Liệt kê nguồn lực
Các nguồn lực cần thiết:
- Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên: Đất đai, nguồn nước.
- Cơ sở vật chất, kỹ thuật: Các dụng cụ trồng cây chanh dây, chế biến sản phẩm.
- Nguồn lao động.
- Vốn đầu tư cho dự án.
- Thuốc các loại như: Thuốc phòng trừ sâu bệnh…
- Nguồn phân bón.
Những nguồn lực hiện có :
- Có vị trí địa lý thuận lợi cho xây dựng nông trại, nước tưới tiêu. Chính sách hỗ trợ, ưu tiên về sản xuất hữu cơ của chính quyền địa phương.
- Vận dụng kiến thức được học và kinh nghiệm thực tập như áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc lựa chọn giống, nhân giống, kỹ thuật chăm sóc để xây dựng nông trại chanh dây.
Những nguồn lực còn thiếu và cách huy động, khắc phục:
- Kiến thức kinh nghiệm chưa được sâu rộng: Cần trau dồi những kiến thức cần thiết cho chăm sóc, phòng bệnh cho cây chanh dây, trước khi xây dựng nông trại cần làm việc, học hỏi, tham quan những nông trại đã đạt được kết quả tốt để trau dồi kinh nghiệm và kiến thức.
- Vốn đầu tư trong việc xây dựng nông trại còn thiếu: Có thể khắc phục bằng cách là vay vốn ngân hàng chính sách với lãi suất ưu đãi cho phát triển nông nghiệp nông thôn.
- Quan hệ với khách hàng, các cửa hàng phân phối sản phẩm: Tìm hiểu kỹ về nhu cầu, thị hiếu của khách hàng. Đưa ra các kế hoạch sản xuất kinh doanh hợp lý, tạo mối quan hệ thông qua hợp đồng làm ăn, các chương trình quảng bá, khuyến mãi, tri ân khách hàng…
Các hoạt động chính
Khu xây dựng nông trại chanh dây trên đất gia đình đã có là 1,2 ha.
- Xây dựng nông trại.
- Chọn giống cây chanh dây khỏe mạnh, phù hợp hợp đất, khí hậu mua hạt giống, mua khay giống, vỏ bầu, phân bón và thuốc vi sinh.
- Đào hố, ủ phân trong hố, lắp đặt hệ thống tưới tự động.
- Thiết kế vườn ươm.
- Học hỏi kinh nghiệm các nông trại trồng cây chanh dây thành công và những nông trại thất bại để rút ra kinh nghiệm,
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chanh dây cho các công nhân.
35
- Mua máy móc, dụng cụ để làm mứt chanh dây, làm nước uống.
- Đăng ký thương hiệu, thiết kế logo, nhãn mác, bao bì sản phẩm. Đối tác
- Hợp tác với ngân hàng chính sách để vay vốn.
- Hợp tác với hệ thống các cửa hàng, các siêu thị, nhà hàng và các nhà buôn để giải quyết đầu ra cho các sản phẩm của nông trại.
- Luôn tìm thị trường, tạo sản phẩm đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
- Hợp tác với các hộ dân khác để mở rộng quy mô.
- Hợp tác với các chuyên gia về dịch bệnh cây trồng để giải quyết dịch bệnh trên cây trồng.
- Tham gia hợp tác các hội trồng cây chanh dây để tiếp thu nhanh nhất về xu hướng phát triển, thị hiếu của khách hàng…