Khó khăn và thách thức thứ năm: khu vực kinh tế tư nhân bị tê liệt và đời sống của nhân dân lao động chưa được cải thiện như mong muốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vê nuê xuê la những năm đầu thế kỉ XXI và quan hệ với việt nam (Trang 33)

và đời sống của nhân dân lao động chưa được cải thiện như mong muốn.

Nhờ vào việc triển khai kế hoạch hóa nền kinh tế đúng đắn, nên từ năm 1998 đến nay, kinh tế Vê-nê-xu-ê-la liên tục tăng trưởng cao. Trong hơn thập kỷ qua, với tốc độ tăng trưởng bình quân 12,4%/năm; tỷ lệ dân nghèo giảm từ 55,1% xuống còn 30,4%; tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 15% năm 1999 xuống còn 8,3% năm 2007. Tuy nhiên, bên cạnh những tiến bộ và sự phát triển, đổi thay đầy ấn tượng đó, kinh tế Vê-nê-xu-ê-la cũng đã và đang ngày càng bộc lộ nhiều vấn đề nan giải: khu vực kinh tế tư nhân bị tê liệt, các ngân hàng thương mại do tư bản tài chính độc quyền nắm giữ không chịu cho vay đầu tư vào các dự án kinh tế và các chương trình xã hội, các loại hình thị trường chủ yếu đều bị đầu cơ, lũng đoạn... Nguyên nhân do không chỉ từ khó khăn khách quan mà còn chủ yếu là do các thế lực thù địch cố ý chống phá. Hậu quả là đời sống của nhân dân lao động chưa được cải thiện như mong muốn; một số nội dung trong cương lĩnh tranh cử của Tổng thống chưa được thực hiện đầy đủ làm suy giảm phần nào niềm tin của quần chúng.Cuộc đấu tranh "ai thắng ai" trên mặt trận kinh tế đã công khai diễn ra ngày càng phức tạp và quyết liệt buộc chính phủ của thổng thống Cha-vết phải tính đến những bước đi chiến lược, cơ bản và triệt để hơn nhằm thủ tiêu cơ sở kinh tế của chế độ cũ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vê nuê xuê la những năm đầu thế kỉ XXI và quan hệ với việt nam (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)