Chất thơ trong khung cảnh thiên nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc trưng thể loại tiểu thuyết những người nuôi giữ bồ câu ( alice hoffman) luận văn ths văn học 60 22 01 45 (Trang 69 - 74)

5 .Cấu trúc của luận văn

3.2 Chất thơ trong khung cảnh thiên nhiên

Bên cạnh những trang viết ngồn ngộn chất hiện thực về cuộc chiến tranh

khốc liệt , Những người nuôi giữ bồ câu còn có một hệ thống những lớp ngôn

ngữ, hình ảnh về bức tranh thiên nhiên hoang dã, nguyên sơ, thơ mộng, lãng mạn nơi vùng hoang mạc và thành Masada cổ kính.

Sa mạc là bối cảnh chính của toàn bộ tác phẩm Những người nuôi giữ bồ

câu. Vì vậy các nhân vật đều liên tục phải trải qua những ngày tháng khát cháy

dưới ánh nắng chói chang của ánh mặt trời đến nỗi mỗi hơi thở đều như có lửa.Với biệt tài miêu tả của Alice Hoffman và nghệ thuật chuyển ngữ của Lê Đình Chi, người đọc hình như cũng cảm thấy có một cơn khát đang đến với mình. Chính vì thế ta mới say sưa và ngây ngất trước vẻ đẹp của thiên nhiên tràn đầy hoa thơm cỏ ngọt, rộn rã âm thanh và ánh sáng dịu dàng của vùng đất Isarel.Trong cuộc hành trình đầy gian khó, hiểm nguy với những vách đã cao dựng đứng thách thức con người, thiên nhiên đã ưu ái cho Yael: “Vào mùa này các loại dâu và măng tây dại mọc giữa các vách núi. Không khí đượm mùi bạc hà và hành thơm hăng. Mỗi mảnh màu xanh đều thật dịu mắt. Còn có cả những chùm hoa cải nở vàng , giống như những chòm sao sa xuống đất.Quả sung dâu đã ngả sang màu cam sáng, và những con ong bắp cày đã theo mùi quả chín mọng tìm đến”. Đó là một vẻ đẹp thuần khiết của đất trời, xoa dịu tâm hồn Yael, mang lại cho cô niềm vui trong suốt cuộc hành trình. Khi sa mạc đã hầu như lấy đi toàn bộ sinh lực của Yael và người cha sát thủ thì thiên nhiên căng trào sự sống ở nơi ở của người Essence là một phép màu mà Đấng Toàn Năng đã ban tặng con người: “Gió bắt đầu thổi, mang theo mùi hương của cây Baslam cùng thứ mùi nhẹ nhàng gần như không thể phát hiện được của nước. Tôi lập tức nhận ra âm thanh vo ve của bầy ong. Đã lâu lắm tôi mới được nghe giai điệu gắn liền với vị mật ngọt này đến mức thiếu chút nữa tôi đã xỉu đi” [20, tr83]. Hương thơm của cây cỏ, mùi nước trong lành thuần khiết cùng âm thanh vo ve của bầy ong là nốt nhạc dịu dàng làm mềm đi, lắng lại sự khốc liệt của đói khát, chết chóc, bệnh tật. Và nhân vật Yael đã gần như lạc vào một thiên đường khi gặp nơi ở của người Essence: “Không khí mát dịu, ngọt ngào tới mức dường như dường như chúng tôi đã bước vào một đám mây ướp đầy hương thơm, thấm đẫm mùi của nhựa thơm và mùi ngò”. Thiên nhiên đã ban tặng những người Essence hiền lành một vùng đất tuyệt đẹp: “những vườn nho và vườn cây của họ sáng long lanh dưới bầu trời chói chang trắng lóa. Vẻ đẹp của thế giới bừng

lên từ mọi sinh vật đang sinh trưởng. Có một cách đồng lúa mì và lanh , rực lên màu vàng nhạt và vàng óng , như bốc cháy dưới ánh mặt trời. Chúng tôi nghe thấy âm thanh của những chiếc chuông được treo lên cây bằng những cuộn dây màu đen vặn xoắn kêu leng keng trong lúc đu đưa theo gió. Có hàng tá cây dâu tằm và oliu được trồng vòng quanh một giếng nước xây bằng đá , cạnh một vạt cây hồ trăn đã chuyển sang màu lục nhạt. Một bầy bốn mươi con dê đang tụm lại dưới bóng cây và thêm bốn mươi con cừu gà gật ngủ ngoài nắng “ [20, tr 83- 84]. Một cảnh tượng căng tràn sức sống, sáng lung linh dưới nắng và yên ả, thanh bình trải ra trước mắt người đọc. Điều thú vị là ta như nhìn thấy màu vàng óng của những cánh đồng lúa mì đẹp đẽ bên cạnh những vườn hồ trăn ngả màu vàng nhạt và những con dê đang ngủ gà gật ngoài nắng yên bình, ta như nghe thấy từ hàng nghìn năm trước vọng về tiếng leng keng của những chiếc chuông đang đu đưa theo gió.

