Chất thơ trong tình yêu đôi lứa và tình yêu gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc trưng thể loại tiểu thuyết những người nuôi giữ bồ câu ( alice hoffman) luận văn ths văn học 60 22 01 45 (Trang 63 - 69)

5 .Cấu trúc của luận văn

3.1 Chất thơ trong tình yêu đôi lứa và tình yêu gia đình

Tình yêu là một điều diệu kỳ mà Đấng Toàn năng ban cho con người. Đó chính là chất thơ ngọt ngào chảy xuyên suốt tác phẩm. Kỳ lạ thay, trong khói lửa chiến tranh, trong loạn lạc và đói khát, tình yêu của con người vẫn diễn ra, là sức mạnh sống nội tại khiến nhân vật trở nên mạnh mẽ, kiên cường hơn.

Trong Những người nuôi giữ bồ câu, vẻ đẹp thơ mộng nhất của tình yêu lại

đến từ những người đàn ông thầm lặng như người phương bắc, bố của Nahara. Bố của Nahara là một người đàn ông mạnh mẽ, giỏi giang, kiên cường. Ông sống trong một cộng đồng rất khắt khe, cộng đồng đã đem Shirah ra xử vì tội ăn nằm với một người đàn ông có gia đình. Nhưng kìa hãy nhìn vị thủ lĩnh của xứ Moah đối xử với người phụ nữ ông yêu ngay từ giây phút đầu tiên. Ông không quan tâm đến những phán xét khắc nghiệt, ông chẳng bận tâm đến những gì thuộc về quá khứ của Shirah. Bởi ông yêu Shirah bằng một tình yêu si mê, say đắm, bất chấp điều tiếng xung quanh. Ông để nhường cho Shirah và hai đứa con: “Con ngựa đua lực lưỡng của bố em, vì ông đã chọn con ngựa cái để đi, để lại chiến mã của chính ông cho mẹ chúng ta, như một cách thể hiện sự quan tâm ông dành cho bà. Con ngựa có tên là Leba nghĩa là trái tim” [20.tr.38] Ông đã tặng cho Shirah đôi hoa tai có những viên hồng ngọc Ấn Độ. Đó chính là những báu vật quý giá mà ông đã phải dùng máu và tính mạng của mình để đánh đổi. Tình yêu ấy của ông giống như những viên hồng ngọc thật tinh khiết, thật nguyên chất, thật long lanh và đỏ đến mức dường như nóng bỏng. Thủ lĩnh xứ Moah không chỉ cứu mạng hai mẹ con Shirah, trân trọng, nâng niu, trìu mến yêu

thương bà mà còn đối xử rất trìu mến với con riêng của vợ: cho phép Aziza được cưỡi ngựa bên cạnh mình như đứa con gái được chăm sóc tận tình. Mặc cho lòng Shirah không hướng trọn về mình, ông vẫn say đắm ngắm nhìn bà, hoàn toàn thỏa mãn khi có bà bên cạnh.

Tình yêu của người phương Bắc dành cho Yael thật lặng thầm, mê say, vị tha và lãng mạn. Trong chuồng bồ câu chật chội, hôi hám, với thân phận của một nô lệ, Wynn đã say sưa kể cho người anh yêu nhằm mong bớt đi vất vả, khó khăn khiến cho Yael: “Lắng nghe, cảm thấy nhẹ nhõm khi được nghe kể ở quê anh ta có những hồ nước xanh như ngọc nơi những con cá có thể to như người. Các chiến binh xăm lên cơ thể họ bằng mực đen và chiến binh dũng cảm mạnh mẽ như con sói” [20,tr 171]. Những câu chuyện của người phương Bắc như một bức hoa tươi đẹp, sống động làm nên chất lãng mạn, đầy chất thơ cho tình yêu của anh. Yaeh đã mê hoặc người phương bắc để anh phải bật thốt lên gọi cô là Hồng Ngọc, là thứ quý báu, đáng trân trọng. Có lẽ bất cứ người phụ nữ nào cũng mong có được tình yêu tha thiết, chân thành và tinh tế như thế. Alice Hoffman đã gửi gắm vào tác phẩm những ước mơ của phụ nữ về tình yêu. Chất thơ ngân nga, lãng mạn nhất trong tình yêu của hai nhân vật là phút giây người phương Bắc liều mạng tháo cùm, lẻn khỏi chuồng bồ câu, leo qua hàng rào gai để cầu xin để được bên cạnh Yael trong lúc cô vừa sinh đứa bé của người đàn ông khác. Người phương Bắc nuối tiếc khi không được là bố đứa trẻ, lo lắng cho Yael như một người chồng đầy âu yếm, thương yêu. Có điều gì đẹp đẽ hơn, ngọt ngào hơn tình yêu vượt qua sự vị kỷ, vượt qua bóng đêm sâu thẳm để nghe thấy nỗi đau, cơn sốt hầm hập của người mình yêu. Wynn mắt sáng lên khi nhìn thấy đứa trẻ bởi đó là lúc anh ta biết Yael đã an toàn, yêu mến đứa trẻ như người cha lần đầu nhìn thấy con. Và đối với người đàn ông, dù có mạnh mẽ đến đâu họ vẫn khát khao trong cơn bão tố của cuộc đời được ngả vào lòng người yêu, được làm dịu bớt cảm giác đau đớn.

