Chất anh hùng qua các nhân vật nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc trưng thể loại tiểu thuyết những người nuôi giữ bồ câu ( alice hoffman) luận văn ths văn học 60 22 01 45 (Trang 28 - 33)

5 .Cấu trúc của luận văn

1.2. Những nhân vật mang tầm vóc sử thi

1.2.2 Chất anh hùng qua các nhân vật nam

Amram là anh trai của Yael – người kể chuyện thứ nhất- và là người yêu của Aziza – người kể chuyện thứ tư. Anh là một trong những nhân vật nam rất quan trọng trong cốt truyện. Amram là một chàng thiếu niên anh hùng đại diện cho những sát thủ mạnh mẽ. Anh là người đàn ông đã học được những kĩ năng của một sát thủ chuyên nghiệp, lạnh lùng và là mẫu đàn ông mơ ước của cộng đồng. Anh được chọn lựa vào những nhiệm vụ nguy hiểm nhất, chiến đấu không từ nan. Những hành động của Amram cũng hướng về cộng đồng, mơ ước và

nguyện vọng của anh là chiến đấu vì lí tưởng. Anh có khả năng thật kì diệu, khả năng ngụy trang bản thân, biến đổi không ai lường trước được: “Anh có thể dùng than củi làm cho mình trở nên già nua, khuôn mặt biến đổi hoàn toàn dưới những nếp nhăn. Người ta thì thầm với nhau anh là kẻ bất khả chiến bại” [ 20. Tr 34.]. Sự ngưỡng mộ của cộng đồng đối với nhân vật Amram được thể hiện rõ nhất khi gọi anh là Hol, tên của phượng hoàng và “họ thề rằng anh tôi giống hệt loài chim thần thoại tái sinh từ lửa và tro tàn” [20.tr34]. Sức mạnh và niềm tin của tuổi trẻ đã tạo nên hình tượng người anh hùng niên thiếu đẹp đẽ, khiến biết bao cô gái ngẩn ngơ với những chiến công rực rỡ.

Ben Ya’ir là hình tượng người anh hùng tiêu biểu nhất trong bức tranh sử thi rộng lớn về cuộc chiến giữa người Roma và Do Thái được xây dựng từ những

vị thủ lĩnh trong Jewish war như hoàng đế La Mã Titus, vua Antiochus Epiphances. Ông là người lãnh đạo trong thành Masada, là linh hồn của dân tộc Do Thái . Ben Ya’ir đã lãnh đạo cuộc chiến đấu bền bỉ dai dẳng của người dân Do Thái trước binh đoàn La Mã thiện chiến. Ông mang chất anh hùng sử thi trong dòng máu của mình. Khác với những nhân vật anh hùng sử thi có bề ngoài cao lớn, đẹp đẽ phi thường, Ben Ya’ir chỉ có một bờ vai rộng, hai cánh tay lực lưỡng và cái nhìn chính trực. Nhưng điều làm nên một anh hùng thời đại chính là hào quang , năng lượng đặc biệt mà ông truyền tới những người xung quanh: “Ông áp đảo tất cả những người khác và sở hữu một thứ năng lượng sống động khiến người ta không thể không đáp lại. Ông bừng sáng vì những người khác theo ông, vì họ tôn thờ ông, tin tưởng và tuân lệnh ông. Ông có nước da sẫm màu, nhưng có thể nguồn sáng tỏa ra từ bên trong ông, một vầng sáng rực rỡ không thể lí giải được. Ngay cả khi ông đứng im lìm, đôi mắt chúng tôi cũng tìm tới ông, và cứ như thế ông lãnh đạo tất cả chúng tôi ” [20, tr.135]. Sức thu hút, khả năng lãnh đạo của Ben Ya’ir dường như là thiên bẩm và quá sức mạnh mẽ, đó chính là yếu tố tiên quyết tạo nên một vị thủ lĩnh lừng danh được ngưỡng mộ. Những chiến công mà ông dành được khiến dân chúng vô cùng