Không ở nơi đâu người ta khát khao mùa đông, những cơn mưa và đêm tối như trên sa mạc. Bởi đó là khoảnh khắc hiếm hoi xoa dịu cơn khát cháy của vùng hoang mạc khô cằn. Thiên nhiên mùa đông được miêu tả thật lộng lẫy, với sắc màu của niềm vui: “Nhờ những cơn mưa nặng hạt của mùa đông, thế giới bên dưới chúng tôi tuyền một màu xanh lục. Sa mạc mọc đầy sim, một dấu hiệu của sự may mắn. Phụ nữ cài hoa sim vào đồ lót, như thế chúng tôi có thể mang theo mùi hương ngọt ngào của sa mạc khi bước đi. Có một cảm giác vui vẻ dâng lên….” [20, tr134]. Vẻ đẹp của màu xanh lục trải dài cùng hoa sim là biểu tượng may mắn đến từ thế giới kì diệu của tự nhiên khiến ngay cả những con người đang đau khổ, khốn cùng cũng cảm thấy dâng trào niềm vui, niềm hi vọng. Sức mạnh của thiên nhiên thật là diệu kì. Những bước đi của mùa đông đã dệt nên những cảnh tượng hết sức nên thơ: “Có rất nhiều hoa hạnh rụng từ trên cây xuống, và mặt đất trở nên trắng xóa” [20.tr 159 ]. Một màu trắng tinh khiết trải dài ngút tầm mắt khiến nhân vật Yael mơ tưởng “Tôi nghĩ tới tuyết, tới manna, và tới Jerusalem”. Tôi nghĩ tới người nô lệ đang nằm cuộn mình giữa

những con bồ câu. Hơi thởi gấp gáp đập lên cả lồng ngực tôi ” [20,tr 159] . Màu trắng dịu dàng tinh khiết của hoa hạnh, của tuyết, của những ngày mùa đông tháng giá khiến người phụ nữ chịu nhiều đau khổ mơ tưởng tới tình yêu, nghĩ về hạnh phúc. Thiên nhiên lúc ấy đã cứu rỗi con người, như một bản hòa ca ngọt ngào vang lên trong khói lửa chiến tranh. Và rồi có những khoảnh khắc hiếm hoi khi lốc xoáy và bụi cát ngừng cuồng nộ, một cảnh đẹp huyền ảo đã hiện ra: “Quãng thời gian ấy đến với chúng tôi khi tấm màn xanh sẫm của màn đêm buông xuống. Chân trời nhuộm một thứ màu thật huyền diệu”. Đó là màu của phước lành, là khoảng thời gian kì diệu mà con người cảm thấy được bề trên ban ơn. Thứ ánh sáng màn đêm long lanh kì diệu ấy là sự may mắn được chiêm ngưỡng để rồi người ta có thể ước mơ và khát khao sau bao mất mát, khổ đau. Thiên nhiên huyền ảo, tươi đẹp của xứ Moab chính là phước lành của thế gian này, người ta còn mơ ước gì hơn nữa khi được sống ở một “Xứ sở này đượm sắc xanh, đất đai được mưa tưới đều đặn ngay cả khi những miền đất khác bốc cháy dưới cái nóng thiêu đốt. Còn ở đây hút tầm mắt là những cánh đồng cỏ mượt mà , bạt ngàn những cây keo trổ hoa, loài cây Chúa đã ra lệnh dùng đóng chiếc Rương Thánh Tích, để thứ gỗ bền chắc đượm mùi thơm của nó trở thành ngôi nhà cất giữ những lời phán truyền của Người tới nhân loại. Những bụi cây cho nhựa thơm mọc lên thật cao ở Moab, và ở đây cũng tràn ngập những cây phúc bồn đen mọc dại. Hoa diên vĩ vàng óng nở rộ khắp nơi như thể ánh nắng đã được rải đầy khắp miền đất này như một lời ban phước”. Những miền đất cổ tích và đẹp đẽ ấy là động lực, là ước mong của những con người sống trên những vùng hoang mạc khốc liệt.

