5 .Cấu trúc của luận văn
2.1 Cái bi trong xung đột dân tộc
2.1.1 Xung đột giữa người Do Thái và binh đoàn La Mã
Tiểu thuyết Những người nuôi giữ bồ câu được nhà văn Alice Hoffman
sáng tác dựa trên một xung đột xã hội xảy ra giữa hai dân tộc, tái hiện lại một sự kiện có thật trong lịch sử ở khu vực Trung Đông. Dân tộc Do Thái bị đế quốc La Mã xâm lăng và vương quốc của họ trở thành một tỉnh của La Mã. Cuối thế kỷ I Sau Công Nguyên thì người Do Thái nổi dậy chống La Mã. Cuộc khởi nghĩa thất bại và một phần lớn người Do Thái bị phân tán đi khắp châu Âu, Địa
Trung Hải và Trung Đông.
Cuốn tiểu thuyết tập trung vào cuộc nổi dậy thất bại của người Do Thái với sự sụp đổ của thành Jerusalem và đặc biệt là sự thất thủ của pháo đài Masada. Hai lực lượng xã hội đối kháng nhau xuất hiện ở pháo đài Masada, một bên là người Do Thái do Ben Ya’ir là thủ lĩnh, một bên là quân đội Roma hùng mạnh chỉ huy bởi Flavius Silva. Cuộc đối đầu giữa hai tập đoàn người thể hiện rõ ngay từ đầu tác phẩm, ở nhiều thời điểm và không gian khác nhau theo sự hồi tưởng của các nhân vật. Không khí căng thẳng, nỗi sợ hãi, ám ảnh của các nhân vật bao trùm cả tác phẩm theo hướng càng về cuối càng tăng dần. Xung đột ngày càng trở nên gay gắt và quyết liệt hơn, dẫn đến một cao trào, đỉnh điểm để kết thúc. Nhà văn dựng lại cuộc đấu tranh này từ cái nhìn của những người Do Thái chống La Mã.
Ngay từ đầu tác phẩm, những hình ảnh về sự phá hủy, hỗn loạn tại Jerusalem đã hiện lên đầy chân thực và sống động. Mối căm hờn của người Do Thái trước sự tàn bạo và ngang ngược của quân Roma được thể hiện rõ nét: “Người Roma muốn tất cả những gì chúng tôi có. Họ tới chỗ chúng tôi như họ đã ào tới biết bao miền đất khác với những chiến đoàn đông đảo, muốn không chỉ chinh phục mà cả khuất phục, chiếm đoạt không chỉ đất đai vàng bạc, mà cả nhân tính của chúng tôi” [20; 16]. “Binh lính của Chiến đoàn Mười, ra trận với biểu tượng con lợn rừng, cắm những lá cờ của chúng lên đống đổ nát của Đền, hoàn toàn ý thức được hành động đó là một sự nhục mạ với chúng tôi, vì nó ném vào mặt chúng tôi một con vật chúng tôi coi là không sạch sẽ. Đám lính cũng giống như lũ lợn rừng, khinh suất, hung hãn” [20; 20]. Chống lại quân đội La Mã, người Do Thái tổ chức phong trào Zealot kêu gọi dân chúng nổi dậy, lập nhóm sát thủ Sicarius nhằm ám sát quân Roma và những người Do Thái ủng hộ lực lượng chiếm đóng.
gieo rắc nỗi kinh hoàng khi phá hủy mọi thứ và giết hại hàng loạt người. Chúng còn thay cảnh đổ nát, giết chóc vào khung cảnh thanh bình ở Thung Lũng Những Cây Bách theo lời kể của Revka: “Người Roma đã chất đống các thi thể ngoài đường. Chúng đã đốt lên ngọn lửa báo cho tôi biết nỗi bất hạnh của ngày hôm ấy. Giờ đây, tôi hiểu ra trong những cuộn khói tỏa đi khắp thị trấn, tôi đã ngửi thấy không phải mùi bánh mì, mà là mùi da thịt cháy khét” [20; 220]. Những người dân hiền lành, vô tội nơi đây đã tập hợp lại phản đối chiến đoàn và yêu cầu một lời xin lỗi khi quân Roma xâm phạm cuộc sống của họ, nhưng đáp lại họ chính là kết cục đổ máu bi thảm ấy.
