Chất thơ qua các biểu tượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc trưng thể loại tiểu thuyết những người nuôi giữ bồ câu ( alice hoffman) luận văn ths văn học 60 22 01 45 (Trang 74 - 87)

5 .Cấu trúc của luận văn

3.3 Chất thơ qua các biểu tượng

Thuật ngữ “Biểu tượng” có từ thời cổ Hy Lạp với lôgic học của Aristot... Đến cuối thế kỉ XVIII, thuật ngữ này xuất hiện nhiều trong các công trình tâm lý học, sinh lí học, lôgic học... nhưng được dùng với ý nghĩa không nhất quán và ngày càng trở nên phức tạp. Do đó, cần phải tìm hiểu quan niệm về biểu tượng của từng ngành khoa học khác nhau trước khi đi vào phạm vi nghiên cứu chủ yếu là biểu tượng nghệ thuật, biểu tượng thơ ca.

Từ góc độ triết học,theo Từ điển triết học: “Biểu tượng là hình ảnh trực quan

- cảm tính, khái quát về các sự vật và hiện tượng của hiện thực, được giữ lại và tái tạo lại trong ý thức và không có sự tác động trực tiếp của bản thân các sự vật và các hiện tượng đến giác quan ” [35, tr.98].Như vậy, nhìn từ góc độ triết học, biểu tượng thuộc về giai đoạn tiền ý thức, nó xuất phát từ hiện thực khách quan và được tái tạo lại trong đầu óc con người. Với cách hiểu như vậy, tất cả các sự vật tồn tại trong thế giới khách quan sẽ trở thành biểu tượng khi được con người tiếp nhận theo ý thức chủ quan của mình. Vì thế, mỗi người sẽ có thế giới biểu tượng của riêng mình. Thế giới biếu tượng ấy có phong phú hay không còn tùy thuộc vào môi trường sống, năng lực hoạt động của cá nhân trong việc chiếm lĩnh, thâm nhập vào thế giới xung quanh. Và như vậy trong chúng ta ẩn chứa một kho biểu tượng vô tận mà nói như Guy Schoeler: “sẽ là quá ít, nếu nói rằng

chúng ta sống trong một thế giới biểu tượng, một thế giới Biểu tượng sống trong chúng ta” [5, tr.419].

Từ góc độ tâm lí :theo Từ điển Tiếng Việt: “Biểu tượng là một hiện tượng tâm sinh lí do một số sự việc ở ngoại giới tác động vào giác quan khiến ý thức nhận biết được sự vật, kích thước hoặc nhìn thấy hình ảnh của nó trở lại trong trí tuệ hay ý thức” [31, tr.67].

Như vậy, nhìn từ góc độ tâm lí, biểu tượng chỉ có thể xuất hiện khi có những sự vật, sự việc ở ngoại giới tác động vào giác quan của con người và nó là hình thức cao nhất của giai đoạn nhận thức cảm tính trực quan. Với đặc điểm như vậy, biểu tượng luôn gắn liền với trí tưởng tượng của con người và nó có thể chuyển hóa thành biểu tượng trong lĩnh vực nghệ thuật, đặc biệt ở thể loại thơ ca.

Từ góc độ văn hóa : mỗi một nền văn hóa được cấu thành bởi nhiều yếu tố khác nhau và một trong những yếu tố đó chính là biểu tượng. Các tác giả cuốn Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới cho rằng: “Mọi nền văn hóa đều có thể xem như một tập hợp các hệ thống biểu tượng trong đó xếp hàng đầu là ngôn ngữ, quy tắc hôn nhân, các quan hệ kinh tế, nghệ thuật, khoa học, tôn giáo... Với cách hiểu như vậy, biếu tượng chính là một trong những cơ sở để xác định đặc trưng của một nền văn hóa cũng như mối quan hệ của các nền văn hóa với nhau. Nhìn từ góc độ văn học, có rất nhiều cách hiểu về biểu tượng, tựu chung lại có những cách hiểu cơ bản sau:Văn học là nghệ thuật ngôn từ mà đặc trưng của nghệ thuật, ngôn từ là phản ánh hiện thực đời sống, thể hiện tư tưởng, tình cảm của con người thông qua hình tượng nghệ thuật. Muốn làm được như vậy, nhà văn phải mã hóa ngôn từ, tạo ra một hình thức “lạ hóa” nhằm tạo ra một thế giới nghệ thuật in đậm dấu ấn của chủ thể sáng tạo và xuất hiện những hình tượng nghệ thuật có giá trị. Những hình tượng nghệ thuật này ra đời có sức sống sẽ vượt lên ý nghĩa biểu đạt và làm thành các biểu tượng nghệ thuật đa nghĩa trong

