.Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của nông trại

Một phần của tài liệu Tìm hiểu mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh của nông trại trồng ớt ngọt số 37, moshav hatseva, israel của ông gidon blum (Trang 35)

2.3.6.1. Chi phí xây dựng và trang thiết bị cơ bản của nông trại

23

Bảng 2.3: Chi phí xây dựng cơ bản của nông trại(Đơn vị tính 1000đ) (Đơn vị tính 1000đ) STT Khoản mục 1 Xây dựng nhà lưới Xây dựng nhà 2 phân loại và đóng gói ớt 3 Xây dựng bể chứa nước 4 Xây dựng bể chứa phân bón 5 Dây chuyền phân loại ớt 6 Xe đẩy ớt 7 Máy làm hộp các tông 8 Hộp nhựa 9 Xe nâng 10 Ống tưới nhỏ giọt 11 Xe chuyên chở 12 Bình phun thuốc 13 Động cơ làm

24

đất

Chi phí khác 14 ( kéo, cuốc,

xẻng…)

Tổng

(Nguồn điều tra 2019-2020)

Qua số liệu trên cho ta thấy chi phí đầu tư cơ bản rất lớn 29.727.720.000, trong đó :

Chi phí lớn nhất là cho xây dựng 14.000 m² nhà lưới là 24.080.000.000 đồng. Bao gồm chi phí công nhân và các nguyên vật liệu cho xây dựng nhà lưới.

Xây dựng nhà phân loại và đóng gói ớt là 1.500.000.000 đồng với thời gian khấu hao là 20 năm. Ở đây bao gồm vị trí đặt máy móc thiết bị sản xuất, nơi công nhân làm việc và kho bảo quản.

Dây chuyền phân loại ớt là 1.080.000.000 đồng, Đây là dây chuyền công nghệ cao phân loại tự động.

Ống tưới nhỏ giọt là 525.600.000 đồng, hệ thống tưới nước thường sử dụng được 2 năm và sẽ được thay mới để đảm bảo uống nước hoạt động tốt.

và ngoài ra còn có các khoản chi phí đầu tư vào xây dựng, công nghệ máy móc sản xuất khác và tổng thành tiền sau khấu hao của toàn bộ chi phí xây dựng cơ bản của nông trại là 1.833.124.000 đồng.

2.3.6.2. Chi phí hàng năm của nông trại

Mỗi nông trại sẽ có chi phí hàng năm là khác nhau và bảng dưới đây là tổng chi phí hàng năm của nông trại số 37 của ông Gidon Blum.

Bảng 2.4: Chi phí hàng năm của nông trại

STT

1 2

3 Chi phí phân bón 4 Chi phí NPK

dạng lỏng

5 Chi phí giống cây trồng 6 Thuốc BVTV 7 Côn trùng có ích (Bio) 8 Chi phí khác (lưới, ni lông…) Tổng

Nguồn: Số liệu điều tra 2019- 2020)

Theo số liệu 2019 - 2020, trung bình một năm tổng chi phí nông trại phải bỏ ra là 16.648.900.000 đồng. Trong đó :

- Chi phí trung bình cho công nhân một năm là 6.120.000.000 đồng trong nông trại có 17 công nhân vậy một công nhân trung bình một năm có thu nhập là 360.000.000 đồng.

- Chi phí tiền điện nước trung bình cho mỗi tháng từ 215.000.000 đồng vậy ước tính 10 tháng là 2.150.000.000 đồng.

- Chi phí phân bón hàng năm là 1.320.000.000 đồng.

- Do sử dụng phương pháp bón phân dưới dạng lỏng qua hệ thống tưới nhỏ giọt nên chi phí NPK lỏng là khá lớn 1.883.400.000 đồng

- Chi phí giống cây trồng 1 năm là 4.165.000.000 đồng.

- Chi phí thuốc bảo vệ thực vật là 340.500.000 đồng.

- Chi phí côn trùng có ích (BiO) là 70.000.000 đồng.

- Các khoản chi phí khác như lưới, ni lông, cuốc, xẻng 600.000.000 đồng.

2.3.6.3. Sản lượng và doanh thu của nông trại năm 2019 - 2020

Trên đơn vị diện tích là 1ha thu được sản lượng và doanh thu từ ớt như sau:

26

STT Giống ớt

1 Ớt đỏ

2 Ớt vàng

Tổng

(Nguồn: Số liệu điều tra 2019-2020)

Qua bảng ta có:

Sản lượng ớt thu được là 70.180 kg/ha, với tổng diện tích là 14 ha ta thu được tổng sản lượng năm 2019 – 2020 là 982.502 kg/năm, ta thấy nông trại đạt được sản lượng mỗi năm là rất lớn.