Chất thơ lãng mạn trong tác phẩm Những người nuôi giữ bồ câu còn

được khắc họa tuyệt đẹp trong mối quan hệ kì diệu giữa con người và thiên nhiên. Trong một cảnh tượng hiếm hoi của sa mạc, nơi nước là thứ vô cùng quí hiếm thì “Trong đám bùn đất mọc lên một cây keo, gần như chỉ là một cành nhỏ, và nó đang nở hoa. Hàng nghìn con ong đang bu lại các cành cây. Tôi

nhắm mắt lại và lắng nghe tiếng chúng rù rù đập cánh”. Một cành cây nhỏ nở hoa với những tiếng rù rù đập cánh của hàng nghìn con ong đã khiến Aziza quên hết sợ hãi, chết chóc, nhắm mắt lại để tưởng tượng: “Tôi thấy mình ở một thế giới khác, trong cuộc đời khác của tôi, phi ngựa lao đi trên đồng cỏ. Tôi mơ thấy mình nổi lửa đốt cháy cả trăm cành cây, và những đốm lửa bốc lên tận trời, ở lại trên đó và trở thành các vì sao”. Chỉ có thế giới tự nhiên nhiệm màu mới là chất men nuôi dưỡng tâm hồn mơ ước của con người một cách đủ đầy và dài lâu nhất. Sự xuất hiện của thiên nhiên, nhiều khi chỉ là một cành keo nhỏ nở hoa cũng đã đủ để đưa con người quay về với bản thể của chính mình để suy ngẫm, chiêm nghiệm về những chặng hành trình đã đi qua và ước mơ cho những ngày tháng sắp tới. Chính vì vậy sự xuất hiện của tự nhiên diệu kì đẹp tươi làm nên

những nốt nhấn ngân nga, lắng đọng, lãng mạn cho tác phẩm Những người

nuôi giữ bồ câu.

Không chỉ miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên hoang dã vùng sa mạc, tác phẩm còn miêu tả vẻ nên thơ của pháo đài Masada, nơi nằm trên đỉnh của khoảng cao nguyên hẹp, nơi vua Herod đã tâm huyết xây dựng. Đó là một cung điện lộng lẫy nằm kiêu hãnh giữa những con đường uốn lượn ra biển, những đồng muối trắng tinh, rừng balsam thơm ngào ngạt. Đó là cung điện ước mơ của nhiều vị vua bởi vì nó được miêu tả đẹp hơn cả vườn treo Babylon. Cung điện rực rỡ sắc màu: “Những cây cột màu đen và trắng được chuyển tới từ Hi Lạp” , “Những bức tranh ghép long lanh màu sắc đã được mang từ Italia tới sa mạc, để rồi được những người thợ nề khéo tay nhất cẩn thận lắp ghép lại từng mảnh một. Nơi ở của bậc đế vương đã được xây dựng từ những vật liệu tinh tế nhất, thi công một cách tỉ mỉ công phu nhất. Chính vì vậy nơi đây đẹp như một bức tranh đẹp lung linh: “Các nhà tắm, được sưởi ấm nhờ những ống gốm đặt dưới sàn, được làm bằng thạch anh có chất lượng tốt đến mức những viên đá sáng long lanh dưới ánh sáng đỏ khi mặt trời lên cao. Sàn nhà được trang trí hoa văn mang các màu hồng, xanh lục và đen, những bức bích họa đã được hàng trăm nghệ sĩ đến từ

Italia vẽ bằng những chất màu tốt nhất của Roma, xanh nước biển, xanh ngọc bích, đỏ nâu giống hệt như màu của các loại đá quí, long lanh như những món đồ trang sức” [20, tr.105]. Không những vậy bên trong pháo đài của vua Herord còn có những đài phun nước làm từ đá cẩm thạch và khu vườn bốn mùa xanh mát. Masada như một viên ngọc quí vừa lộng lẫy vừa xa hoa nổi bật giữa vùng cao nguyên.Vậy nên chẳng lạ khi Nữ hoàng Ai Cập đã phải cầu xin Athonius và Roma để có được cung điện đẹp như một kho báu này. Tác giả đã thật tinh tế khi chọn một bối cảnh nên thơ, tuyệt vời như thế để làm nền cho những sự cứu rỗi, cho tình yêu thương của con người nảy nở, hồi sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc trưng thể loại tiểu thuyết những người nuôi giữ bồ câu ( alice hoffman) luận văn ths văn học 60 22 01 45 (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)