- Khó khăn và thách thức thứ tám: Để triển khai “Giải pháp Bôliva cho Châu Mỹ” hàng loạt thách thức đặt ra là cần xây dựng một mô hình kiến
Bảng 1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước Mỹ la tinh và Ca-ri-bê giai đoạn 2000-20
2.2. TÌNH HÌNH VỂ-NÊ-XU-Ê-LA TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY 1 Tình hình chính trị
2.2.1. Tình hình chính trị
Trong số các nước Mỹ La tinh do cánh tả cầm quyền hiện nay, Vê-nê- xu-ê-la là nước có tiến trình cải cách sâu rộng và triệt để hơn cả với tên gọi là “Cuộc cách mạng Bô-li-va” và xây dựng “chủ nghĩa xã hội Thế kỷ XXI”.
Tháng 12-1998, U-gô Chavết đã giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Tổng thống Vê-nê-xu-ê-la với 59,5% phiếu bầu và trở thành Tổng thống cánh tả đầu tiên ở Mỹ Latinh “tuyên chiến” với mô hình chủ nghĩa tự do mới.
Ngay sau khi lên cầm quyền, Chính phủ của Tổng thống U-gô Cha-vết đã tiến hành soạn thảo và tổ chức trưng cầu dân ý thông qua Hiến pháp mới (tháng 12-1999), khẳng định vai trò của nhân dân trong việc quyết định các vấn đề hệ trọng của đất nước, đổi tên nước từ “Cộng hoà Vê-nê-xu-ê-la” thành “Cộng hòa Bô-li-va Vê-nê-xu-ê-la” để nhấn mạnh các tư tưởng của người Anh hùng giải phóng dân tộc Xi-môn Bô-li-va về “độc lập, tự do, công bằng, bình đẳng, bác ái”.
Năm 2000, trong cuộc bầu cử Tổng thống theo Hiến pháp và luật bầu cử mới của Vê-nê-xu-ê-la, U-gô Cha-vết đã tái đắc cử Tổng thống và tiếp tục tiến hành cải tổ ma ̣nh mẽ về kinh tế xã hô ̣i , đẩy ma ̣nh chống đói nghèo , tham nhũng, phê phán ma ̣nh mẽ chủ nghĩa tự do mới về kinh tế nên đã giành được
sự ủng hô ̣ ma ̣nh mẽ của quần chúng nhất là của các tầng lớp lao đô ̣ng nghèo. Sau cuộc bầu cử Tổng thống năm 2000, Chính phủ của Tổng thống U-gô Cha-vết đã đệ trình và được Quốc hội Vê-nê-xu-ê-la thông qua nhiều bộ luật quan trọng, phục vụ lợi ích của đại đa số nhân dân, như Luật Đất đai, Luật Đánh cá, Luật Thuế, Luật Thông tin… Tuy nhiên, trong những năm đầu của thế kỷ XXI, do ảnh hưởng của cuô ̣c khủng hoảng kinh tế tài chính Châu Á và sự chống phá của phe đối lập cấu kết với các thế lực bên ngoài gây sức ép, đe doạ, vu cáo, bôi nhọ nhằm gạt bỏ Tổng thống hợp hiến Cha -vết. Cuô ̣c bãi công trong ngành dầu khí (12/2002 - 02/2003) khiến tình hình chính trị trở nên bất ổn. Phe đối lập không chỉ lợi dụng những khó khăn kinh tế để chống Chính phủ mà còn dùng biện pháp quân sự tiến hành đảo chính (tháng 4/2002) nhưng bất thành. Chúng bắt giam Tổng thống và lập ra Chính phủ lâm thời nhưng chỉ sau hai ngày, những cuộc biểu tình rầm rộ của nhân dân lao động và hành động kiên quyết của các lực lượng quân sự tiến bộ đã đưa Cha-vết trở lại cầm quyền.
Nhận thức được rằng, các phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân dù có phát triển mạnh đến đâu cũng không thể thay thế được các đảng chính trị và không thể thiếu một chính đảng tiền phong làm nòng cốt lãnh đạo cuộc cách mạng Bô-li-va và sự nghiệp xây dựng “chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI”, Tổng thống U-gô Cha-vết đã đưa ra chủ trương phải xây dựng một chính đảng cách mạng duy nhất, trên cơ sở tư tưởng Xi-môn Bô-li-va, chủ nghĩa nhân đạo và chủ nghĩa xã hội.
