Mỹ.
Sau khi lên cầm quyền, Tổng thống U-gô Cha-vết đã tiến hành cải tổ bô ̣ máy lập pháp , hành pháp và tư pháp , thực hiện những biê ̣n pháp cải cách mạnh mẽ về ki nh tế xã hô ̣i có lợi cho người lao động đã đụng chạm đến lợi ích của các nhà tư bản trong và ngoài nước nên bị các công ty tư bản phản đối
mạnh mẽ. Tầng lớp trung lưu, những người làm việc trong các công ty dầu khí có thu nhập cao cũng tỏ ra không hài lòng. Phe đối lập trong nước lợi dụng tình hình đó để lôi kéo kích động lực lượng này để tham gia vào các phong trào phản đối Tổng thống. Vì thế, đất nước Vê-nê-xu-ê-la đã bị chia rẽ thành nhiều phe phái khác nhau. Phe đối lập thì tìm cách chống lại chương trình cải cách của Tổng thống. Thêm vào đó, khi thực hiện cải cách còn có những sự việc mang cảm tính và thiếu “khôn ngoan”, ví dụ quyết định đổi múi giờ quốc gia chậm hơn 30 phút với lí do “chẳng việc gì phải đi theo một tiêu chuẩn giờ giấc do Mỹ áp đặt”, thực hiện chính sách đối ngoại thoát ly khỏi sự phụ thuộc vào Mỹ lại lên án quá mạnh mẽ, vì vậy, Mỹ đã hỗ trợ, kích động các lực lượng chính trị đối lập chống U-gô Cha-vết và tìm cách duy trì “sân sau” của mình. Thêm vào đó, tệ nạn quan liêu, tham nhũng trong bộ máy chính quyền và tình trạng mất đoàn kết trong nội bộ các lực lượng cách mạng càng làm cho sự chống phá của các thế lực thù địch trở nên nguy hiểm hơn. Điều đó dẫn đến thực trạng Chính phủ mới phải đối mă ̣t với sự chống phá của phe đối lâ ̣p đang tìm cách lật đổ Tổng thống Cha -vết. Bởi vì thực tế, các lực lượng có quyền lợi trong nhà nước tư sản trước đây vẫn còn cơ sở kinh tế và cơ sở xã hội rất lợi hại. Về kinh tế, đó là cơ cấu kinh tế do tư bản đang chi phối; hệ thống các quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hiện hành; hoạt động của tư bản tài chính và các tập đoàn độc quyền... Về xã hội, đó là sự tồn tại và hoạt động đầy thủ đoạn của giai cấp tư sản lôi kéo được một số tầng lớp dân cư, trong đó có tầng lớp trung lưu. Không chỉ lợi dụng những khó khăn kinh tế để chống Chính phủ , phe đối lập còn dùng biện pháp quân sự , kể cả bằng đảo chính quân sự (tháng 4/2002) bắt giam Tổng thống Cha-vết và lập ra Chính phủ lâm thời nhưng chỉ tồn tại trong hai ngày.
Như vậy, sự chống phá của các thế lực đối lập, thù địch, phản cách mạng và của chủ nghĩa đế quốc cũng đang đặt cách mạng Vê-nê-xu-ê-la trước
thách thức nghiêm trọng và càng khẳng định thêm tính cấp thiết của việc thành lập PSUV. Con đường CNXH thế kỷ XXI của các nước khu vực Mỹ Latinh nói chung và Vê-nê-xu-ê-la nói riêng vẫn còn nhiều thách thức chờ đợi.