Giá bán các loại ớt ở từng thời điểm trong mùa vụ và từng thị trường sẽ có giá khác nhau, khi ớt được đóng gói, có nhãn mác và xuất khẩu sang các nước châu Âu giá ớt cao hơn so với sản xuất bình thường, tại nông trại của ông Gidon Blum giá trung bình 1 kg ớt sau khi đóng gói và được xuất khẩu là 80.000 đồng ta thu được doanh thu trên 1 ha là 5.614.400.000 đồng (tổng doanh thu là 78.601.600.000 đồng). Ta thấy đây là mô hình kinh doanh mang lại nguồn doanh thu lớn.

2.3.6.4. Hiệu quả kinh tế về sản xuất kinh doanh của nông trại 2019- 2020

Trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh việc đánh giá hiệu quả kinh tế là rất quan trọng, qua đó ta sẽ biết được việc kinh doanh sản xuất đang phát triển như thế nào với các chỉ tiêu kinh tế, chi phí và lợi nhuận như thế nào. Ta sẽ đánh giá hiệu quả kinh tế trên 1ha như sau:

Bảng 2.6: Hiệu quả sản xuất ớt trên 1ha của nông trại năm 2019- 2020

STT

1 Giá trị sản xuất (GO)

2 Tổng chi phí (TC)

27

4 Khấu hao

5 Giá trị gia tăng(VA) 6 Lợi nhuận (Pr) 7 GO/IC

8 VA/IC

9 VA/GO

(Nguồn: Số liệu điều tra 2019- 2020)

Nhìn vào bảng số liệu trên cho ta thấy hiệu quả về mặt kinh tế của nông trại trong năm 2019 – 2020 như sau:

GTSX (GO): Trên 1 ha là 5.614.400.000 đồng, (GO tổng cả 14ha là 78.601.600.000 đồng). Cho thấy của quá trình sản xuất kinh doanh ớt ngọt của ông Gidon Blum có giá trị sản xuất cao.

Với tổng chi phí (TC) của 1 ha là 1.320.144.571 đồng, (TC tổng cả 14 ha là 18.482.024.000 đồng). Vậy để kinh doanh sản xuất nông nghiệp với quy mô lớn một nông trại cần chuẩn bị và sẵn sàng chi các khoản chi phí lớn.

Giá trị gia tăng (VA) là 4.425.192.857 đồng. (VA tổng của 14 ha là 61.952.700.000).

Lợi nhuận 1ha của nông trại năm 2019 - 2020 là 4.294.255.428 đồng (tổng lợi nhuận cả 14 ha là 60.119.575.992 đồng).

Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế trên 1 ha:

GO/IC = 4,721 lần, với mức đầu tư một đồng cho chi phí trung gian của nông trại thì sẽ tạo ra 4,721 đồng giá trị sản xuất.

VA/IC = 3,721 lần, nếu người chủ bỏ ra một đồng chi phí trung gian cho nông trại thì người chủ sẽ thu được giá trị gia tăng là 3,721 đồng.

VA/GO = 0,788 lần, Với một đồng giá trị sản xuất sẽ tạo ra 0,788 đồng giá trị gia tăng.

Với mức thu nhập 1 năm sản xuất nông nghiệp là 60.119.575.992 đồng vậy đây là một mô hình sản xuất đạt hiệu quả cao đem lại nguồn lợi nhuận rất lớn cho chủ trang trại, rất xứng đáng với sự đầu tư ban đầu mà người chủ bỏ ra. Sự phát triển

28

của trang trại góp phần vào sự phát triển nền kinh tế của đất nước Israel ngoài ra còn tạo công ăn việc làm cho nhiều người lao động cũng như sinh viên tham gia chương trình thực tập tại đây.

2.3.7. Phân tích Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của nông trại

Điểm mạnh (Strengths)

- Sản phẩm ớt tại nông trại ông Gidon Blum là sản phẩm nông sản sạch đáp ứng đủ tiêu chuẩn xuất khẩu ra các nước như: Mỹ, Đức, Nga.

- Sử dụng công nghệ cao trong quá sản xuất ớt như: Hệ thống nhà lưới, hệ thống ống nước tưới tự động, máy rửa ớt, máy đóng gói tự động và các thiết bị máy móc hiện đại khác để phục vụ sản xuất.

- Nguồn nhân lực dồi dào và rẻ được lấy từ Thái Lan và sinh viên các nước trên thế giới. Các sinh viên tại các nước trên thế giới rất muốn học hỏi kỹ thuật, công nghệ sản xuất nông nghiệp của người nông dân Israel, khi họ đến học tập và trải nghiệm tạo thêm nguồn lao động dồi dào. Israel có hợp đồng liên kết lấy nguồn lao động từ một nước duy nhất là Thái Lan, trong tương lai Israel có thể liên kết nhập nguồn lao động tại Việt Nam.

