- Khó khăn và thách thức thứ tám: Để triển khai “Giải pháp Bôliva cho Châu Mỹ” hàng loạt thách thức đặt ra là cần xây dựng một mô hình kiến
Bảng 1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước Mỹ la tinh và Ca-ri-bê giai đoạn 2000-20
2.2.3. Đƣờng lối đối ngoạ
Hoạt động đối ngoại của Vê -nê-xu-ê-la dưới thời Tổng thống U -gô Cha-vết có nhiều thay đổi man g tính bước ngoặt so với trước ở Vê-nê-xu-ê-la xác định là: về đối ngoại thúc đẩy khối đoàn kết Mỹ La tinh và quan hệ hữu nghị với tất cả các nước, lấy hợp tác thay thế cho cạnh tranh, đấu tranh cho một thế giới đa cực, dân chủ...”
Với Cu-ba và các nước khác ở Mỹ la tinh: Chính quyền của Tổng thống Cha-vết ưu tiên phát triển quan hệ chặt chẽ với Cu-ba và các nước khác ở Mỹ Latinh có chính phủ cánh tả, các nước có xu hướng chống Mỹ trên thế giới. Cu-ba có ảnh hưởng rất lớn đối với cuộc cách mạng Vê-nê-xu-ê-la. Mô hình cách mạng Cu-ba được xem như một hình mẫu của cách mạng Vê-nê-xu-ê-la. Trong thời điểm Cu-ba bị khó khăn chồng chất, Vê-nê-xu-ê-la đã cung cấp dầu mỏ cho Cu-ba với giá ưu đãi để vực nền kinh tế Cu-ba. Vê-nê-xu-ê-la cung cấp mỗi ngày 100.000 thùng dầu thô cho Cu-ba, đổi lại hơn 60.000 bác sĩ, giáo viên, huấn luyện viên và chuyên gia Cu-ba làm việc tại quốc gia Nam Mỹ để điều trị y tế và phát triển giáo dục cho Vê-nê-xu-ê-la tại các vùng sâu, vùng xa. Cu-ba và Vê-nê-xu-ê-la đã ký tới 285 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, sản xuất lương thực, đánh bắt cá và du lịch. Hai bên cũng đã thỏa thuận thiết lập 8 liên doanh trong đóng tàu biển, viễn thông và truyền thông, luyện kim, công nghiệp cơ bản, giao thông và sản xuất mía đường. Vê-nê-xu-ê-la là bạn hàng thương mại số một của Cuba, với trao đổi thương mại song phương đã tăng từ 200 triệu USD năm 2005 lên đạt khoảng 7 tỷ USD/năm 2009.
Ngày 25/8/2010, Tổng thống U-gô Cha-vết đã có chuyến thăm tới Cu- ba. Trong 5 giờ đồng hồ, Lãnh tụ Phi-đen và Tổng thống Cha-vết đã trao đổi về những vấn đề quốc tế và khu vực, đặc biệt là nguy cơ một cuộc chiến tranh hạt nhân trên thế giới, đẩy loài người đến chỗ diệt vong. Ông Cha-vết đánh giá cao vai trò của Lãnh tụ Phi-đen trong việc nâng cao nhận thức của mọi người để ngăn chặn một cuộc chiến tranh hạt nhân xảy ra với những hậu quả khôn lường đối với loài người. Trong buổi làm việc giữa Chủ tịch Ra-un Ca- xtơ-rô, hai bên bày tỏ vui mừng về mối quan hệ chính trị và kinh tế "tuyệt vời" hiện nay giữa hai nước. Cùng với nhiều nước trong khu vực, Cha-vết đã yêu cầu Mỹ xóa bỏ bao vây cấm vận chống Cu-ba.
Vê-nê-xu-ê-la và Cu-ba khởi xướng và nỗ lực thúc đẩy sáng kiến “Liên minh Bô-li-va cho Châu Mỹ” (ALBA) nhằm tập hợp lực lượng dưới ngọn cờ đoàn kết Mỹ La tinh, chống chủ nghĩa cường quyền của Mỹ. Là tổ chức kinh tế-chính trị được hội nhập trên tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước Mỹ Latinh. Tổ chức này được coi như một sự lựa chọn thay thế Khu vực thương mại tự do châu Mỹ (FTTA) do Mỹ đề xuất đã thất bại vì không nhận được sự ủng hộ của các nước tại khu vực. Đến nay, ALBA đã có 9 thành viên, bao gồm: An-ti-goa Bác-bu-đa, Bô-li-vi-a, Cu-ba, Cộng hòa Đô-mi-ni-ca-na, Ê-qua-đo, Ni-ca-ra-goa, Xan Vi-cên-tê, Lát Gra -na-đi-nát và Vê -nê-xu-ê-la. Các nước này đã ký “Hiệp ước Hợp tác Thương mại giữa các dân tộc” với nội dung tương trợ lẫn nhau, làm đối trọng với sáng kiến thành lập Khu vực Tự do Thương mại toàn Châu Mỹ của Mỹ và các Hiệp định Tự do Thương mại song phương mà Mỹ đã ký với các nước/ nhóm nước trong khu vực.
