Hậu quả của những xung đột lịch sử mang tính dân tộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc trưng thể loại tiểu thuyết những người nuôi giữ bồ câu ( alice hoffman) luận văn ths văn học 60 22 01 45 (Trang 37 - 41)

5 .Cấu trúc của luận văn

2.1 Cái bi trong xung đột dân tộc

2.1.2 Hậu quả của những xung đột lịch sử mang tính dân tộc

Chiến tranh dù ở bất kì thời đại nào cũng đi kèm theo đó là những hậu quả thảm khốc, tang thương. Cuộc chiến của người Do Thái và binh đoàn La Mã đã gây nên những nỗi đau, sự chia lìa và cả cái chết cho biết bao con người, biết bao gia đình. Không những thế, chiến tranh với bản chất tàn ác của nó đã biến đổi nhân cách của biết bao con người hiền lương, tử tế.

Cuộc chiến đấu dai dẳng ấy đã kéo theo biết bao hận thù bởi nó đã phá nát những gia đình hạnh phúc . “Cơn hỗn loạn đã ập xuống chúng tôi”, “Lửa bốc lên khắp nơi khi người dân tự đốt nhà họ còn hơn để quân Roma cướp bóc sau khi họ đã rời bỏ chúng”. Người ta muốn chắc chắn kẻ thù không thể tận hưởng được những gì họ đã phải cần mẫn khó nhọc cả đời để có được”. Cùng với Yael, Revka – người kể chuyện thứ hai, người vợ hiền lành của một bác nông dân làm bánh mì – cũng đã phải gánh chịu những bi kịch tang thương, khốc liệt. Vốn sinh ra và lớn lên trong một cuộc sống an bình bên tình yêu của người chồng tốt bụng, bên cô con gái xinh đẹp như một thiên thần, Revka cứ ngỡ cuộc sống thiên đường ấy là mãi mãi. Bà không thể ngờ rằng có một ngày thế giới hoàn toàn sụp đổ khi biết người chồng mà bà hằng thương yêu chỉ còn là một thi thể tan nát trên quảng trường . Và từ đó, gia đình Revka cứ chia lìa và mất mát ngày một nhiều hơn. Những tên lính Roma đảo ngũ cũng bộc lộ sự vô nhân tính của

chúng khi cướp bóc và thay nhau làm nhục, tra tấn Zara – con gái Revka một cách dã man Lúc này tôi nhận ra con bé đã bị một cái rìu xẻ làm hai, và tất cả những gì nằm bên trong cơ thể nó đều trào ra phơi bày trên mặt đất”, con rể trở nên hận thù cuồng nộ, các cháu trai mất đi tiếng nói còn Revka ngày đêm đau khổ thương nhớ con và giằng xé tâm can vì để trả thù cho con gái, Revka đã hạ độc chúng khi bọn lính yêu cầu bà phải nấu nướng cho chúng ăn sau tất cả những gì chúng đã làm. Bà cắt cổ cả bốn tên lính dã thú để đảm bảo rằng chúng đã chết.

Những người nuôi giữ bồ câu đã khắc họa nỗi thống khổ, đày đọa của biết

bao người phụ nữ dưới lằn roi bạo tàn của chiến tranh. Họ phải chứng kiến những kẻ hung hăng phá nát tổ ấm của mình : “ Bọn lính lục lọi , cướp phá trước khi đốt trụi đến tận nền, mọi đồ đạc của chúng tôi vương vãi, tung tóe giữa đống tro tàn ” [20, tr. 38]. Và nếu như trước đây tài sản vốn đã ít ỏi thì nay họ hoàn toàn gần như tay trắng. Khắp nơi là những tiếng gào thét căm phẫn vang vọng từ những ngôi làng bị hủy diệt gần đó. Họ bị vứt ra giữa sa mạc hoang dã, trong cơn đói và cái khát quằn quại ngày đêm. Họ phải đối mặt với sự săn đuổi của muông thú khi chúng đã vượt qua ranh giới phân biệt con người với những tạo vật của bóng tối, bọn linh cẩu đi theo họ tru lên khóc lóc thảm thiết vào ban đêm chờ đợi những mẩu thức ăn thừa và sẵn sàng biến những người khốn khổ ấy thành bữa ăn của chúng khi có thể. Họ phải đối mặt với thiên nhiên cuồng nộ với cái nóng cùng cực và cái lạnh buốt da thịt. Thậm chí họ phải trải qua những đêm mùa lạnh đến mức: “Khi không còn thứ gì khác để nhóm lửa, chúng tôi đốt phân của chính mình và của con dê, và khói bốc lên nồng nặc mùi xú uế” [20, tr.79]. Sa mạc với những qui luật khắc nghiệt đã khiến những người phụ nữ bước tới với “bàn chân đau nhức, làn da vẫn còn bỏng rát vì cháy nắng, sự im lặng của chúng tôi đặc quánh lại trong cổ họng”. Công việc của họ hàng ngày là phải đi hót phân bồ câu, làm nô lệ cho thứ chất thải bẩn thỉu ấy bởi vì đó là cuộc sống của họ. Những người phụ nữ trong tác phẩm

Những người nuôi giữ bồ câu không chỉ chịu đựng nỗi vất vả khó khăn về đời

sống vật chất mà còn phải đối mặt với những nỗi cay đắng, tủi cực căm hờn sâu trong lòng. Đó là nỗi cay đắng của Yael : bị kì thị xa lánh khi mang trong mình đứa con mà người ta không biết bố của chúng là ai, là nỗi căm hận ngùn ngụt không bao giờ nguôi ngoai của một người mẹ Revka phải tự tay cắt cổ con mình, là nỗi giày vò dai dẳng khi mình đã hạ độc và cắt cổ kẻ thù, là nỗi nhớ thương da diết về cảnh sống êm đềm trước khi chiến tranh diễn ra.

Alice Hoffman đã tạo nên những bản cáo trạng đanh thép về tội ác của chiến tranh thông qua hình ảnh những đứa trẻ trong cơn lốc quay cuồng của sự khát máu, tàn bạo : “Một cậu bé mười tuổi đã bị xiềng bằng sắt và đóng đinh lên cây thập tự vì cậu đã không chịu cúi đầu trước bọn lính [20, tr. 21]. Làm sao cậu có thể biết, có thể khuất phục khi cậu chỉ là một đứa bé bị điếc không nghe thấy những lời ra lệnh. Nhưng chẳng có kẻ đao phủ nào bận tâm bởi một thế giới hận thù đã bao phủ lên khắp nơi. Có những đứa trẻ sinh ra bởi chiến tranh vì mẹ của chúng bị bọn bạo tàn cưỡng bức và chúng mất đi cũng bởi chiến tranh tàn khốc, vô nhân tính: “ Người ta đã làm cho đứa bé chết ngạt, sau đó đặt nó dưới gốc cây hạnh”. Trong sự cuồng nộ và tàn bạo của chiến tranh, những đứa trẻ thậm chí phải trở thành những chiến binh để rồi phải nhận lấy kết cục đau thương : “ Hai chiến binh trẻ của chúng tôi, kỳ thực chỉ là hai cậu bé trong áo giáp , lẻn ra ngoài cổng tự giao chiến với bọn lính. Đầu của họ bị chặt lìa khỏi thân thể và đặt lên máy bắn đá , ném về phía chúng tôi, mắt của họ vẫn còn chưa khép”.Alice Hoffman đã viết về nỗi đau của những người mẹ để tố cáo chiến tranh : “ Những người mẹ của hai cậu bé cào cấu chính da thịt mình, kinh hoàng, điên dại”. Thế Giới Bên Kia đã mang những đứa bé ra đi không còn khổ não nên có lẽ những cậu bé ấy còn may mắn hơn Noah và Levi (hai cháu trai của người kể chuyện Revka). Bởi hai đứa trẻ không chỉ bị vứt ra miền sa mạc hoang dã khốc liệt mà còn phải chứng kiến một cảnh tượng kinh hoàng khi nhìn thấy mẹ bị bọn man rợ thi nhau hãm hiếp, nung sắt đỏ dí vào người và

mổ bụng. Nỗi đau đớn, bàng hoàng đã khiến Noah và Levi mất đi tiếng nói sau biến cố khủng khiếp ấy. Không chỉ có vậy, bố của hai đứa trẻ từ đó trở nên căm thù, biến đổi. Và thế là hai đứa trẻ ngây thơ, vô tội bị chính bố mình đổ lên đầu mọi nỗi tức giận khi cho rằng chúng là nguyên nhân gây nên cái chết của mẹ: “Và thế là từ cuộc sống êm đềm bình yên bên mẹ cha, Noah và Levi trở thành những đứa trẻ mồ côi mẹ, thiếu vắng hoàn toàn tình thương của cha, côi cút, cô độc, bơ vơ”.

Và điều khủng khiếp hơn cả là chiến tranh đã mang đến những bi kịch cá nhân, sự tha hóa về mặt tâm hồn của biết bao con người mà Yoav là nhân vật điển hình. Yoav vốn là một người đàn ông sùng đạo, nho nhã, hiền hòa chỉ mong muốn tránh xa rắc rối và vô cùng yêu thương người vợ Zara. Khi biết vợ mình bị những kẻ nhẫn tâm cưỡng hiếp rồi giết chết, Yoav đã: “đập đầu xuống đất; nó khóc lóc, nguyền rủa và xé toang khăn choàng của mình” . Và rồi từ đó, mặc kệ luật lệ đã qui định không ai được làm thương tổn mình thì Yoav vẫn hoàn toàn biến đổi về mặt nhân hình: Yoav thề sẽ không bao giờ cắt tóc nữa, từng bện tóc dài của anh ta ngả bạc dù vẫn còn trẻ, “những búi lá kim và những chiếc gai mắc vào các sợi tóc như chúng vẫn mắc lên lông cừu hay lông dê, song con rể tôi không thèm để ý vì nó đắm chìm trong thế giới của phiền muộn” [20,tr.212]. Sự biến đổi ấy đã phản ánh một tâm hồn bị biến đổi hoàn toàn, chìm đắm trong nỗi nhớ thương, khổ đau và tuyệt vọng. Nỗi đau khổ do chiến tranh gây ra khiến Yoav hủy hoại luôn cả vai trò làm cha của mình: “Nếu có tình cờ gặp con trên các lối đi hoặc trong khu vườn, con rể tôi bước đi hệt như một người mù. Thoạt đầu, hai thằng bé chạy tới, bám lấy chân bố, nhưng làm thế cũng chẳng ích gì.Yoav không buồn chớp mắt, lên tiếng, thậm chí đưa mắt nhìn chúng, kể cả khi chúng lao tới ôm” [20, tr. 213]. Và chàng trai hiền lành ngày nào giờ cũng trở thành một chiến binh uẩn ức, sẵn sàng thí mạng cho chiến tranh vì quá đau khổ: “luôn đi đầu, xông vào bất cứ trận chiến nào, không sợ hãi, không lùi bước, với vẻ dữ tợn của một kẻ quả quyết muốn đối diện Thần

Chết” [20, tr. 211] Và khi xung trận, Yoav luôn miệng thúc giục tử thần: “Mal’ach- Mavet. Hãy bắt ta đi nếu ngươi có thể ”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc trưng thể loại tiểu thuyết những người nuôi giữ bồ câu ( alice hoffman) luận văn ths văn học 60 22 01 45 (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)