văn học. Quan niệm này đề cập đến vấn đề biểu tượng gắn với những hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn học. Tuy nhiên, ở đây chúng ta cũng cần chú ý đến tính đa nghĩa của biểu tượng trong văn học vì đối lập với tư duy suy lý đơn nghĩa thì tính đa nghĩa là một đặc trưng của tư duy nghệ thuật, nó phản ánh những mối quan hệ phong phú và sinh động của văn học và hiện thực. Chim bồ câu là biểu hiện của hòa bình và hy vọng trong tín ngưỡng cổ xưa cũng như trong rất nhiều câu chuyện. Chúng cũng được sử dụng để tượng trưng cho mối quan hệ giữa Thiên Chúa và dân Do Thái và có những câu thơ mà những người dân Isarel mộ đạo được gọi là chim bồ câu của Thiên Chúa. Chính vì vậy trong suốt những năm tháng chiến tranh loạn lạc hình ảnh bồ câu hiện lên xuyên suốt trong tác phẩm như một niềm tin, niềm hi vọng về thế giới của những con người khốn khổ. Revka khi nhìn lên trời ngước mắt lên chốn thiên đường để tìm chồng đã thấy một đàn bồ câu bay tới và bà tin rằng đó là người chồng yêu quí đang dõi theo mình để rồi được cảm thấy bình yên, được an ủi, có niềm tin vào phía trước.Bên cạnh đó, những người Do Thái trong tác phẩm còn luôn tin rằng những con chim bồ câu là biểu tượng, là cầu nối của Đấng Toàn Năng với con người. Vì vậy mà khi những con chim bồ câu đông đúc trong thành Masada đó là khi những con người tin rằng Adonai chưa bỏ rơi họ.Và khi đàn chim chết vì dịch bệnh đó là khi điềm báo về những thảm họa sắp xảy ra.

Từ ngàn đời nay, chung thủy là một tính từ vô cùng đáng ngưỡng mộ và khát khao, chưa bao giờ phụ nữ thôi mong chờ sự chung thủy của đàn ông và vì

thế trong Những người nuôi giữ bồ câu, Alice Hoffman- một nhà văn nữ - đã

khắc họa biểu tượng chim bồ câu mang ý nghĩa của lòng thủy chung, son sắt. Khi Yael bẫy được một con chim bồ câu bằng chiếc khăn của mình để dùng làm bữa ăn, con chim đã không ngừng kêu tirr tirr để gọi bạn đời và cô đã: “nhìn lên bụi sim và thấy bạn đời của con bồ câu đang đợi trên đó”. Đàn bồ câu rất đông trong các khu nuôi ở Masada làm nên một biểu tượng đáng ngưỡng mộ và ao

ước về tình yêu đôi lứa bởi vì cứ chiều chiều chúng được thả ra bay lượn để có thể thoải mái duỗi cánh thì “Chúng bay lên cao, biến mất, rồi vòng trở lại , quay về tổ. Chúng rất chung thủy với bạn đời. Vì thế, một đôi bồ câu không bao giờ được phép cho bay cùng nhau; long chung thủy của mỗi con chim hết lần này đến lần khác đưa nó bay trở về bên bạn đời, bất chấp sức hấp dẫn của sự tự do” [20, tr 210]. Và rồi trong tình yêu của Shirah, đôi chim bồ câu lại là tín chứng cho sự thủy chung của Ben Ya’ir với Shirah. Khi bố mẹ và pháp luật cấm cản, bắt Shirah phải rời xa Ben Ya’ir thì “Tối hôm ấy, anh tìm cách phái một người hầu mang tới hai con bồ câu nhốt trong một cái lồng gỗ, đã được huấn luyện để có thể quay về với anh và chung thủy với nhau hệt như hai chúng tôi”. Không những thế, đàn chim bồ câu còn rất thủy chung với những người nuôi giữ chúng.Chúng đã hiến tặng trứng và thậm chí cả mạng sống của mình cho những người nuôi giữ, ở lại cùng họ đến những giây phút cuối cùng khi Masada sụp đổ. Bầy chim bồ câu hiền lành, thủy chung tung cánh bay từ đầu đến cuối tác phẩm đã mang đến những giây phút bình yên, thanh thản hiếm hoi cho một tác phẩm viết về chiến tranh, loạn lạc, li tán.