Trong suốt hơn 600 trang viết về loạn lạc, chia ly, xung đột, khổ đau, tình yêu của vợ chồng Revka hiện lên thật bình yên, thơ mộng. Hạnh phúc thật đơn sơ nhưng dạt dào niềm vui khi hàng ngày chồng Revka đều nhắc nhở rằng ông yêu bà biết bao nhiêu “Ông lưu lại dấu ấn của mình trên bột nhào, chữ R được vạch lên đó để trân trọng tên tôi, Revka, vì sau bấy nhiêu năm tôi vẫn là cô dâu của ông, cô gái ông hứa sẽ trao gửi cuộc đời mình” [20,tr. 204] Người phụ nữ còn gì hạnh phúc hơn khi mỗi sáng đều được nhận một nụ hôn để lại một vệt trắng, nụ hôn của người thợ làm bánh. Tác giả đã khéo léo đan cài vào tác phầm những hiểu biết về phụ nữ rằng họ cần nhất trong cuộc đời là được yêu thương, được tôn trọng, nâng niu.

Những người nuôi giữ bồ câu đã định nghĩa tình yêu theo cách riêng của

Alice Hoffman. Đó là sự hòa hợp giữa những người đàn ông yêu si mê, đắm đuối với những người phụ nữ yêu tha thiết, hết lòng. Sự lãng mạn, chất thơ của tình yêu vút lên ngay cả trong khó khăn, đau khổ. Để rồi tác phẩm gieo vào lòng người đọc niềm tin, hi vọng vào cuộc sống rằng đâu đó sẽ có tình yêu thực sự đang chờ đón mình.

Viết về một cuộc chiến đẫm máu, tàn khốc nơi vùng hoang mạc nên những trang viết về tình yêu của các nhân vật chính là những tiếng nhạc du dương cất lên từ những mất mát, khổ đau. Tình yêu của Simon dành cho Yael là một thứ tình yêu mang màu sắc hoang dã của sa mạc. Những giây phút giao hoan của họ vì thế mà trở nên rất đáng nhớ như giây phút đầu tiên Yael biết đến tình yêu: “Ông rất từ tốn với tôi vào cái đêm đầu tiên đó. Ông làm với tôi những điều thậm chí tôi còn không biết chúng tồn tại. Ông hôn lên khắp người tôi, thúc giục tôi làm điều tương tự với ông. Sau một hồi khoái lạc của tôi là được nghe ông nói, làm ông ôm tôi chặt hơn, muốn tôi nhiều hơn”. Ngòi bút tinh tế của Alice Hoffman đã khiến những phút giây đầu tiên diễn ra từ từ như một thước phim quay chậm. Một thước phim đẹp mà ở đó đàn ông muốn đàn bà còn đàn bà muốn tình yêu. Khi đã quen với sự có mặt của Ben Simon, Yael đã cảm nhận

được việc gần gũi tình nhân rõ ràng, sắc nét hơn: “Ông vừa dịu dàng, vừa thô ráp đầy mạnh mẽ. Khi ông nằm xuống, bàn tay áp lên đường cong trên hông tôi, vật đàn ông cứng rắn ép vào tôi”. Và với sự giao hòa quấn quít trong niềm say sưa cuồng nhiệt đôi tình nhân cho rằng điều đó nằm ngoài sự phán xét của Chúa. Yael yêu Simon say mê và mù quáng vì vậy cô đã dùng thân xác của mình để gắn kết với ông: “Tôi thỏa mãn mọi ham muốn của ông, sẵn sàng dâng cho ông tất cả để thuyết phục ông ở lại . Tôi bùng cháy với ông, nóng bỏng, tan chảy trong vòng tay ông , thân thể chúng tôi hợp thành một khối tối tăm quay cuồng”. Tình yêu cuồng si ấy cùng với sức nóng hầm hập của sa mạc đã tạo thành một ngọn lửa đam mê, đã tạo nên những trang viết rất nóng bỏng, sinh động.

