bất cập, chưa được chủ động trong công tác tuyển dụng, chủ động trong kinh phí phục vụ công tác quản lý, công tác đầu tư, thực hiện nhiệm vụ, đề tài, dự án phù hợp với năng lực của Trung tâm.
b. Về nguồn nhân lực
Trong thời gian qua, mặc dù Trung tâm đã có được những thành tựu nhất định về chất lượng và số lượng nguồn nhân lực, nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều mặt yếu kém. Còn có khoảng cách khá xa so với các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp nước ngoài về mặt quản trị nguồn nhân lực, chưa đáp ứng được yêu cầu là nền tảng và động lực phát triển KT-XH của tỉnh.
Hiện nay, cán bộ lao động của Trung tâm không phải là do người sử dụng lao động (Giám đốc Trung tâm) tuyển dụng mà do Giám đốc Sở tuyển dụng hoặc đào tạo nên chưa thực sự bám sát yêu cầu công việc và công tác chuyên môn của đơn vị. Mặt khác vì được Sở ký hợp đồng tuyển dụng và làm việc như cán bộ quản lý nhà nước nên có rất nhiều điểm hạn chế như:
+ Hiệu quả chỉ đạo của Lãnh đạo Trung tâm đối với cán bộ, viên chức không cao.
+ Sức ì và khả năng làm việc của cán bộ viên chức kém do việc bao cấp không làm vẫn hưởng lương.
c. Về hoạt động chuyên môn nghiệp vụ phục vụ công tác quản lý nhà nước về KH&CN
* Công tác khảo nghiệm, thử nghiệm hoàn thiện công nghệ:
Hàng năm, đơn vị đã lựa chọn, xác định các sản phẩm, công nghệ tiến bộ đã được ứng dụng, áp dụng hiệu quả để khảo nghiệm, và tiến hành khảo
nghiệm thành công và đưa các công nghệ, sản phẩm này phục vụ công tác chuyển giao và hướng dẫn các hộ nông dân tự sản xuất để phục vụ nhu cầu sản xuất của mình. Tuy nhiên, số lượng sản phẩm, công nghệ tiến bộ được tiếp nhận, chuyển giao, đưa vào áp dụng có hiệu quả tới các hộ nông dân còn chưa nhiều, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển nông thôn mới hiện nay.
* Công tác tập huấn, phổ biến kỹ thuật:
Công tác tuyên truyền tập huấn mang ý nghĩa rất lớn phục vụ công tác quản lý nhà nước và phát triển hoạt động KH&CN của địa phương, không mang tính đến lợi nhuận nên được nhà nước hỗ trợ và giao cho Trung tâm tổ chức thực hiện. Mặc dù vậy nhưng số lượng các lớp mở ra chưa được nhiều, cần lựa chọn và tổ chức các lớp tập huấn theo nhu cầu và đặc điểm của từng vùng, để từng bước nâng cao nhận thức của người dân đối với việc ứng dụng công nghệ, sản xuất sạch và vệ sinh an toàn.
* Công tác triển khai, ứng dụng:
Các công nghệ do đơn vị tiếp nhận đã được phổ biến chuyển giao và ứng dụng đến các địa phương trong địa bàn tỉnh Thái Bình, nhiều công nghệ đã được thực hiện ở quy mô toàn tỉnh, mang lại lợi ích cho nhân dân và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Hiện nay, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN cần tập trung chủ yếu vào các ứng dụng về công nghệ sinh học tạo ra các giống cây mới, các chế phẩm, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật phục vụ sản xuất nông nghiệp, xử lý ô nhiễm, bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới.
* Công tác sản xuất, thử nghiệm:
Trong những năm qua, đơn vị đã tổ chức sản xuất thử nghiệm thành công nhiều loại sản phẩm có giá trị và hàm lượng chất xám cao, tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có điều kiện để sản xuất đại trà cũng như tổ chức thương mại hoá vì các sản phẩm của trung tâm là sản phẩm ứng dụng công nghệ sạch, chi phí cao nên nếu sản xuất quy mô nhỏ hoặc không có sự hỗ trợ của các ngành chức năng sẽ rất khó để thương mại hoá.
Số lượng đề tài, dự án, nhiệm vụ mà Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Thái Bình thực hiện trong giai đoạn 2008 – 2012 là còn chưa nhiều, một phần do tiềm lực của Trung tâm còn chưa đủ tiềm lực, một phần do cơ cấu tổ chức chưa được kiện toàn, chức năng nhiệm vụ còn hạn chế.
Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN cần triển khai đổi mới, phát triển toàn diện KH&CN. Trong đó có vấn đề quan trọng là đổi mới cách thức quản lý bằng việc tăng cường nhận thực hiện các đề tài, dự án KH&CN. Theo đó, đề xuất một cơ chế tài chính phù hợp nhằm sử dụng đúng mục đích và hiệu quả cho hoạt động KHC&CN; phấn đấu đến năm 2020 góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế, nâng cao giá trị sản phẩm công nghệ cao và ứng dụng công nghệ, tăng tốc độ đổi mới công nghệ, giá trị giao dịch trên thị trường công nghệ...
e. Về thực hiện sản xuất, kinh doanh và dịch vụ
Thị trường các sản phẩm của Trung tâm ngày càng bó hẹp, khách hàng tiềm năng của Trung tâm là nông dân, tuy nhiên đây là đối tượng có thu nhập thấp, nếu không có sự đầu tư hạ giá thành sản phẩm và một kế sách Maketting hợp lý thì các sản phẩm của Trung tâm sẽ khó có thể đứng vững trong thị trường.
Các sản phẩm của Trung tâm đa dạng, có chất lượng tốt, phục vụ cho sản xuất, đời sống, đảm bảo môi trường và sức khoẻ, tuy nhiên, các sản phẩm trên chưa thương mại hoá được do một số nguyên nhân:
+ Nhận thức của người dân về các sản phẩm chưa được nhiều đặc biệt là các sản phẩm từ công nghệ sinh học tốt nhưng thường có giá thành cao, hiệu quả thường chậm hoặc khó nhận thấy;
+ Công tác thương mại của đơn vị chưa tốt, mẫu mã sản phẩm không đẹp, không hấp dẫn người tiêu dùng, công tác quảng bá, tuyên truyền chưa sâu rộng đến công chúng. Chất lượng sản phẩm còn thiếu sự đồng đều và ổn định;
+ Hạ tầng để phục vụ sản xuất còn hạn chế, sản xuất được sản phẩm này thì mất sản phẩm khác;
+ Hệ thống phân phối sản phẩm chưa phát triển nên khó tiêu thụ. h. Về kinh phí hoạt động và cơ sở vật chất hạ tầng của Trung tâm
- Kinh phí hoạt động của Trung tâm còn phụ thuộc nhiều vào cơ quan chủ quản là Sở Khoa học và Công nghệ.
- Trang thiết bị để đáp ứng các yêu cầu thực hiện chức năng nhiệm vụ của đơn vị chưa được đầu tư rất nhiều. Do đó đơn vị không đủ cơ sở vật chất, hạ tầng để thực hiện theo yêu cầu của cơ chế quản lý mới, nâng cao hiệu quả hoạt động tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
Hiện nay, cơ sở vật chất hạ tầng còn hạn chế, gặp nhiều khó khăn trong việc phối hợp để triển khai việc thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, sản xuất các sản phẩm và tổ chức các hoạt động dịch vụ tạo nguồn thu, nâng cao hiệu quả hoạt động và thực hiện theo yêu cầu của cơ chế quản lý mới.
Về trang thiết bị, để đáp ứng các yêu cầu thực hiện chức năng nhiệm vụ của đơn vị thì đơn vị cần được đầu tư rất nhiều. Trang thiết bị hiện tại có được đều từ các dự án KH&CN như trang thiết bị phòng nuôi cấy mô tế bào, thiết bị phục vụ nuôi cấy giống nấm; trang thiết bị của dự án sản xuất chế phẩm Polimic. Một lượng lớn các trang thiết bị của sản xuất giống nấm, nuôi trồng, chế biến nấm do đơn vị không đủ hạ tầng để thực hiện việc xây dựng mô hình nên đã phải chuyển cho các đơn vị khác sử dụng.
Kết luận chƣơng 2
Hoạt động chuyên môn phục vụ công tác quản lý Nhà nước về KH&CN của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN giai đoạn 2008-2012 nhìn chung có nhiều biến chuyển, các hoạt động tuy nhiều nhưng chưa đa dạng, chưa thực sự đem lại hiệu quả cao. Hoạt động của Trung tâm vẫn còn bị tác động nhiều bởi các cơ chế hành chính trong hoạt động KH&CN, chưa phân loại được các nhiệm vụ KH&CN một cách rõ ràng, cơ sở vật chất hạ tầng chưa đảm bảo, hoạt động chuyên môn và thực hiện nhiệm vụ KH&CN chỉ thấy về số lượng, chưa thực sự đạt hiệu quả…
Cho đến nay, hoạt động của trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Thái Bình đều được bao cấp là chủ yếu. Nguồn kinh phí thu từ các sản phẩm, dịch vụ chiếm tỷ lệ nhỏ. Đây là một khó khăn lớn đối với đơn vị khi chuyển sang cơ chế mới theo Nghị định 115, khi muốn tăng nguồn thu (ngoài kinh phí thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước) để xây dựng các quỹ và điều quan trọng nhất là để tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho cán bộ, công nhân viên. Các yếu tố đã nêu ở trên cho thấy hoạt động KH&CN hiện tại chưa thể đáp ứng yêu cầu để Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Thái Bình phát huy hết chức năng vai trò và nhiệm vụ của mình. Trước thực tế đó, yêu cầu phải chuyển đổi là thực sự cần thiết cho sự phát triển và hoạt động KH&CN bền vững của Trung tâm.
CHƢƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KH&CN THÁI BÌNH THEO CƠ CHẾ TỰ CHỦ, TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM