Các khoản STT thu Quả chanh 1 dây tươi Giống chanh 2 dây Chanh dây 3 sấy Nước cốt 4 chanh dây Tổn g
Sản lượng cho quả của cây chanh dây trung bình mỗi năm là 40 tấn với giá trung bình là 15.000 đồng/kg thì doanh thu từ quả chanh dây tươi là 600.000.000 đồng. Tuy nhiên qua từng năm doanh thu có thể tăng hoặc giảm do tác động của yếu tố tự nhiên, thị trường…
Giống cây chanh dây với giá bán là 30.000 đồng/cây thì doanh thu dự kiến đạt 300.000.000 đồng, giống cây chanh dây đem lại hiệu quả kinh tế khá cao, ta có thể tiếp tục đa dạng cây giống qua các hình thức như trồng cây giống trong chậu, cắt tỉa tạo dáng đẹp để làm cảnh hay tiện dụng cho các khu dân cư không có diện tích lớn để trồng cây.
Với 5 tấn quả chanh dây tươi được đem ra làm nước cốt chanh dây và mứt chanh dây đạt 180.000.000 đồng có hiệu quả kinh tế hơn là bán quả chanh dây tươi đồng thời đây là cách đa dạng hóa sản phẩm nhằm đưa sản phẩm của nông trại đến với thị trường bằng nhiều cách khác nhau vì vậy nếu tìm kiếm được thị trường tiêu thụ sản phẩm tốt ta có thể đầu tư áp dụng công nghệ vào sản xuất và mở rộng quy mô.
43
Trong quá trình gieo hạt giống, trồng cây,thu hoạch và chế biến các sản phẩm từ chanh dây ta có lợi nhuận sản xuất trong năm đầu tiên là: 579.275.000 đồng.
Vậy lợi nhuận của năm thứ hai 2 năm thứ 3 sẽ có thể cao hơn do không mất giống cây trồng cho nông trại, sản lượng có thể đạt cao hơn do cây lớn hơn so với năm đầu tiên, cho ta thấy trong quá trình trồng ,chăm sóc, thu hái và chế biến các sản phẩm từ quả chanh dây nếu có thị trường tiêu thụ ổn định và nếu có thể xuất khẩu thì ta có thể mở nông trại trồng cây chanh dây đạt hiệu quả kinh tế cao.
3.5. Phân tích thế mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ (SWOT) của ý tưởng
Khi mới bước vào thực hiện mô hình trang trại trồng cây chanh dây kết hợp với chế biến sản phẩm mứt chanh dây và nước cốt chanh dây chúng ta cần xác định rõ những điểm mạnh, điểm yếu cùng với đó là những cơ hội và thách thức để có những giải pháp khắc phục cho những điểm yếu và thách thức của thị trường mang lại.