quan tâm đến ông, sẵn sàng “gọi to tên Eleazar Ben Ya’ir như những kẻ khát gọi xin nước ” [20, tr.136 ] Ông trở thành một huyền thoại trong dân chúng đến mức họ tôn sùng từng cử chỉ hành động của ông: “Ông cởi mở theo cách thức làm người khác đáp lại ông ở một mức độ sâu sắc, triệt để; người ta kính nể ông, e sợ cơn thịnh nộ của ông, song dẫu vậy vẫn yêu quí ông như một người anh em hay một người con trai ” [20, tr. 137]. Hình tượng sử thi Eleazar Ben Ya’ir đã được xây dựng theo phương pháp khái quát hóa , lý tưởng hóa nhưng vẫn mang màu sắc cá thể. Vì vậy vị thủ lĩnh của thành Masada vừa cao vời, rực rỡ lại vừa rất đỗi thân thương.

Phải là một con người có tài tổ chức phi phàm, có khả năng ảnh hưởng và thu hút người khác, Ben Ya’ir mới có thể lãnh đạo hàng nghìn con người sống sót qua những mùa đông khắc nghiệt, những mùa hè bỏng rát. Sở dĩ có được điều đó bởi ông là nhân vật đại diện cho ý chí, tư tưởng không thể khuất phục của người Do Thái kiêu hùng. Trong những ngày sợ hãi của Masada, khi quân Roma đã xây bức tường thành để tấn công, những người dân hoảng loạn, hóa điên, trở nên tham lam cướp bóc và dẫm đạp lẫn nhau. Và Ben Ya’ir đã xuất hiện với tấm giáp bằng vàng có khảm bốn viên đá quí cất tiếng nói vang lên như một bài thánh thi. Cảnh tượng kinh hoàng ấy lập tức chấm dứt. Đám đông say mê lắng nghe ông như nghe một vị tiên tri, như uống một thứ phép màu kì diệu và nỗi sợ hãi biến mất. Bởi vì bằng lời nói, Ben Ya’ir có thể tìm đến tận đáy sâu tâm hồn con người, thuyết phục và xoa dịu mọi nỗi lo lắng sợ hãi, đó là khả năng thiên bẩm nơi vị anh hùng đại diện cho ý chí và khả năng của cả một dân tộc được mệnh danh là thông minh nhất thế giới.

TIỂU KẾT

Những vấn đề chúng tôi xem xét trong chương này nhằm thể hiện một số đặc

trưng thể loại tiểu thuyết lịch sử của tác phẩm Những người nuôi giữ bồ câu.

Trước hết, tính chất lịch sử của tác phẩm được thể hiện rõ nhất ở bối cảnh cuộc chiến đấu giữa người Do Thái và binh đoàn La Mã ở lâu đài cổ Masada, ở khả năng tái hiện những kiến thức về khảo cổ học và những hiện vật thực tế trong tác phẩm. Tiểu thuyết lịch sử bao giờ cũng có một bộ phận rất quan trọng : phần hư cấu của tác giả. Cũng ở đây, chúng tôi đã chỉ ra những vùng hư cấu chủ yếu trong tác phẩm của Alice Hoffman.Qua số phận của một số các nhân vật chính và các sự kiện liên quan đến cuộc đời họ, các nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử bao giờ cũng mang tầm vóc kì vĩ của sử thi và kèm theo đó là những ước mơ muôn đời của con người những nhân vật phụ nữ và đàn ông cao cả, vĩ đại.

CHƯƠNG 2

NHỮNG NGƯỜI NUÔI GIỮ BỒ CÂU NHƯ MỘT

TIỂU THUYẾT- BI KỊCH

Tiểu thuyết – bi kịch là thuật ngữ được V.Ivanov đưa ra năm 1911 nhằm chỉ một dạng thức thể loại của tiểu thuyết, kết hợp trong cấu trúc của nó các dấu hiệu nội dung và hình thức của cả tự sự và bi kịch. Đặc trưng của tiểu thuyết- bi kịch là việc miêu tả trạng thái bi kịch của thế giới và nhân vật, sự phát triển hành động gay cấn, căng thẳng, các tính cách được khuếch đại. Dùng thuật ngữ

