Vê-nê-xu-ê-la trong chính sách đối ngoại của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vê nuê xuê la những năm đầu thế kỉ XXI và quan hệ với việt nam (Trang 70 - 72)

- Khó khăn và thách thức thứ tám: Để triển khai “Giải pháp Bôliva cho Châu Mỹ” hàng loạt thách thức đặt ra là cần xây dựng một mô hình kiến

Bảng 1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước Mỹ la tinh và Ca-ri-bê giai đoạn 2000-20

3.1.2. Vê-nê-xu-ê-la trong chính sách đối ngoại của Việt Nam

Dưới chính quyền U-gô Cha-vét, Vê-nê-xu-ê-la thực hiện đường lối đối ngoại đề cao độc lập và chủ quyền dân tộc, chống cường quyền; đề cao tinh thần đoàn kết, hợp tác và liên kết Mỹ Latinh - Ca-ri-bê, đặc biệt tăng cường quan hệ hợp tác chiến lược với Cu-ba; sử dụng nguồn lực dầu khí dồi dào để tập hợp lực lượng với các nước trong và ngoài khu vực; chủ trương

đẩy mạnh quan hệ với Nga, Trung Quốc nhằm tạo thế cân bằng với quan hệ chính trị - ngoại giao căng thẳng với Mỹ.

Đối với Việt Nam, ngay từ khi đất nước Việt Nam còn chìm trong lửa đạn của cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc từ hơn 35 năm trước. nhân dân Vê- nê-xu-ê-la đã luôn hướng về nhân dân Việt Nam, họ đã làm tất cả những gì có thể để ủng hộ cuộc chiến đấu đầy gian khổ nhưng vinh quang và cao cả của dân tộc Việt Nam. Và trong số rất đông những người bạn Vê-nê-xu-ê-la yêu chuộng hòa bình và công lý của ngày ấy có Tổng thống Cha-vết, một con người hết sức ngưỡng mộ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngày nay, khi đã là Tổng thống của Vê-nê-xu-ê-la, tình cảm đối với Việt Nam vẫn còn vẹn nguyên trong trái tim ông.

Việt Nam và Vê-nê-xu-ê-la là hai nước giàu tiềm năng, có những thế mạnh về kinh tế có thể bổ trợ cho nhau, song chưa được hai bên khai thác có hiệu quả. Thúc đẩy quan hệ với Vê-nê-xu-ê-la, Việt Nam có thể tranh thủ thêm được nhiều lợi ích kinh tế - thương mại quan trọng: khai thác các thế mạnh của Vê-nê-xu-ê-la để phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế trong nước và bổ sung cho quan hệ kinh tế của Việt Nam với các các nước khác và các khu vực khác; nâng cao kim ngạch buôn bán, mở rộng thị trường cho hàng hoá - dịch vụ của Việt Nam; thu hút vốn đầu tư, tiếp cận khoa học - công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm quản lý, đào tạo nguồn nhân lực trên những lĩnh vực Việt Nam có nhu cầu và Vê-nê-xu-ê-la có thế mạnh. Mặt khác, hiện tại Vê-nê-xu- ê-la không phân biệt đối xử với hàng hoá Việt Nam, chưa có mặt hàng nào của Việt Nam bị áp thuế chống bán phá giá. Quan hệ kinh tế - thương mại giữa Vê-nê-xu-ê-la và Việt Nam phát triển nhanh trong những năm qua và ngày càng được mở rộng trong những lĩnh vực mới. Vê-nê-xu-ê-la cũng đang phát huy vai trò là nơi cung cấp nguyên nhiên liệu ngày càng quan trọng của

thế giới, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển có nền kinh tế sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vê nuê xuê la những năm đầu thế kỉ XXI và quan hệ với việt nam (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)