Quan hệ chính trị ngoại giao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vê nuê xuê la những năm đầu thế kỉ XXI và quan hệ với việt nam (Trang 73 - 75)

- Khó khăn và thách thức thứ tám: Để triển khai “Giải pháp Bôliva cho Châu Mỹ” hàng loạt thách thức đặt ra là cần xây dựng một mô hình kiến

Bảng 1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước Mỹ la tinh và Ca-ri-bê giai đoạn 2000-20

3.2.1. Quan hệ chính trị ngoại giao

Đến nay, hai bên đã ký Hiệp định khung hợp tác giữa Chính phủ hai nước, các Hiệp định hợp tác về Văn hóa và Năng lượng, thỏa thuận thành lập ba Ủy ban hợp tác liên Chính phủ về tư tưởng, quốc phòng và kinh tế gồm nhiều tiểu ban thuộc các lĩnh vực khác nhau. Hai bên cũng đã ký Hiệp định miễn thị thực đối với người mang hộ chiếu ngoại giao và công vụ và thoả thuận thiết lập cơ chế tham khảo chính trị giữa hai Bộ Ngoại giao (5/2006). Tháng 8/2008, hai nước đã tổ chức Khóa họp lần thứ nhất Ủy ban liên Chính phủ tại Vê-nê-xu-ê-la, ký Hiệp định hợp tác về Du lịch, Nông nghiệp, Chương trình trao đổi văn hóa 2008 – 2010, các Bản ghi nhớ về hợp tác giữa Học viện Ngoại giao hai nước, Bản ghi nhớ giữa Đài Tiếng nói Việt Nam và Bộ Truyền thông - Thông tin Vê-nê-xu-ê-la, Thỏa thuận liên doanh giữa Công ty Điện Quang và một Công ty của Tổng công ty dầu khí quốc gia Vê-nê-xu-ê-la (PDVSA), Bản Ghi nhớ giữa Công ty VINAMOTOR và Công ty COPRIVENSA. Hai bên cũng đã tiến hành đàm phán nhiều hợp đồng, dự án dầu khí ở hai nước với tổng đầu tư trị giá hàng tỷ USD.

Triển khai chủ trương hội nhập quốc tế một cách toàn diện của Đảng và Nhà nước Việt Nam trên cơ sở quan hệ hữu nghị và đoàn kết truyền thống giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Vê-nê-xu-ê-la vì hoà bình, độc lập dân tộc, hợp tác và phát triển; quan hệ chính trị - ngoại giao song phương không ngừng được củng cố và tăng cường mạnh mẽ về mặt Nhà nước cũng như về mặt Đảng và các tổ chức, đoàn thể quần chúng. Việc trao đổi chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao giữa Vê-nê-xu-ê-la và Việt Nam được tổ chức khá thường xuyên và ngày càng gia tăng, nổi bật là các chuyến thăm Vê-nê-xu-ê-la của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh (5/2007) với Tuyên bố Cấp cao khảng định hai bên xây dựng “quan hệ đối tác toàn diện” và chuyến thăm Việt Nam của Tổng

thống U-gô Cha-vết (7/2006) cùng với các chuyến thăm Vê-nê-xu-ê-la khác của Nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An (3/2006), Phó Thủ tướng Nguyễn Trung Hải (11/2008 và 7/2010) cùng với nhiều cuộc gặp cấp cao bên lề các Hội nghị quốc tế mà hai bên cùng tham gia.

Tháng 11/2008, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết thăm Vê-nê-xu-ê-la, phát biểu trước quốc hội. Bài phát biểu chân thành, cuốn hút và thắm tình hữu nghị kéo dài gần một giờ đồng hồ của Chủ tịch Nguyễn Minh Triết đã nhận được sự tán thưởng nồng nhiệt của toàn thể nghị trường. Người dân Vê-nê- xu-ê-la đã thực sự xúc động khi Chủ tịch nước nói: “Vê-nê-xu-ê-la vui, Việt Nam vui vì với Việt Nam, Vê-nê-xu-ê-la là người bạn rất thân thiết”. Trong buổi tiếp đón Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tại Phủ Tổng thống đích thân Ngài Tổng thống Cha-vết đã yêu cầu đội quân nhạc hát vang bài quốc ca Việt Nam bằng tiếng Việt ngay trong buổi lễ chào cờ. Có thể nói, tấm chân tình của Tổng thống Cha-vết đã cho thấy mối quan tâm hết sức đặc biệt của cá nhân người đứng đầu nhà nước Vê-nê-xu-ê-la cũng như của nhân dân Vê-nê- xu-ê-la dành cho Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nói riêng và cho nhân dân Việt Nam nói chung

Ngoài ra, hai bên đã thiết lập cơ chế tham khảo chính trị định kỳ hàng năm giữa hai Bộ Ngoại giao, tạo điều kiện thuận lợi cho sự thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương, sự phối hợp, hợp tác chặt chẽ và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương, tổ chức quốc tế và khu vực. Vê-nê-xu-ê-la là một trong những nước dầu tiên ủng hộ Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), trở thành thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009 và cũng là một trong số các nước sớm công nhận qui chế kinh tế thị trường cho Việt Nam.

Quan hệ về Đảng và các tổ chức quần chúng giữa Vê-nê-xu-ê-la và Việt Nam không ngừng được củng cố và đổi mới, phù hợp với diễn biến của tình hình chính trị - xã hội sôi động, mang tính đột biến ở Vê-nê-xu-ê-la nói riêng và các nước tại khu vực Mỹ La tinh nói chung. Quốc hội Vê-nê-xu-ê-la đã thành lập Nhóm Nghị sỹ Hữu nghị với Việt Nam trên cơ sở Ủy ban Đoàn kết với Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Việt Nam trước đây. Các tổ chức Công đoàn, Phụ nữ, Thanh niên, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam duy trì và tăng cường các mối liên hệ với nhiều đối tác và tổ chức tương ứng của Vê-nê-xu-ê-la. Thông qua các mối quan hệ, các cuộc trao đổi đoàn, hai nước hiểu thêm được tình hình thực tế của nhau, có thêm các kinh nghiệm bổ ích phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước của mỗi nước và phối hợp chặt chẽ với nhau trên các diễn đàn quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vê nuê xuê la những năm đầu thế kỉ XXI và quan hệ với việt nam (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)