- Hệ thống giao thông tương đối hoàn thiện như hệ thống đường bộ tại nơi ở và nông trại được đầu tư xây dựng khép kín thuận tiện cho việc đi lại và vận chuyển sản phẩm.

- Đất đai cho vùng sản xuất nông nghiệp được nhà nước quy hoạch cụ thể rộng lớn thích hợp cho người nông dân sản xuất nông nghiệp với quy rộng lớn.

- Thông tin về thị trường đầy đủ, tại các Moshav các thành viên được liên kết với nhau thành nhóm trên mạng Internet nếu có thông tin hoặc vấn đề liên quan đến kinh doanh, thị trường… đều được cập nhật thông tin một cách nhanh chóng. Ngoài ra thông tin còn được cập nhật qua các bản tin, các kênh tin tức quốc gia.

Điểm yếu (Weaknesses)

- Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt: Đất nông nghiệp là đất sa mạc, khí hậu rất nóng vào mùa hè và rất lạnh vào mùa đông rất khó khăn cho người nông dân chăm sóc cây trồng và người lao động không thể làm việc nếu thời tiết quá nóng hoặc quá

29

lạnh và tốn nhiều sức phải chuyển thời gian đi làm việc muộn hơn vào mùa đông và đi làm sớm hơn vào mùa hè.

- Nguồn nước tưới không dồi dào, Israel là quốc gia có lượng mưa và độ ẩm rất thấp, khi sản xuất kinh doanh nông nghiệp phải đảm bảo hệ thống nước kép kín, đủ nước tưới cho cây trồng, nếu bị mất nước toàn bộ cây trồng sẽ héo và chết.

- Giá cả ảnh hưởng bởi chất lượng quả nếu quả ớt nhỏ hoặc bị sâu bệnh làm ảnh hưởng đến màu sắc giá bán sẽ bị giảm xuống và không thể xuất khẩu được chỉ bán được ở thị trường nội địa. Ngoài ra giá cả còn ảnh hưởng bởi các yếu tố thị trường khác như nhu cầu của khách hàng đối với loại ớt dài, ớt tròn hay màu sắc của ớt như đỏ, vàng hoặc cam.

Cơ hội (Opportunities)

- Nhà nước rất quan tâm và hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp qua việc hỗ trợ vay vốn, ứng dụng khoa học công nghệ, nguồn lao động, giải phóng mặt bằng, rà phá bom mìn…

- Do nhà nước đầu tư xây dựng các trung tâm chuyên nghiên cứu công nghệ kỹ thuật cho ngành nông nghiệp nên trình độ công nghệ, kỹ thuật của Israel ngày một phát triển cao.

- Có các trung tâm nghiên cứu và phục vụ giống cây trồng mới, côn trùng có ích… thuận lợi cho người nông dân tập trung phát triển sản xuất.

- Sự hợp tác giữa các chủ nông trại ngày một chặt chẽ hơn trong quá trình sản xuất, quản lý công nhân và chăm sóc cây trồng cũng như xuất khẩu nông sản.

- Khi nền nông nghiệp Israel đạt được nhiều danh tiếng và uy tín như hiện nay thì thị trường xuất khẩu sang các nước trên thị trường thế giới sẽ ngày càng mở rộng.

Thách thức (Threats )

- Cạnh tranh chất lượng sản phẩm với các nông trại khác cũng như với các nước có nền nông nghiệp phát triển cao trên thế giới như: Nhật, Úc… Đây cũng là những nước tiên phong cho việc áp dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến vào trong quá trình sản xuất.

30

- Mặc dù đã có các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại thế nhưng trong quá trình sản xuất vẫn bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh do phát hiện không kịp thời hoặc sự xuất hiện các loại sâu bệnh mới làm giảm năng suất, chất lượng nông sản của người nông dân.

- Một số chủ nông trại bắt đầu đa dạng hóa cây trồng (như toàn bộ diện tích nông trại đang trồng ớt bắt đầu chuyển sang trồng nho, ngô…giảm diện tích trồng ớt xuống), đây cũng là thách thức cho những người chủ nông trại về kinh nghiệm, kỹ thuật, công nghệ cho một loại cây trồng mới.

31

PHẦN 3

Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP

Tên ý tưởng: Xây dựng nông trại trồng và sản xuất các sản phẩm từ cây Chanh dây theo phương thức hữu cơ vi sinh tại xã Cao Thượng huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn

3.1. Giá trị cốt lõi của ý tưởng

Với mong muốn cung cấp cho thị trường những sản phẩm từ nông nghiệp có lợi cho sức khỏe con người, sạch, an toàn đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tận dụng tối đa những phế phẩm nông nghiệp, phân chuồng tại địa phương. Trong quá trình hoạt động của nông trại sẽ tạo công ăn việc làm cho một số người dân, góp phần nhỏ cho sự phát triển kinh tế tại địa phương.

a. Mục đích của ý tưởng

Xây dựng nông trại trồng cây chanh dây hữu cơ sử dụng các phế phẩm trong quá trình sản xuất nông nghiệp, phân chuồng có tại địa phương để tạo thành phân bón hữu cơ vi sinh để giảm chi phí phân bón, hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường cũng như nâng cao chất lượng của sản phẩm.