Tháng 8-2004, trong cuộc trưng cầu dân ý về tín nhiệm đối với Tổng thống, được tổ chức theo yêu cầu của phe đối lập, Tổng thống U-gô Cha-vết đã giành được hơn 60% số phiếu ủng hộ của cử tri. Sau đó, Chính phủ tiếp tục
củng cố bộ máy nhà nước, đẩy mạnh các biện pháp cải cách kinh tế - xã hội, phê phán mạnh chủ nghĩa tự do mới về kinh tế.
Ngày 25/2/2005, Tổng thống U-gô Cha-vết tuyên bố “Tính chất Xã hội chủ nghĩa của cuộc cách mạng Bô-li-va”, với mô hình Chủ nghĩa xã hội mới kiểu Vê-nê-xu-ê-la, đề cao tính chất ưu việt của Chủ nghĩa xã hội trong sự nghiệp phấn đấu vì công bằng xã hội, đồng thời đưa ra "Luận cương Thế kỷ XXI" (Tesis Siglo XXI), trong đó có đề cao sự hợp tác giữa các nước đang phát triển. Sự kiện này đã khai thông nền tảng tư tưởng cho Vê-nê-xu-ê-la rằng chỉ có CNXH mới có thể giúp các đảng cầm quyền thực hiện những cam kết xóa bỏ bất công, xây dựng một xã hội vì con người. Rõ ràng việc các đảng cánh tả giành thắng lợi trong các cuộc bầu cử mới chỉ là thắng lợi bước đầu. Và để bảo vệ thành quả bước đầu, các đảng cầm quyền phải đoàn kết trong một tổ chức thống nhất để hợp tác từng bước xây dựng nền tảng cho cuộc cách mạng XHCN.
Trong diễn văn kỷ niệm ngày Quốc tế lao động 1-5 tại mít tinh quần chúng ở Thủ đô Ca-ra-cát năm 2006, Tổng thống U-gô Cha-vết khẳng định:
“Chúng ta sẽ xây dựng một xã hội, trong đó mọi người đều được quan tâm, không có người nghèo và mọi người được sống xứng đáng. Chúng ta xây dựng một xã hội bình đẳng, công bằng; hoà bình với chính mình và hoà bình với các dân tộc khác trên thế giới. Chúng ta không sao chép mô hình các nước khác, thời đại khác. Chúng ta cần có năng lực và khả năng sáng tạo để đưa ra mô hình riêng của mình, một mô hình hợp với thực tế, điều kiện lịch sử và truyền thống của mình... Thiên đường đang ở ngay trên trái đất - đó là vương quốc của bình đẳng, tự do và hoà bình. Chúng ta sẽ sống để tạo ra thiên đường trên Tổ quốc này”.
Trong bài phát biểu ngày 3-12-2006 ngay sau khi tái đắc cử Tổng thống tiếp tục nắm quyền nhiệm kỳ thứ hai 2007 – 2013, U-gô Cha-vết cam kết đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn cuộc “Cách mạng Bô-li-va” và khẳng định: “Vê-nê- xu-ê-la sẽ tiếp tục con đường đi lên chủ nghĩa xã hội Thế kỷ XXI”. Chính phủ đã tích cực xây dựng và triển khai các kế hoạch nhằm thúc đẩy Vê-nê-xu-ê-la tiến theo hướng CNXH như: thành lập một chính đảng duy nhất là Ðảng XHCN thống nhất Vê-nê-xu-ê-la để lãnh đạo cách mạng bao gồm Ðảng Phong trào Cộng hòa thứ năm của Tổng thống và hơn 20 đảng khác. Tiếp tục các chính sách quốc hữu hóa ngành dầu khí, điện lực, viễn thông; tăng cường quản lý nhà nước ở Ngân hàng Trung ương; xây dựng kế hoạch thiết lập hệ thống dân chủ địa phương "Hội đồng công xã" nhằm tăng cường quyền làm chủ của nhân dân; thành lập các "Trung tâm thông tin về CNXH" giúp người dân tìm hiểu và nghiên cứu về CNXH và thành lập Ðài Truyền hình Xã hội Vê-nê-xu-ê-la (TEVES) trực thuộc Nhà nước thay thế Ðài phát thanh, Truyền hình Ca-ra-cát của tư nhân để thông tin các chính sách, đường lối của Chính phủ; đẩy mạnh việc sửa đổi Hiến pháp làm nền tảng pháp lý cho việc phát triển theo CNXH Thế kỷ XXI. Tổng thống Cha-vết đã đề nghị Quốc hội tiến hành thảo luận cải cách hiến pháp làm cơ sở pháp lý cho con đường phát triển mới của quốc gia Nam Mỹ này.