Con sư tử được coi là biểu tượng của nhiều nền văn hóa cổ đại, là đại diện

của sức mạnh, sự dũng mãnh và lòng can đảm. Tuy nhiên trong Những người

nuôi giữ bồ câu, Alice Hoffman đã láy đi láy lại rất nhiều lần hình tượng của

con sư tử nhưng với những ý nghĩa khác.Trước hết, đối với dân tộc Do Thái, tháng Av có biểu tượng là con sư tử là tháng mang ý nghĩa hủy diệt đối với những người dân ở đây. Bởi đó là khi ánh mặt trời thiêu đốt thể hiện quyền năng của một con vật mang tính mặt trời cho dù sư tử là loại động vật chủ yếu hoạt động về đêm. Chính vì vậy khi Yael kể từ khi ra đời vào tháng sư tử, cô luôn mơ về một con sư tử được cô cho ăn nhưng rồi lại ngoạm lấy cả bàn tay và ăn sống cô. Giấc mơ về sư tử cứ ám ảnh, buộc chặt lấy Yael suốt cuộc đời như một tiền định. Yael “sợ những con sư tử trong giấc mơ của mình, mơ hồ tin rằng sinh vật nào đó lẩn lút trong cơn mộng mị sẽ ngấu nghiến tôi” [20, tr 50]. Yael

ví Ben Simon người đàn ông của đời cô là con sư tử, con sư tử đã hạ gục một con sư tử khác bởi vì mình “quá đắng”. Để rồi có lúc cô cũng coi mình là một con sư tử: “Tôi là một con sư tử cái không có móng vuốt hay răng nanh, còng người xuống như một bà già khi phải vật lộn vượt qua những tảng đá” [20, tr 109] . Đó là điềm báo về một cuộc đời nhiều chông gai, khó nhọc và cả sự diệt vong. Không chỉ có vậy, trong lịch sử tôn giáo sư tử còn biểu tượng cho Judah, một tông đồ phản bội Chúa. Chính vì vậy Ben Simon là một con sư tử vì đã phản bội người vợ Sia nhẫn nại của mình. Và ngay cả Yael cũng là một con sư tử bởi vì cô đã phản bội lại những điều răn dạy của dân tộc mình, phản bội lại người bạn gái rất đáng mến Sia để cướp chồng của chị. Và đó cũng là lí do người La Mã đã thách thức người Do Thái bằng cách cột con sư tử để xem ai có thể khuất phục nó.

Sa mạc hoang dã với cuộc sống khốn khổ, cùng quẫn là bối cảnh chính của tác phẩm, vì vậy hình tượng rắn viper đen xuất hiện dày đặc đã làm cho khung cảnh trở nên hoang dã, khó đoán định và chực chờ với nhiều cạm bẫy hơn. Hình tượng rắn viper trước hết xuất phát từ thực tế loại động vật trườn bò, săn mồi giỏi này xuất hiện rất nhiều ở các vùng sa mạc và những nơi hoang dã. Sau nữa, từ khía cạnh tâm linh rắn là tượng trưng cho sự quỉ quyệt, tàn nhẫn, những dự cảm xấu và chết chóc. Con rắn viper đen của sa mạc trong tác phẩm thậm chí đã giết chết chúa tể sơn lâm bằng cách “siết chặt thân hình quanh con mồi của nó và không chịu buông tha”, và nó ngấu nghiến ăn hết mọi thứ trên đường nó đi. Con rắn không chỉ có sự tàn nhẫn lạnh lùng mà nó còn hết sức quỉ quyệt: nó “thôi miên một con chim, từ từ cuộn mình siết quanh con mồi trước khi tung ra nhát cắn tối hậu khiến con mồi tê liệt”. Bên cạnh đó, đối với Yael, với những tội lỗi gây ra trong quá khứ cùng bóng ma của Sia được ví như một con rắn viper đen luôn quấn chặt và rít lên trong tâm trí cô những lời chua cay, mặn đắng. Hay ở một trường đoạn khác, khi Revka cùng con và cháu di chuyển trong sa mạc bà đã nhìn thấy một con rắn viper và dự cảm về tương lai với

nhiều giông bão sắp tới: “Tôi cảm thấy một cơn rùng mình sợ hãi, một dự cảm không lành. Tôi thấy những cái bóng lấp ló dưới gốc cây chà là biến hình thành một con rắn viper; nó trườn đi trên mặt cát, dừng lại cạnh chân tôi ” [20, tr 229] Sự xuất hiện và lặp lại của những biểu tượng đã khắc họa vẻ đẹp hoang dã, sống động của một vùng sa mạc rộng lớn khắc nghiệt. Đồng thời từ góc độ tâm linh, con sư tử, con rắn, bồ câu là những biểu tượng hết sức quen thuộc phản ánh quan niệm và suy nghĩ của dân tộc và tôn giáo ấy. Từ đó, những hình ảnh biểu tượng này giúp người đọc thêm thấu hiểu nền văn hóa Do Thái, hiểu những khát vọng của các nhân vật gửi gắm trong chiều sâu của tác phẩm.