này cho Những người nuôi giữ bồ câu chúng tôi muốn nhấn mạnh tới cái bi

hiện hữu trong tác phẩm. Bi kịch ở đây có sự tương đồng nhưng không trùng khít với khái niệm cái bi trong mỹ học. Bi kịch ở đây có sự kế thừa hai khái niệm trên.Trong mỹ học, cái bi với tư cách là một phạm trù không thể thiếu, được hiểu như sau: Cái bi là “một phạm trù mỹ học xác định giá trị thẩm mỹ của những xung đột không thể giải quyết, được triển khai trong tiến trình hành động tự do của nhân vật, kèm theo xung đột này là những đau khổ và sự tiêu vong của nhân vật hoặc sự mất mát các giá trị đời sống của nó. Tính thảm hoạ của cái bi chủ yếu được quy định bởi bản chất nội tại của cái bị diệt vong, bởi sự không phù hợp của nó với trật tự hiện hữu” [17, 23].

Hay nó là “Phạm trù mĩ học phản ánh một hiện tượng có tính quy luật của thực tế đời sống xã hội thường diễn ra trong cuộc đấu tranh không ngang sức giữa cái thiện với cái ác, cái mới với cái cũ, cái tiến bộ với cái phản động…trong điều kiện những cái sau còn mạnh hơn cái trước. Đó là sự trả giá tự nguyện cho những chiến thắng và sự bất tử về tinh thần bằng nỗi đau và cái chết của nhân vật chính diện. Cái bi tạo thành một cảm xúc thẩm mĩ phức hợp bao hàm cả nỗi xót đau, niềm hân hoan lẫn nỗi sợ hãi khủng khiếp. Cái bi thường đi liền với nỗi đau và cái chết, song bản thân nỗi đau và cái chết chưa phải là cái bi. Chúng chỉ trở thành cái bi khi hướng tới và khẳng định cái bất tử về mặt tinh thần của con người…Hêghen cho rằng trong bi kịch, cái chết không

chỉ là sự huỷ diệt. Nó còn có nghĩa là sự bảo tồn dưới hình thức biến dạng cái mà trong hình thức có sẵn cần phải bị tiêu vong.Ăng-ghen thì cho rằng cội nguồn của cái bi là “xung đột giữa đòi hỏi tất yếu về mặt lịch sử với tình trạng không thể thực hiện được nó trong thực tiễn”. [28, 37].

Từ những định nghĩa về cái bi, có thể thấy bản chất bi kịch, hay tính bi kịch là xung đột quyết liệt giữa cái đẹp – cái xấu, giữa cái cũ và cái mới, giữa cái thiện và cái ác……Một tác phẩm văn học có cái bi bao giờ cũng có kịch tính và chính điều đó đã miêu tả sự thống khổ của các nhân vật và tạo nên sự đồng cảm sâu sắc trong lòng người đọc. Cái bi nào cũng gắn với sự bất hạnh và cái chết. Nhưng đó là những sự bất hạnh và cái chết mang ý nghĩa thẩm mĩ. Bởi vì cái bi luôn hướng con người tới sự cao cả, cái đẹp, cái anh hùng.

Tính bi kịch qua các thời đại vừa khả biến vừa bất biến. Mỗi cá nhân hay mỗi cộng đồng, dân tộc đều có thể xuất hiện những bi kịch khác nhau. Vì thế đề tài về những bi kịch mà con người gặp phải trong suốt chiều dài lịch sử đã được nhiều nhà văn đề cập đến. Hầu hết các nhà văn khi đề cập đến bi kịch của mỗi cá nhân thường gắn liền với đó là những vấn đề lớn của thời đại, của xã hội hay những bi kịch mang tính bản chất muôn đời của nhân loại. Tất cả những điều đó tạo nên tính bi kịch phức tạp, nhiều dạng vẻ cho tác phẩm, có cả bi kịch về hiện thực đời sống như bi kịch trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc trưng thể loại tiểu thuyết những người nuôi giữ bồ câu ( alice hoffman) luận văn ths văn học 60 22 01 45 (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)