Nông trại kết hợp chế biến sản phẩm từ quả chanh dây: Nước cốt chanh dây, mứt chanh dây nhằm đa dạng hóa sản phẩm. Ngoài ra còn sản xuất giống cây chanh dây nhằm cung cấp giống cho những gia đình, những nông trại có nhu cầu về giống chanh dây.

Nếu nông trại thực hiện đạt được kết quả tốt có thể mở rộng sản xuất, tìm kiếm thị trường xuất khẩu và kết hợp với bà con nông dân tại xã thành lập hợp tác xã trong tương lai, góp phần phát triển kinh tế trên địa phương.

b. Điểm khác biệt của ý tưởng

Tận dụng được nguồn phân bón hữu cơ vi sinh tại địa phương.

Nhận thấy rằng có thể đa dạng hóa sản phẩm tăng giá trị sản phẩm chanh dây, bằng cách chế biến quả chanh dây thành các sản phẩm như nước cốt chanh, mứt chanh dây.

32

Ngoài ra có thể cho khách du lịch tại huyện vào thăm quan mô hình, sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng liên quan đến ngành nông nghiệp đến thăm quan và thực tập.

3.2. Khách hàng

- Những sản phẩm cung cấp cho khách hàng:

+ Quả chanh dây tươi + Nước cốt chanh dây + Mứt chanh dây + Giống cây chanh dây.  Khách hàng mục tiêu

- Các siêu thị, cửa hàng, nhà hàng, công ty cần nhập các sản phẩm từ nông trại chanh dây với số lượng lớn.

- Các hộ gia đình cá nhân, thương lái, trang trại có nhu cầu về cây giống, quả và các sản phẩm nước uống, vỏ chanh sấy.

- Khách du lịch trong đến (thăm quan và mua các sản phẩm).

- Các nhà thuốc, y học dân gian có nhu cầu về chế biến các sản phẩm thuốc từ quả chanh dây.

- Khách hàng trên mạng xã hội (khách hàng từ xa).  Kênh phân phối

- Các thương lái, trực tiếp đến thu mua và thanh toán ngay tại nông trại, kênh phân phối này sẽ bán được sản phẩm với số lượng lớn giúp xoay vòng vốn của nông trại nhanh.

- Đi tìm các hợp đồng cung cấp các sản phẩm cho các hệ thống siêu thị, công ty, cửa hàng, trong tỉnh và các tỉnh khác trên cả nước.

- Bán trực tiếp sản phẩm cho các cá nhân, các hộ gia đình tại địa phương tại chợ và trong các khu du lịch.

- Giới thiệu sản phẩm qua hội chợ triển lãm nông sản sạch các tỉnh trung du và miền núi phía bắc.

- Bán trực tuyến trên: Website, Facebook, Shopee, Lazada…

33

Quan hệ khách hàng

- Các phương tiện quảng cáo sản phẩm:

+ Quảng cáo trực tiếp: Đi tiếp thị sản phẩm cho khách hàng. Giới thiệu về nông trại và sản phẩm được sản xuất từ nông trại qua biển hiệu, hình ảnh, tờ rơi: Cách quảng cáo này có ưu điểm là dễ thực hiện, không tốn quá nhiều chi phí.

+ Quảng cáo gián tiếp:

Quảng cáo trên mạng Internet như: Facebook, lập Website riêng, Youtube, báo điện tử…để giới thiệu chi tiết về nông trại cũng như, quy trình sản xuất, các sản phẩm của nông trại, tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng ở mọi lứa tuổi khác nhau và phạm vi ảnh hưởng rộng.

+Quảng cáo dựa trên mối quan hệ cá nhân, trên bao gói của sản phẩm. - Chăm sóc khách hàng:

+ Với những khách hàng mua các sản phẩm ta cần xây dựng đường dây nóng cho khách hàng để họ phản ánh về chất lượng và góp ý về sản phẩm. Luôn có nhân viên để trả lời những thắc mắc, những bình luận góp ý của khách hàng, cập nhật thông tin nhanh nhất từ khách hàng để từ đó cải thiện cho phù hợp với thị hiếu chung của khách hàng hơn.

+ Phân loại khách hàng :

Đối với khách hàng mua nhiều lần với số lượng lớn ta có thể giảm giá, tặng

Một phần của tài liệu Tìm hiểu mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh của nông trại trồng ớt ngọt số 37, moshav hatseva, israel của ông gidon blum (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(80 trang)
w