Ngày 04/7/2006, Vê-nê-xu-ê-la đã chính thức trở thành thành viên đầy đủ của khối Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR). Là người có tư tưởng dân tộc và đoàn kết khu vực , Cha-vết luôn tích cực thúc đẩy liên kết khu vực
Nam Mỹ, tăng cường hợp tác để chống lại sức ép của Mỹ và tư bản nước ngoài. Nếu trước kia ở thế kỷ XIX, Nhà giải phóng Xi-môn Bô-li-va có khát vọng giải phóng toàn bộ Mỹ La tinh khỏi ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha thì nay trong thế kỷ XXI, hướng theo tư tưởng của Bô-li-va, Tổng thống Cha-vết cũng có khát vọng đưa Vê -nê-xu-ê-la và khu vực Mỹ Latinh thoát khỏi ảnh hưởng của Mỹ.
Với Mỹ, từ chỗ bị coi là “sân sau” của Mỹ, Vê-nê-xu-ê-la thi hành chính sách độc lập, chống chính sách cường quyền của Mỹ mạnh mẽ, bảo vệ chủ quyền và bình đẳng trong quan hệ quốc tế. Tuy nhiên, Vê-nê-xu-ê-la vẫn duy trì quan hệ, nhưng cảnh giác và tập hợp lực lượng nhằm đối phó với sức ép của Mỹ. Tổng thống Cha-vết đã chỉ trích cuộc c hiến tranh của Mỹ tại Ap- ga-ni-tan, I-rắc, lên án Mỹ đã đứng đằng sau hậu thuẫn cho các lực lượng đối lập Tổng thống Cha -vết tiến hành cuộc đảo chính bất thành nhằm lật đổ ông (năm 2002), cảnh báo Mỹ không được can thiệp vào công việc nội bộ của Vê- nê-xu-ê-la cũng như các nước trong khu vực nếu không muốn bị đáp lại bằng việc bị cắt đứt nguồn dầu mỏ bán sang Mỹ, yêu cầu Mỹ không coi khu vực Mỹ Latinh là khu vực “sân sau” của Mỹ như trước kia mà đòi bình đẳng, độc lập, tự chủ trong các mối quan hệ, phê phán chủ nghĩa tự do mới do Mỹ khởi xướng vì cho rằng đó là nguyên nhân chính gây ra sự chênh lệch giàu nghèo và tình trạng bất bình đẳng xã hội ngày càng tăng ở khu vực. Ông cũng phê phán sự độc quyền truyền thông của phương Bắc, đặc biệt của Mỹ, là một công cụ rõ ràng của sự thống trị, vì thông qua đó những thông tin, những giá trị và mô thức tiêu dùng xa lạ với thực tế của Mỹ Latinh được phát tán rộng rãi. Để chống lại sự độc quyền này, Vê-nê-xu-ê-la đã liên kết với các nước trong khu vực lập ra một kênh truyền hình phương Nam là TELESUR, trong
đó Vê-nê-xu-ê-la đóng cổ phần lớn nhất (31%)12. Không những thế , Tổng thống Cha-vết đã làm bẽ mặt Oa-xin-tơn khi từ chối hợp tác với Mỹ trong cuộc chiến chống ma túy tại Cô-lôm-bi-a. Mặc dù Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ dưới thời chính quyền Bu -xơ đã có nhiều nỗ lực để nối lại quan hệ song phương sau chiến thắng của Cha-vết trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm năm 2003 nhưng chính quyền Cha-vết vẫn lạnh nhạt. Cha-vết coi các đề nghị ngoại giao của Oa-xin-tơn là “giả dối”. Ông nói: “Thỉnh thoảng họ lại ngỏ ý dàn hòa với chúng ta. Tuy nhiên luôn có sợi dây gắn kèm. Là một quốc gia có chủ quyền, chúng ta không thể chấp nhận các điều kiện đó”13. Với mục tiêu cuối cùng là độc lập hoàn toàn về chính trị và kinh tế với Mỹ, bất chấp sự phản đối của chính quyền Bu-xơ, Vê-nê-xu-ê-la vẫn thực hiện kế hoạch hiện đại hoá quân đội bằng việc mua súng trường Ka-la-xi-ni-kốp và hàng chục trực thăng quân sự của Nga, thiết bị quân sự của Tây Ban Nha, máy bay chiến đấu của Trung Quốc14. Hơn nữa, Tổng thống Cha-vết từng bước thiết lập quan hệ với một số nước không được Mỹ ưa chuộng như Be-la-rút, I-ran. Tuy nhiên, kể từ khi Tổng thổng Ô-ba-ma lên cầm quyền ngày 29/1/2009, quan hệ hai nước chưa có bước cải thiện nào đáng kể với một tương lai không rõ ràng. Mặc dù vậy, mối quan hệ giữa Mỹ và Vê-nê-xu-ê-la ít có khả năng đổ vỡ hoàn toàn vì Vê- nê-xu-ê-la là nước cung cấp dầu lửa lớn thứ hai cho Mỹ, chiếm 15% nhu cầu nhập khẩu của Mỹ.