Ngày 25/10/2007, Quốc hội Vê-nê-xu-ê-la đã thông qua việc sửa đổi 69 điều trong tổng số 350 điều khoản của bản Hiến pháp 1999 và đưa ra trưng cầu ý dân. Kết quả cho thấy số đông người dân Vê-nê-xu-ê-la ủng hộ Hiến pháp sửa đổi. Thắng lợi của cuộc trưng cầu ý dân là cơ sở pháp lý và điều kiện quan trọng giúp Chính phủ Vê-nê-xu-ê-la tiếp tục thực hiện triệt để các chính sách kinh tế, xã hội giải quyết đói nghèo, bảo đảm công bằng xã hội và đưa đất nước tiến theo con đường CNXH Thế kỷ XXI.
Tuy nhiên, tháng 12/2007, Chính phủ Cha -vết đã thất bại trong cuộc trưng cầu dân ý nhằm sửa đổi Hiến pháp để kéo dài nhiệm kỳ của Tổng thống Cha-vết. Sau thất bại này, Tổng thống Cha-vết gặp một số khó khăn như: nội bộ liên minh cầm quyền bị rạn nứt do phân chia quyền lực trong chính quyền, trong Đảng XHCN Thống nhất (PSUV) cũng như bất đồng về đường lối, biện pháp cấp tiến của cá nhân Tổng thống. Ba đảng quan trọng khác trong liên minh cầm quyền (Đảng Cộng sản – PCV; Đảng vì Dân chủ Xã hội – PODEMOS; Đảng Tổ quốc cho tất cả - PPT) đã tuyên bố bác bỏ việc Tổng thống U-gô Cha-vết yêu cầu các đảng này tự giải tán để sát nhập vào Đảng XHCN Thống nhất; các lực lượng đối lập được bên ngoài hậu thuẫn đã lôi kéo quần chúng, nhất là giới thanh niên và sinh viên chống Chính phủ.
Sau hơn ba năm chuẩn bị, từ ngày 12/01/2005 đến ngày 23/2 /2008, Đại hội Đảng Xã hội chủ nghĩa Thống nhất Vê-nê-xu-ê-la (PSUV) đã được tiến hành thành công. Thay mặt cho 5,6 triệu người đã đăng ký gia nhập Đảng PSUV, 1861 đại biểu đã bầu Tổng thống U-gô Cha-vết làm Chủ tịch Đảng. Sự ra đời Đảng Xã hội chủ nghĩa Thống nhất Vê-nê-xu-ê-la là một nhân tố hết sức quan trọng và cùng với vai trò “thủ lĩnh” và uy tín tuyệt đối của Tổng thống U-gô Cha-vết trở thành hạt nhân đoàn kết các lực lượng chính trị, các tầng lớp nhân dân Vê-nê-xu-ê-la để vượt qua mọi khó khăn, thử thách, tiến hành thành công cuộc cách mạng Bô-li-va xây dựng “chủ nghĩa xã hội Thế kỷ XXI” ở Vê-nê-xu-ê-la.
Ngày 23/11/2008, Vê-nê-xu-ê-la tổ chức bầu cử các cấp địa phƣơng. Kết quả cuộc bầu cử này không chỉ phản ánh tƣơng quan lực lƣợng tại Vê-nê-xu-ê-la mà còn tác động trực tiếp tới các quyết sách tiếp theo của Chính quyền Cha-vết, kể cả kế hoạch tái tổ chức trƣng cầu dân ý sửa đổi
Dƣới sự chỉ đạo của Tổng thống U-gô Cha-vết, các chính đảng cánh tả ở Vê-nê-xu-ê-la bƣớc đầu xác định các nội dung cơ bản của “chủ nghĩa
xã hội Thế kỷ XXI” nhƣ sau:
Về tƣ tƣởng: lấy chủ nghĩa Mác, tƣ tƣởng cách mạng và tiến bộ của Xi-môn Bô-li-va, tƣ tƣởng nhân đạo Thiên chúa giáo làm nền tảng tƣ
tƣởng.
Về chính trị: nhấn mạnh tƣ tƣởng “dân chủ cách mạng” (còn gọi là “dân chủ tham gia”) và “chính quyền nhân dân”, theo đó nhân dân có trách nhiệm cùng tham gia quyết định vận mệnh của đất nƣớc, tham gia vào việc xây dựng một nhà nƣớc pháp quyền, công bằng xã hội, xây dựng
một mô hình xã hội mới, nơi mà mọi ngƣời dân đều có chỗ đứng cho dù đó là một thổ dân...