TIỂU KẾT

Trong chương thứ 3, chúng tôi đã tìm thấy chất thơ lấp lánh trong tác phẩm. Đó là vẻ đẹp trong tình yêu mãnh liệt, đắm say của các nhân vật như Yael, Shirah, Aziza. Đó là vẻ đẹp đầy yêu thương của tình cảm chị em, tình phụ tử, tình mẫu tử thiêng liêng, sâu nặng. Đó là vẻ đẹp tuyệt vời của thiên nhiên hoang dã vùng sa mạc và vẻ đẹp xa hoa long lanh của thành cổ Masada. Đó còn là vẻ đẹp huyền bí mang tính tâm linh của những con vật biểu tượng như rắn viper, sư tử và chim bồ câu.

KẾT LUẬN

Đặc trưng thể loại tiểu thuyết trong những tác phẩm tiểu thuyết phương Tây hiện đại luôn là một đề tài hấp dẫn. Hơn thế nữa, Những người nuôi giữ

bồ câu là một tác phẩm vô cùng thú vị và đáng suy ngẫm. Bởi vậy luận văn Đặc trưng thể loại tiểu thuyết Những người nuôi giữ bồ câu( Alice Hoffman)

đã tìm tòi và nghiên cứu phần nào vẻ đẹp lấp lánh của tác phẩm trong sự đối chiếu với đặc trưng thể loại.

Trên những chặng đường phát triển của tiểu thuyết hiện đại, Những người

nuôi giữ bồ câu đã thể hiện rõ những đặc trưng của thể loại tiểu thuyết dựa trên

lịch sử. Hiện thực lịch sử của 2000 năm trước đã được sống dậy cộng với sự nhạy cảm thiên bẩm của tác giả tạo nên một tác phẩm đồ sộ mang tầm vóc sử thi nhưng lại hết sức gần gũi và có tiếng nói chung với những vấn đề của thời đại. Đó là sự miêu tả một cách sinh động cuộc chiến giữa người Do Thái và binh đoàn La Mã tại pháo đài Masada. Bên cạnh đó, với trí tưởng tượng phong phú, Alice Hoffman đã khắc họa được những hình tượng cao cả của người phụ nữ trong chiến tranh, đúc lên những hình tượng anh hùng mang tầm vóc sử thi mạnh mẽ.

Chất bi kịch của tác phẩm chính là những xung đột lịch sử mang tính dân tộc giữa người Do Thái và binh đoàn La Mã với những hậu quả vô cùng tàn khốc. Bên cạnh đó, chất bi kịch còn được tác giả khắc họa qua những xung đột gia đình, xung đột cá nhân đau thương và oan trái.

Nhưng đồng thời, ta cũng bắt gặp trong tác phẩm vẻ đẹp lãng mạn, nên thơ của thiên nhiên vùng sa mạc hoang dã và vẻ đẹp của thành Masada, của tình yêu con người, của tình yêu gia đình và qua những biểu tượng huyền bí như con chim bồ câu, con sư tử…

Chính tầm cỡ của một tiểu thuyết gia đương đại xuất sắc đã làm nên một tác phẩm có vẻ đẹp thẩm mĩ phong phú với biết bao kiến thức lịch sử, kiến trúc, tâm lý hữu ích. Qua tiểu thuyết lịch sử này người đọc có thể hiểu thêm về quá

khứ và soi rọi vào cuộc sống hiện tại. Alice Hoffman đã tôn trọng lịch sử và bằng tài năng đã làm sống dậy những trang sử ấy.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. TIẾNG VIỆT

1. M. Bakhtin (1992), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Phạm Vĩnh Cư dịch –

Trường viết văn Nguyễn Du.

2. M. Bakhtin (2003), Những vấn đề thi pháp Đôtxtôiepxki, Trần Đình Sử

dịch, Nxb Giáo dục.

3. Nguyễn Thị Bình ( 2008), Những đổi mới văn xuôi nghệ thuật Việt Nam

sau 1975, Luận án tiến sĩ Ngữ Văn, Đại học sư phạm Hà Nội.

4. Nguyễn Thị Bình (2008), Tư duy thơ trong tiểu thuyết Việt Nam đương

đại – Tự sự học- Một số vấn đề lí luận và lịch sử (phần 2) , Nxb Đại học

sư phạm Hà Nội.

5. Jean Chevalier, A.Gheerbrant (2002), Từ điển biểu tượng văn hóa thế

giới, Nxb Đà Nẵng.

6. Nam Dao – Nguyễn Mộng Giác, Thảo luận về tiểu thuyết lịch sử, Trích

theo bản email nhà văn Nam Dao gửi cho giáo sư Phan Cự Đệ.

7. Trương Đăng Dung (1994), “Tiểu thuyết lịch sử trong quan iệm mĩ học

của G. Lukacs”, Tạp chí Văn học (số 5), trang 12.

8. Nguyễn Thùy Dương (2012), Tiểu thuyết lịch sử của Hoàng Quốc Hải và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc trưng thể loại tiểu thuyết những người nuôi giữ bồ câu ( alice hoffman) luận văn ths văn học 60 22 01 45 (Trang 74 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)