Tình yêu của Shirah và Ben Ya’ir thăng hoa với sự gần gũi , hòa quyện mang theo những rung động rất con người: “hai cơ thể lấp loáng dưới nước cùng những cử động quằn quại của một cơn đam mê khoái lạc. Tôi rùng mình thoáng nghĩ tới những con quái vật , vì có ai ngoài những con cá sấu đắm mình dưới nước để tận hưởng khoái lạc của chúng ? Nhưng chắc chắn những con quái vật không ôm lấy nhau một cách say mê như thế, không hôn nhau bằng miệng, không mang trên người làn da thớ thịt của đàn ông và đàn bà. Cả hai người dưới nước đều tối thẫm , hai mảnh tối của nhau nhập vào nhau khi họ hòa thành một”. Cuộc giao hoan vụng trộm dưới nước đầy nóng bỏng, hoang dã của vị thủ lĩnh vạm vỡ Ben Ya’ir và nữ phù thủy xinh đẹp xứ Moab đã để lại trong lòng người đọc nhiều suy ngẫm và xúc cảm. Giao hòa về thể xác chính là thứ tình yêu chân thực nhất, say mê nhất, là thứ đã gắn kết mãi mãi cuộc đời họ với nhau như một tiền định.

Tình yêu gia đình là một đề tài rất quen thuộc trong nhiều tác phẩm viết về

chiến tranh và Những người nuôi giữ bồ câu cũng không phải là ngoại lệ.

đình đã đem tới những yêu thương, chăm sóc làm lắng dịu những cơn khát của sa mạc, làm con người có động lực để hướng tới tương lai.

Những trang văn viết về tình cảm chị em tha thiết, yêu thương mà Aziza dành cho em gái Nahara là những trang viết tuyệt đẹp và cảm động. Aziza cảm thấy số mệnh của mình và em gái gắn chặt lấy nhau ngay từ giây phút Nahara chào đời. Bởi vì cô đã thổi hơi vào miệng em, hút ra thứ chất lỏng đang nhận chìm em, đón lấy sự sống và cái chết của em vào mình. Cô đã cứu em gái mình khỏi lưỡi hái của thần chết, là người mang đến cuộc sống cho em gái yêu quí. Và trong suốt cả thời thơ ấu, hai chị em đã có một tuổi thơ êm đềm gắn bó với nhau: “Trong suốt thời gian em lớn lên, chị luôn là người anh trai của em.Em theo sau chị như bồ câu tìm tới những cánh đồng ngũ cốc”. Những kỉ niệm thời thơ ấu là tình cảm chị em thân thuộc, gắn bó vẫn luôn đồng hành trong kí ức của Aziza: “tôi đã đuổi em về thẳng lều của chúng tôi, lao theo em như một con cú, làm em bật cười giòn giã. Tôi nghĩ tới những năm chúng tôi ngủ chung nhau trên một tấm đệm, thường mơ cùng một giấc mơ, để rồi thậm chí từ trước khi mở mắt chúng tôi đã có thể trò chuyện về những gì mơ thấy trong đêm” [20,tr. 445]. Thời thơ ấu hồn nhiên của hai cô gái bé nhỏ hiện lên như những dòng suối ngọt ngào làm dịu khát cái nóng của sa mạc. Và ngay cả khi em gái đã quyết tâm rời bỏ Aziza để đi theo chồng, để đi đến một chốn khác thì Aziza vẫn thiết tha, quả quyết: “nhưng chị sẽ không rời bỏ em”.

Bài ca về tình phụ tử thiêng liêng đã cất lên đầy tha thiết trong bão táp của sa mạc, dưới cái nóng thiêu đốt của nơi hoang dã. Yosef Bar Elhanan là một người cha yêu thương Amram tận tụy và sâu sắc. Sau khi vợ qua đời, ông đã coi Amram là niềm tin yêu và hi vọng duy nhất của đời mình nên đã dạy anh đủ mọi kĩ nghệ của một sát thủ, luôn hướng về Amram với những ánh nhìn yêu thương , trìu mến. Vậy nên, khi Amram cùng các bạn đi làm nhiệm vụ của một sát thủ, ông ngày đêm thương nhớ, cửa nhà lúc nào cũng hé mở sẵn để chờ con về. Chỉ có một trái tim người cha quả cảm mới dám dấn thân vào sa mạc khô

cằn, lạnh lẽo và mịt mù để đi tìm con trai, mong ước gặp con tới mức ông thường mơ những giấc mơ dữ dội và tỉnh dậy với khuôn mặt ròng ròng nước mắt và đức tin quay trở lại bởi: “Ông đã mơ thấy anh trai tôi đợi chúng tôi trên một ngọn tháp. Giấc mơ thực đến nỗi ông có thể nghe thấy anh nói với ông. Hãy nhìn và con sẽ tới với bố. Amram đã nói vậy. Bố tôi thề rằng khi những đám mây rẽ ra, ông có thể thấy được con trai mình”. Niềm tin và khát khao được gặp con khiến người đàn ông già nua ốm yếu chỉ với một cây gậy đã leo lên những vách đá cao lởm chởm nhất để đi tìm con theo tiếng gọi của một giấc mơ. Bất chấp những ngày nắng nóng như đổ lửa, những ngày mưa ướt sũng xối xả, bất chấp những xa cách, ông luôn nhìn xuyên qua vách đá với niềm tin sắt đá rằng sẽ được gặp con.