Những tên lính Roma đảo ngũ cũng bộc lộ sự vô nhân tính của chúng khi cướp bóc và thay nhau làm nhục, tra tấn Zara – con gái Revka một cách dã man: “Da Zara cháy đen ở những nơi chúng gí những cành cây cháy, những hòn đá nung nóng bỏng vào con gái tôi. Chúng nhét đá vào trong con tôi chỉ để nghe con bé gào thét. Tôi vứt những hòn đá ấy đi, nhưng vô ích. Con gái tôi đã bắt đầu trò chuyện với những người ở Thế Giới Bên Kia, đã bị hủy hoại tan nát. Lúc này tôi nhận ra con bé đã bị một cái rìu xẻ làm hai, và tất cả những gì nằm bên trong cơ thể nó đều trào ra phơi bày trên mặt đất” [20; 242]. Để trả thù cho con gái, Revka đã hạ độc chúng khi bọn lính yêu cầu bà phải nấu nướng cho chúng ăn sau tất cả những gì chúng đã làm. Bà cắt cổ cả bốn tên lính dã thú để đảm bảo rằng chúng đã chết.
Những sự việc, tình tiết trên cho thấy mối xung đột gay gắt giữa những người Do Thái và quân lính Roma. Trước sự ác độc, tàn nhẫn của chiến đoàn, những người dân Do Thái không chịu khuất phục mà luôn sẵn sàng ý thức phản kháng, đấu tranh chống lại chúng. Xung đột ngày càng tăng cao khi cuộc bao vây uy hiếp của Chiến đoàn Mười đến 900 người Do Thái cố thủ tại pháo đài Masada diễn ra: “Chúng tôi tập trung lại quan sát 6000 quân của chiến đoàn áp sát, theo sau là hơn 1000 nô lệ và các phu phen phục dịch của chúng. Chúng tôi thầm run rẩy trong im lặng. Điều làm chúng tôi khiếp sợ không chỉ là số lượng,
mà còn là quyết tâm của kẻ thù. Chúng đã từ Jerusalem tìm tới chúng tôi, cho dù chúng tôi chỉ có vài trăm người. Chúng đã tìm thấy chúng tôi như bầy chó hoang tìm thấy con mồi, vây kín những nạn nhân yếu đuối của chúng, bình tĩnh chờ đợi, sẵn sàng tấn công khi thời cơ đến” [20; 531].
Trong một thời gian dài, đội quân Roma đã xây dựng doanh trại, những tòa tháp, bức tường đá bao vây, con dốc dẫn tới bức tường pháo đài... với sức mạnh và ý chí không gì lay chuyển được. Những cuộc đột kích của binh lính Ben Ya’ir hằng đêm cũng không khiến một đội quân hùng mạnh phải chịu quá nhiều tổn hại. Ngược lại, tổn thất ngày càng nhiều thuộc về phía những người cố thủ. “Các nô lệ Roma đã chôn sâu những cọc gỗ vào đất và dựng lên một đài cao để mọi người đều trông thấy. Chúng đóng đinh người của chúng tôi lên thập tự ngay dưới thung lũng của chúng tôi, sau đó chặt đầu họ, để linh hồn những con người chúng tôi yêu quý phải lang thang vật vờ” [20; 557]. “Bên ngoài, cảnh điên loạn mỗi lúc một tăng lên. Quân Roma đã bắt đầu tấn công bằng những mũi tên bùng lửa trút xuống chúng tôi như một cơn bão rực cháy” [20; 559]. Những người Do Thái đã tìm mọi cách để chống trả, dốc hết nỗ lực để phòng thủ nhưng vẫn không ngăn được sức mạnh hủy diệt khủng khiếp của kẻ thù: “Bức tường thứ hai đã bị phá vỡ. Công trình thô kệch chúng tôi xây dựng nên cho tới khi bàn tay trầy xước rớm máu, cho tới khi không còn một cái cây nào ngoài ruộng, đã sụp đổ trước cây đầm phá thành của kẻ thù, bùn đất vỡ tung, những cành cây hạnh bị bẻ cong bật rời nhau ra, biến thành cát bụi” [10; 600]. Đỉnh điểm của xung đột là sự kiện tự sát tập thể kinh hoàng tại pháo đài Masada trong đêm trước khi quân đội Roma tấn công. Cho đến giờ phút phải lựa chọn giữa cái chết và kiếp nô lệ, những người Do Thái đã đồng lòng tuân theo vị thủ lĩnh, đón nhận cái chết trong danh dự chứ nhất quyết không chịu khuất phục Roma, chịu đựng nỗi thống khổ của sự giam cầm và hành hạ. Mười chiến binh được chọn làm nhiệm vụ ra tay kết liễu từng người, nhận lấy gánh
nặng của người ban cái chết. Những người Do Thái tại pháo đài đã lựa chọn chết trong tự do, họ không cho quân Roma một cơ hội để chiến thắng. Sự đổ máu của hàng trăm người trước ngày quân Roma tấn công vào pháo đài đã kết thúc cuộc nổi dậy, cố thủ tại pháo đài từng được mệnh danh là bất khả chiến bại.
Như vậy, xung đột chính trong tác phẩm là xung đột dân tộc giữa người Do Thái và đế chế La Mã.Từ đó, các tuyến truyện, tuyến nhân vật, mâu thuẫn cá nhân đều xoay quanh xung đột chính này.