Về kinh tế: chủ trƣơng thực hiện kinh tế nhiều thành phần, trong đó kinh tế nhà nƣớc và hợp tác xã nắm vai trò chủ đạo; nhấn mạnh việc giành lại chủ quyền quốc gia dân tộc đối với tài nguyên thiên nhiên, đặc
biệt là dầu mỏ, nƣớc sạch và môi sinh...
Về xã hội: chủ trƣơng phân phối công bằng của cải xã hội để giải quyết vấn đề bất bình đẳng và phân hoá xã hội...
Về đối ngoại: thúc đẩy khối đoàn kết Mỹ La tinh và quan hệ hữu nghị với tất cả các nƣớc, lấy hợp tác thay thế cho cạnh tranh, lấy hội
nhập thay cho bóc lột, đấu tranh cho một thế giới đa cực, dân chủ... Về cách làm, bƣớc đi: kế thừa những mặt tốt đẹp của CNXH ở Liên Xô, Đông Âu trƣớc đây, không rập khuôn, sao chép, mà phải thƣờng xuyên đổi mới và sáng tạo. Bên cạnh phát triển kinh tế, coi trọng
các giá trị đạo đức, tinh thần, đoàn kết dân tộc, chú trọng kinh nghiệm quốc tế của các nƣớc xã hội chủ nghĩa nhƣ Cuba, Việt Nam, Trung
Tháng 11-2009, Ðại hội lần thứ nhất Ðảng Xã hội thống nhất Vê-nê- xu-ê-la (PSUV) cầm quyền đã vạch ra định hướng phát triển đất nước Vê-nê- xu-ê-la theo con đường chủ nghĩa xã hội Thế kỷ XXI.
Chủ tịch Ðảng PSUV, Cha-vết khẳng định: “Vê-nê-xu-ê-la đang tích cực phát huy mọi nguồn lực để xây dựng chủ nghĩa xã hội”. Đến nay, Vê-nê- xu-ê-la đã đạt được một số thành quả và có một số kinh nghiệm trên con đường này. Tổng thống U-gô Cha-vết đã khẳng định và dự báo, quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội tại quốc gia Nam Mỹ này đang được triển khai và tới năm 2019, Vê-nê-xu-ê-la có thể trở thành một nước xã hội chủ nghĩa. Tổng thống Cha-vết còn khẳng định, những gì đang diễn ra tại nước này là một cuộc cách mạng, cần phải từng bước xây dựng cơ sở vật chất và tinh thần của chủ nghĩa xã hội, trong đó phải coi xây dựng ý thức tránh nhiệm xã hội, các giá trị xã hội chủ nghĩa và chế độ sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất là những yếu tố quan trọng.
Những chính sách tiến bộ của chính phủ và Đảng PSUV cầm quyền đã và đang nhận được sự ủng hộ của người lao động. Ngày càng có nhiều thanh niên gia nhập Ðảng PSUV. Trưởng Ban tổ chức của Ðảng Hoóc-hê Rô-đri- ghết cho biết, tổng số đảng viên của PSUV lên gần 7,254 triệu người. 45% trong số người mới đăng ký gia nhập Ðảng ở độ tuổi dưới 28 và 10% ở độ tuổi 16 và 17. Do đó, có nhiều khả năng trong những năm tới lực lượng cánh tả sẽ vẫn giữ được vai trò cầ m quyền trên đất nước do : biết nắm bắt và phần nào đáp ứng được nhu cầu của đại đa số cử tri , phát triển kinh tế đi đôi với quan tâm giải quyết các vấn đề xã hô ̣i , nhất là xóa đói giảm nghèo , tạo công ăn viê ̣c làm, thu hẹp bất bình đẳng xã hội ; biết đề cao ý thức bảo vệ độc lập , chủ quyền dân tộc, chống đế quốc, thúc đẩy tình đoàn kết với các nước trong khu vực nhằm ha ̣n chế vai trò và ảnh hưởng của Mỹ. Tuy nhiên, sự ca ̣nh tranh
giữa các đảng phái cũng sẽ diễn ra theo chiều hướng tăng lên , đă ̣c biê ̣t là giữa Đảng XHCN Thống nhất (PSUV) với các đảng khác cũng như sẽ gă ̣p phải nhiều khó khăn bởi các nhân tố tác đô ̣ng từ bên ngoài.