Với Châu Âu, Vê-nê-xu-ê-la tiếp tục tăng cường quan hệ trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi với các nước Tây Ban Nha, Pháp, Nga... Đặc biệt với
12
Làn sóng cánh tả Mỹ Latinh: Nguyên nhân và kết quả chủ yếu,tlđd, tr. 40. 13
Xung quanh sự kiện U-gô Cha-vết đắc cử tổng thống Vê-nê-xu-ê-la, tlđd, tr. 67. 14
Nga, Vê-nê-xu-ê-la đã có những hợp đồng kinh tế và quân sự rất lớn. Chỉ tính đến đầu năm 2008, Vê-nê-xu-ê-la đã có thỏa thuận mua bán vũ khí với tổng trị giá ước tính khoảng 8 tỉ USD. Vê-nê-xu-ê-la đã mua của Nga 24 máy bay SU-30 thế hệ mới, 35 máy bay trực thăng chiến đấu và 100.000 súng tiểu liên AK-47, 5 chiếc tàu ngầm Ki-lô 636 được trang bị tên lửa tầm xa và chuyển giao tiếp 4 chiếc tàu A-mua 677 tối tân, hệ thống tên lửa phòng thủ tầm ngắn Tor-M1 và xây dựng hạ tầng cho hệ thống tàu ngầm và đào tạo thủy thủ. Hai nước cũng đã tiến hành tập trận trung tại biển Ca-ri-bê tháng 12/2008.
Với số lượng vũ khí hiện có, đã đưa Vê-nê-xu-ê-la vươn lên trở thành quốc gia hàng đầu về hiện đại hóa quân sự ở Mỹ La-tinh, và là một trong những nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới. Ngoài ra, Vê-nê-xu-ê-la còn đang tích cực hiện đại hóa lực lượng vũ trang với dưới sự giúp đỡ của Nga cho đến năm 2013.
Với Châu Á, ưu tiên phát triển với các nước xã hội chủ nghĩa như Trung Quốc, Việt Nam. Tháng 09 năm 2009, Vê-nê-xu-ê-la đã ký với Trung Quốc một thỏa thuận để khai thác dầu mỏ tại châu thổ Ô-ri-nô-cô ở miền Đông nước này. Theo thỏa thuận, Trung Quốc sẽ đầu tư 16 tỷ USD trong vòng 3 năm để được quyền khai thác dầu mỏ tại khu vực được đánh giá là có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất nhì thế giới. Tiếp đến, ngày 21/1/2010, Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia của Trung Quốc đã thông qua dự án hợp tác với Vê-nê-xu-ê-la xây dựng nhà máy lọc dầu tại thành phố Khiết Dương, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc với vốn đầu tư lên tới 6 tỷ USD. Chủ đầu tư là công ty nhà nước Dầu khí Vê-nê-xu-ê-la và Tổng Công ty Dầu khí Trung Quốc.
Nhìn chung, trong những năm tới , chính sách đối ngoại của Vê -nê-xu- ê-la sẽ là tiếp tu ̣c đẩy mạnh quan hê ̣ mâ ̣t thiết với các nước trong khối ALBA và các nước cánh tả khác trong khu vực ; duy trì và phát triển quan hê ̣ với Mỹ
về kinh tế - thương ma ̣i, đẩy ma ̣nh quan hê ̣ chiến lược với I -ran, tăng cường quan hê ̣ mâ ̣t thiết với các nước ngoài khu vực như Nga , Trung Quốc. Việt Nam...