Tình mẫu tử thiêng liêng là dòng suối ngọt ngào làm nên chất thơ thanh khiết , cao đẹp cho toàn bộ tác phẩm. Bởi vì người kể chuyện là những phụ nữ nên mối quan tâm hàng đầu của họ đương nhiên sẽ là những đứa con, những thiên thần bé nhỏ.Họ yêu những đứa con với một tình yêu say sưa và vì con họ có thể làm mọi điều. Hãy nhìn cách Shirah yêu cậu bé Adir, bà luôn khổ sở khi nhìn thấy con gia nhập vào đội quân của các chiến binh nơi sự sống và cái chết trong gang tấc. Để bảo vệ con bà đã buộc những nút thắt, khâu những túi muối và hương liệu trên áo Adir để giữ ác quỷ tránh xa. Thậm chí Shirah còn lập bàn thờ Ashtoreth – nữ thần của người mẹ và chiến binh- để bảo vệ con trai, mặc dù biết nếu ai phát hiện được thì bà sẽ bị nguy hiểm. Khi Adir bị thương , người mẹ đã lo lắng, tất bật, bận rộn thử đủ mọi phương thuốc để giúp con bình phục. Phải bé lại và nhớ về những ngày mình ốm sốt trong quá khứ, ta mới thấy được bàn tay mẹ ngọt ngào và êm dịu thế nào. Đó là những cảm giác lan tỏa, ngân nga mãi trong lòng người đọc vì ai cũng có một người mẹ như thế. Và cũng chỉ bởi quá yêu thương các con, Shirah đã vô cùng đau khổ tìm mọi cách để các con xa lánh ghét bỏ mình bởi bà sợ lời nguyền rằng những ai yêu bà đều sẽ bị hủy hoại. Mạch nguồn cảm xúc của những người mẹ luôn trào dâng mãnh liệt và

mãi mãi không bao giờ vơi cạn. Những trang viết say sưa về tình mẫu tử quả thực đã đạt đến độ xúc động khiến những lời văn ngân nga như những câu thơ cất lên giữa hiện thực: “Cô có vẻ xúc động đến mê mẩn trước đứa trẻ trên tay mình, đôi mắt cô long lanh tràn đầy sức sống, làn da lấp lánh mồ hôi. Khi cô cất tiếng cười, bị mê hoặc trước biểu hiện của thằng bé”. Sau cơn vượt cạn đầy khó khăn, là vẻ xúc động đến mê mẩn trước hình hài máu mủ. Những giây phút như thế đã dệt nên cuộc đời của những người phụ nữ một cách đầy lãng mạn và tràn ngập yêu thương. Yael yêu mến Người Phương Bắc là thế vậy mà khi phải lựa chọn trốn chạy để được tự do cùng người tình hoặc ở lại pháo đài để an toàn cho con thì Yael đã chấp nhận để Wynn ra đi. Người mẹ ấy đã hi sinh hạnh phúc riêng để bảo toàn cho Arieh bởi cô không muốn cho con sư tử bé bỏng của mình phải đối mặt với sa mạc. Không chỉ hi sinh cho con Yael còn sẵn sàng đánh đổi cả mạng sống của mình để cứu con.Với sức mạnh của tình mẫu tử , cô đã lên một kế hoạch thật công phu, mạo hiểm để cứu con khỏi tay Channa quyền uy: “Mỗi ngày cô càng đi xa hơn xuống núi, tìm thấy những con đường hiếm người dám đi vào, ngoại trừ sơn dương, loài vật không hề biết sợ rơi xuống từ các vách núi cheo leo”. Người đọc thắc thỏm theo từng bước chân chênh vênh của cô để rồi vỡ òa cảm xúc khi cô được ôm Arieh vào lòng. Chỉ có tình mẫu tử thiêng liêng, sâu nặng mới khiến Yael có sức mạnh vĩ đại vượt qua rừng sâu vực thẳm của cả thiên nhiên và lòng người để được ôm con vào lòng. Âm vang của tình mẹ bao la, ngọt ngào cứ ngân mãi như một nốt trầm xao xuyến dịu dàng sâu lắng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc trưng thể loại tiểu thuyết những người nuôi giữ bồ câu ( alice hoffman) luận văn ths văn học 60 22 01 45 (Trang 63 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)