Bản hùng ca về những người phụ nữ trong chiến tranh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc trưng thể loại tiểu thuyết những người nuôi giữ bồ câu ( alice hoffman) luận văn ths văn học 60 22 01 45 (Trang 26 - 28)

5 .Cấu trúc của luận văn

1.2. Những nhân vật mang tầm vóc sử thi

1.2.1 Bản hùng ca về những người phụ nữ trong chiến tranh

Yael là một nhân vật nữ đã được Alice Hoffman khắc họa mang âm vang sử thi của huyền thoại bởi ở cô toát lên khả năng chế ngự và điều khiển thiên nhiên hoang dã. Đó là một người phụ nữ đặc biệt với vẻ ngoài khác thường: “mái tóc của tôi có rực cháy một màu đỏ lạ lùng và làn da tôi lấm tấm những vết đốm màu nâu đất”. Không chỉ có vậy Yael là tổng hòa của một cơ thể khỏe mạnh với ý chí kiên cường, quyết liệt. Cô cảm nhận được sự hoang dại và hung dữ bên trong bản thân mình khi đối diện với những tạo vật ghê gớm trong thiên nhiên , cô đã ngồi nhìn chằm chằm vào một con báo đói khát để khiến nó phải bỏ đi. Và “nếu tôi muốn thứ gì, nó sẽ là của tôi. Tôi lén rình bắt những con chim di trú và bắt chúng bằng cái khăn quàng của mình và đôi khi bằng cả hai bàn tay trần “ [20, tr. 65 ]. Yael còn có sự khôn ngoan, quyết liệt của một con rắn viper đen khi bắt và cắt cổ những con bồ câu. Ngay cả chim ưng, một loài động vật hung dữ táo tợn cũng bị ánh mắt Yael khuất phục và bay đến bên cô ngoan ngoãn như một chú chim bồ câu hiền lành. Khi cả thành Masada khiếp sợ con sư tử mà quân Roma đem tới thách thức thì chỉ có một mình Yael “đứng trước mặt con sư tử. Nó có thể dễ dàng chồm tới tấn công cô gái, song con vật vẫn không động đậy. Đuôi của nó ve vẩy, ngoài ra không còn gì khác. Yael lại gần hơn nữa”. Cô mang trong mình sức mạnh của ý chí mạnh mẽ không khuất phục. Hình tượng Yael có khả năng chinh phục thiên nhiên phải chăng đã phản ánh ước mơ lớn của con người xa xưa và cả ngày nay khi thiên nhiên, tạo vật, đất trời luôn là những bí mật vĩ đại. Không những thế, Yael còn là một biểu tượng

trác tuyệt của khát vọng sống mãnh liệt. Trong miền đất sa mạc hoang dã, trong những cơn đói cồn cào, Yael vẫn quyết tâm giành giật lấy sự sống cho bản thân và những người đi cùng. Cô quyết liệt đào bới dưới những đám bùn ẩm để gạn ra chút nước hiếm hoi sẫm màu mằn mặn, cô ngồi rình hàng giờ để săn được những con chim về làm thức ăn… Bản năng sống của người phụ nữ ấy còn bị thách thức mạnh mẽ khi cô mang thai và phải đối mặt với những sự kì thị của mọi người, sự ám ảnh của bóng ma Sia…Nhưng trên hết cô mạnh mẽ vượt qua tất cả phong ba bão táp, giành giật lấy sự sống và an toàn cho mình, cho con và cả những đứa trẻ đi cùng. Yael đã sống sót qua mọi bão giông của cuộc đời và vì thế cô trở thành biểu tượng của khát vọng sống, khát vọng tự do.

Nếu người anh hùng trong sử thi là những người có công lớn với cộng đồng thì Shirah chính là một nữ anh hùng trong thế giới của những người phụ nữ với những chiến công phi phàm. Shirah được coi là phù thủy nắm trong tay rất nhiều bùa chú và các phép nhiệm màu. Chính vì vậy người phụ nữ xinh đẹp có đôi mắt to, kẻ viền bằng phấn côn , đeo quanh cổ và tay rất nhiều vòng vàng lấp lánh và những bùa hộ mạng kì diệu là vị nữ thần đã giúp đỡ biết bao nhiêu người phụ nữ, cứu sống biết bao sinh linh. Bà đã “ ban cho những người vô sinh trong họ những quả táo tình yêu, những trái vàng của cây táo ma chín cùng thời gian với mùa lúa mì, để họ có thể mang thai. Bà cho họ một thứ thuốc đắp từ quả vả dành để chữa các nốt phát ban và nhọt, và trong những trường hợp đáng buồn nhất, truyền cho họ hiểu biết về tzari, phương thuốc cổ xưa của Syria dùng để điều trị bệnh phong, chứng bệnh trong đó da thịt bị ác quỉ gặm nhấm dần mòn và rơi rụng khỏi xương. [20,tr. 360]. Alice Hoffman đã dành tất cả sự trân trọng cho những người phụ nữ như Shirah trong những trang miêu tả cảnh sinh nở đầy khó khăn, hiểm nguy mà ở đó Shirah là vị nữ thần tài ba, giỏi giang. Bà đã kết hợp bùa chú với những hiểu biết về y học cùng những lời nguyện cầu và cả tấm lòng của mình để giúp những người phụ nữ mẹ tròn con vuông, nở bừng trong hạnh phúc viên mãn được đón chào thiên thần nhỏ. Đó là hình tượng của

những con người sống và hành động vì những đạo lí cao cả, có tầm ảnh hưởng lớn lao tới cả cộng đồng. Shirah là một người phụ nữ có nghị lực phi thường. Nhắc đến những khả năng phi phàm, tài năng xuất chúng của những người phụ nữ trong tác phẩm không thể không nói tới Aziza – một cô gái với dòng máu chiến binh thiên bẩm. Ngay từ lúc 10 tuổi cô đã cưỡi ngựa cùng cha dượng và những người đàn ông trong bộ tộc, đã bắn chết một con hươu đực to lớn trong sự tán thưởng kinh ngạc của người cha vốn thạo nghề săn bắn. Aziza đã luyện tập cung kiếm bất chấp thân phận phụ nữ và những mũi tên do cô bắn ra thường trúng hồng tâm. Aziza đã đóng giả Adir để ra trận, cô là “ một cung thủ xuất sắc, nổi tiếng nhờ những chiếc lông đỏ gắn lên các mũi tên làm mỗi phát bắn lao đi nhanh hơn, những mũi tên trở thành những con chim lao đi tìm kiếm kẻ thù và đưa chúng tới cái chết”. Quyết liệt, mạnh mẽ và tài giỏi, Aziza đã trở thành một chiến binh xuất sắc góp phần vào những thắng lợi của người Do Thái, ngăn chặn bước chân của kẻ thù tàn sát những người thân yêu của cô.

Hình tượng sử thi của những người phụ nữ trong chiến tranh rất chân thực, sống động, cao cả. Với những phẩm chất cao quí và cả vẻ đẹp về thể chất,

những người phụ nữ trong tác phẩm Những người nuôi giữ bồ câu được coi là

những bức tượng đài sừng sững trong lòng người đọc về lẽ sống cao cả, sự hi sinh và cả tình yêu thương đồng loại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc trưng thể loại tiểu thuyết những người nuôi giữ bồ câu ( alice hoffman) luận văn ths văn học 60 22 01 45 (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)