Trong hơn mƣời năm cầm quyền vừa qua, kể tƣ̀ năm 2000 đến nay, sau khi lên nắm quyền, Tổng thống U.Cha-vết và những ngƣời cùng chí hƣớng với tinh thần kế tục sự nghiệp giải phóng của ngƣời Anh hùng châu Mỹ la-tinh Xi-môn Bô-li-va đã và đang tiến hành nhiều chủ trƣơng và biện pháp củng cố độc lập dân tộc, xóa đói, giảm nghèo và bất công xã
hội, tăng cƣờng hợp tác và đoàn kết với các lực lƣợng dân chủ và tiến bộ xã hội, sử dụng tài nguyên vào xây dựng xã hội mới phục vụ lợi ích của nhân dân. Những cải cách của chính quyền U-gô Cha-vết đã tác động sâu
sắc đến đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của Vê-nê-xu-ê-la. Về cơ bản, đã thu đƣợc nhiều thành tựu quan trọng, mang tính bƣớc ngoặt, góp phần làm thay đổi tích cực bộ mặt đất nƣớc và vị thế của Vê-nê-xu-ê-la trong khu vực và trên thế giới. Chính sách ngoại giao linh hoạt đã nâng cao vị thế của Vê-nê-xu-ê-la trên trƣờng quốc tế. Dân chủ đƣợc đảm bảo tốt hơn, vị thế quốc gia đƣợc nâng cao, đời sống ngƣời dân đƣợc cải thiện
đáng kể, kinh tế đã dần khắc phục đƣợc những yếu kém và đang từng bƣớc tăng trƣởng... Những thành tựu trên đã phán ánh đƣờng lối cải cách hợp lý, đúng đắn và tiến bộ đang tiến hành. Nhờ đó, uy tín của Tổng
thống lên cao và ông ngày càng nhận đƣợc sự đồng tình ủng hộ của dƣ luận trong nƣớc, khu vực và quốc tế.
Giới nghiên cứu cũng như dư luận nhiều nước Mỹ La tinh và trên thế giới đánh giá rằng với lập trường chống đế quốc, chống tư bản, tinh thần dân tộc, quyết tâm đấu tranh bảo vệ lợi ích của nhân dân lao động và đưa đất nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa là hướng đi đúng đắn của Vê-nê-xu-ê-la.
Các chính sách đối nội, đối ngoại của Chính phủ Vê-nê-xu-ê-la được đông đảo các tầng lớp nhân dân ủng hộ. Tổng thống U-gô Cha-vết và một số lãnh tụ tả cấp tiến khác ở khu vực, ngày nay đã trở thành biểu tượng mới của lực lượng cánh tả Mỹ Latinh. Năm 2005, tổng thống U-gô Cha-vết đã được nhận giải thưởng quốc tế Hô-sê Mác-ti 2005 do Tổ chức Khoa học Giáo dục và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã trao tặng về những cống hiến quan trọng của ông trong việc củng cố đoàn kết, xây dựng xã hội tốt đẹp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hội nhập của khu vực Mỹ La-tinh và Ca-ri-bê.
Trong vòng từ 5 - 10 năm tới, về cơ bản tình hình chính trị có thể duy trì được thế tương đối ổn định, kinh tế tiếp tục duy trì đà tăng trưởng ở mức khá cao so với các nước đang phát triển ở các khu vực khác, trào lưu thiên tả được củng cố và tăng cường, ít có khả năng xảy ra biến động lớn, tuy nhiên lực chính phủ của Cha-vết cũng sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức lớn trong quá trình củng cố và phát triển (kể cả bên trong nước và bên ngoài) như sự lấn lướt, áp đặt luật chơi trong các mối quan hệ quốc tế của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc trong các diễn đàn khu vực và đa phương nhằm chống phá các chính phủ có lập trường độc lập, tiến bô ̣, ngăn cản sự phát triển của các lực lượng cánh tả cấp tiến đang cầm quyền. Vì vây, mặc dù gặt hái được một số thành công nhất định, lực lượng cánh tả cấp tiến Vê -nê-xu-ê-la đứng trước những thá ch thức khá cao . Đó cũng là những nguyên nhân chính khiến chính trường Vê-nê-xu-ê-la luôn chao đảo, nóng bỏng. Nếu chính quyền của lực lượng cánh tả cấp tiến Vê -nê-xu-ê-la không giải quyết tốt các vấn đề liên quan đến tình trạng ổn định chính trị, bất bình đẳng xã hội, nghèo đói thì nguy cơ bùng nổ xã hội là điều khó tránh khỏi, đẩy lại nước này rơi vào tình trạng khủng hoảng chính trị, kinh tế - xã hội.