Một số thuận lợi, khó khăn trong thực tiễn khi thực hiện chuyển đổi theo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các giải pháp thúc đẩy hoạt động của trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ địa phương theo cơ chế tự chủ (Trang 60 - 62)

10. Kết cấu của luận văn

3.2. Một số thuận lợi, khó khăn trong thực tiễn khi thực hiện chuyển đổi theo

chuyển đổi theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm

a. Những thuận lợi

Nghiên cứu kỹ tinh thần Nghị định 115 và những văn bản hướng dẫn Nghị định, đồng thời xem xét, đánh giá hiện trạng Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN, thấy việc chuyển đổi theo sang cơ chế mới có 3 thuận lợi chính, đó là:

- Các Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN là tổ chức phục vụ quản lý nhà nước và như vậy cần được xếp vào khoản 3, Điều 4 Nghị định 115, tức là thuộc diện “phục vụ quản lý nhà nước” và “được ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động thường xuyên theo nhiệm vụ được giao; được sắp xếp lại, củng cố và ổn định tổ chức để nâng cao hiệu quả hoạt động”.

- Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN là đơn vị nhỏ, số lượng cán bộ ít nên có thể chuyển đổi nhanh (vì cơ cấu gọn nhẹ, dễ sắp xếp, tinh giản biên chế, dễ tập hợp, đồng lòng và dễ tạo điều kiện tăng thu nhập cho cán bộ);

- Các sản phẩm, dịch vụ của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN khá đa dạng nên hoàn toàn có thể lựa chọn những sản phẩm, dịch vụ tiềm năng để phát triển. Ngoài ra, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN còn có thể mở sang cả các hoạt động KH&CN khác theo như Luật KH&CN, Nghị định 115 quy định.

b. Những khó khăn

Khi chuyển đổi theo Nghị định 115, không chỉ Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Thái Bình mà hầu hết các Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN ở các địa phương khác đều gặp những khó khăn và có thể nói khó khăn hơn nhiều so với các tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ ở Trung ương, nguyên nhân là do:

- Các Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN ở các địa phương còn đang ở điểm xuất phát thấp, chưa hội tụ đủ các yếu tố để chuyển sang hoạt động theo cơ chế tự trang trải kinh phí. Khác với các viện, trung tâm nghiên cứu thuộc các bộ, ngành và thành phố lớn, hầu hết các đơn vị ở địa phương, đặc biệt là vùng sâu vùng xa, cơ sở vật chất còn yếu kém, thậm chí, một số đơn vị còn chưa có trụ sở làm việc, đội ngũ cán bộ KH&CN còn thiếu, trình độ hạn chế.

- Hoạt động của các Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN ở các địa phương trong những năm vừa qua chủ yếu là thực hiện các công việc như: Tập huấn phổ biến kỹ thuật, tư vấn công nghệ, hỗ trợ, xây dựng các mô hình trình diễn từ nguồn kinh phí Nhà nước thông qua các đề tài, dự án ... trong đó

đối tượng chủ yếu là nông dân. Vì thế, các hoạt động này chỉ mang tính chất sự nghiệp phục vụ quản lý Nhà nước, không có nguồn thu.

- Thị trường KH&CN ở địa phương chưa thực sự hình thành, năng lực đáp ứng nhu cầu về công nghệ của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn của các trung tâm còn yếu, các sản phẩm và các công nghệ được làm chủ, ít về số lượng, hạn chế về chất lượng và tính thị trường kém. Chưa có những sản phẩm có giá trị gia tăng cao, có thương hiệu, được người dùng tin sẵn sàng chi trả với giá trị cao, mang lại lợi nhuận cao, ổn định. Do vậy nguồn thu từ dịch vụ thương mại công nghệ là không đáng kể.

- Đội ngũ cán bộ còn mỏng (thiếu về số lượng và chất lượng, không ổn định, hay thuyên chuyển, thiếu cán bộ lãnh đạo giỏi, cán bộ nòng cốt); hoạt động theo cơ chế bao cấp nhiều năm nên từ lãnh đạo đến cán bộ, nhân viên e ngại sự thay đổi, nhất là thay đổi cơ chế, phương thức;

- Việc thực hiện Nghị định 115 tại nhiều địa phương còn chậm do hệ thống văn bản hướng dẫn cụ thể, đặc thù cho hoạt động của các trung tâm chưa đáp ứng (hướng dẫn về tổ chức hoạt động nói chung, về nghiệp vụ, về định mức nói riêng và nhất là về chuyển đổi theo Nghị định 115);

- Sự ủng hộ của xã hội chưa nhiều, xã hội chưa đánh giá hết tầm quan trọng và sự cần thiết của các Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN. Thị trường KH&CN tại địa phương chưa được hình thành, chủ yếu mới hoạt động trên cơ sở các dịch vụ công và giữa các tổ chức.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các giải pháp thúc đẩy hoạt động của trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ địa phương theo cơ chế tự chủ (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)