TRIỂN VỌNG CỦA QUAN HỆ VÊ-NÊ-XU-Ê-LA VÀ VIỆT NAM 1.Tiềm năng hợp tác trong tƣơng la

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vê nuê xuê la những năm đầu thế kỉ XXI và quan hệ với việt nam (Trang 79 - 85)

- Khó khăn và thách thức thứ tám: Để triển khai “Giải pháp Bôliva cho Châu Mỹ” hàng loạt thách thức đặt ra là cần xây dựng một mô hình kiến

Bảng 1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước Mỹ la tinh và Ca-ri-bê giai đoạn 2000-20

3.3. TRIỂN VỌNG CỦA QUAN HỆ VÊ-NÊ-XU-Ê-LA VÀ VIỆT NAM 1.Tiềm năng hợp tác trong tƣơng la

3.3.1.Tiềm năng hợp tác trong tƣơng lai

Tiếp tục triển khai thực hiện đường lối đối ngoại đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ do Đại hội Đảng lần thứ X đề ra và chiến lược tổng thể về tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực của Chính phủ, góp phần tạo dựng môi trường quốc tế hoà bình, ổn định, hợp tác phục vụ cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước; nâng cao vị thế của Việt Nam ở khu vực

Mỹ La tinh và trên thế giới. Là hai nước đang phát triển, Vê-nê-xu-ê-la và Việt Nam đều cùng chung mục đích phấn đấu thiết lập một trật tự chính trị - kinh tế quốc tế mới, công bằng hơn; cùng chia sẻ lập trường đối với hầu hết các vấn đề quốc tế liên quan đến hoà bình và phát triển; cùng có chung nhu cầu hàng đầu là kiến tạo và duy trì hoà bình, ổn định, an ninh nhằm mục đích tăng cường hội nhập, phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống nhân dân mỗi nước. Ngoài ra, việc thúc đẩy quan hệ song phương với Vê-nê-xu-ê-la còn tác động tích cực đến quan hệ của Việt Nam đối với các nước khác ở Mỹ La tinh và đối với các nước Bắc Mỹ, cũng như góp phần làm cầu nối thúc đẩy mối quan hệ song phương cũng như đa phương giữa Vê-nê-xu-ê-la với Đông Nam Á nói riêng và Châu Á nói chung; phối hợp, ủng hộ nhau tại các diễn đàn đa phương trong cuộc đấu tranh chung bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên và lợi ích chung của các nước đang phát triển.

Trong thời gian tới, triển khai mạnh mẽ “chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế” với phương châm “Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế”, nhu cầu phát triển của Việt Nam trong bối cảnh tình hình thế giới và tình hình Vê-nê- xu-ê-la về cơ bản là thuận lợi để Việt Nam tiếp tục thúc đẩy quan hệ ngoại giao, hợp tác kinh tế - thương mại với nước này, đưa các quan hệ đã được thiết lập đi vào chiều sâu, ổn định, bền vững; nâng cao hiệu quả, tạo sự đan xen lợi ích, tăng cường sự tin cậy gắn bó lẫn nhau, góp phần tạo dựng môi trường quốc tế hoà bình, hữu nghị và hợp tác, phục vụ nhiệm vụ bảo đảm ổn định chính trị, an ninh quốc phòng; đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và phát triển đất nước. Trong quan hệ với Vê-nê-xu-ê- la, Việt Nam cần phải kiên trì về nguyên tắc, linh hoạt về biện pháp và

phương thức; trong hợp tác kinh tế, coi trọng tính hiệu quả, thiết thực, phù hợp với điều kiện của mỗi nước.

Cần tiếp tục duy trì và tăng cường quan hệ chính trị tốt đẹp sẵn có; nâng cao hơn nữa vị thế của Việt Nam ở khu vực; triển khai thực hiện chủ trương của Việt Nam tăng cường hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế; mở rộng thị trường cho sản phẩm Việt Nam, đẩy mạnh xuất/nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ; thu hút vốn đầu tư, công nghệ hiện đại, kỹ thuật tiên tiến, kinh nghiệm quản lý của khu vực; đẩy mạnh phối hợp, hợp tác và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương (Liên Hợp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới, Diễn đàn Hợp tác Đông Á - Mỹ Latinh, Phong trào Không Liên kết…) nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia cũng như lợi ích của các nước đang phát triển; thực hiện các cam kết song phương và quốc tế liên quan đến Việt Nam.

Về kinh tế - thương mại, so với tiềm năng của Việt Nam, trị giá và tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam vào Vê-nê-xu-ê-la vẫn còn quá nhỏ. Cần phấn đấu duy trì mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Vê-nê- xu-ê-la trên 20%/năm hoặc cao hơn trong những năm tới; Tìm kiếm cơ hội mới, tạo tăng trưởng đột biến trong một số ngành hàng mới hiện Việt Nam đang có ưu thế so với nhiều nước khu vực như điện tử gia dụng, đóng tàu biển, đồ gỗ...; tích cực tranh thủ mọi điều kiện thuận lợi để tiếp cận và khai thác mạnh và có hiệu quả hơn nữa thị trường tiềm năng này.

Trên thế giới , hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu hướng lớn . Đông Nam Á và Mỹ Latinh - Ca-ri-bê nói chung cũng như Vê-nê-xu-ê-la và Viê ̣t Nam nói riêng tiếp tục là những khu vực có sự ổn định tương đối về chính trị trong quá trình củng cố, tăng cường nền dân chủ và phát triển kinh tế.

Tại các nước có các lực lượng dân tộc - cánh tả cầm quyền như Vê-nê- xu-ê-la, chính quyền đang phải đương đầu với hàng loạt vấn đề kinh tế - xã hội trầm trọng do quá khứ để lại và những âm mưu chống phá lật đổ của Mỹ

và các thế lực cực hữu, nên chính quyền các nước này ưu tiên hàng đầu phát triển quan hệ với các nước độc lập, tiến bộ trên thế giới, có nhu cầu trao đổi kinh nghiệm phát triển đất nước, chú trọng tranh thủ hợp tác về kinh tế - thương mại phục vụ cho quá trình xây dựng kinh tế nhằm củng cố vị thế chính trị, phát triển thực lực của mình. Chính vì vậy, sự phát triển mạnh của trào lưu thiên tả ở Vê-nê-xu-ê-la là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai nước.

Trong hơn 20 năm tiến hành công cuộc Đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, Việt Nam đã đạt những thành tựu to lớn, mang ý nghĩa lịch sử, tạo nên cơ sở vững chắc để tiếp tục tăng cường thế và lực trên trường quốc tế. Trong thời gian tới, Việt Nam tiếp tục mong muốn củng cố và mở rộng hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác với tất cả các nước và hội nhập ngày càng sâu rộng vào đời sống chính trị - kinh tế quốc tế trong đó có Vê-nê-xu-ê- la.

Vê-nê-xu-ê-la quan tâm phát triển quan hệ nhiều mặt với Việt Nam, nhất là về kinh tế - thương mại. Trên cơ sở đó, Vê-nê-xu-ê-la và Việt Nam đang có cơ hội thuận lợi to lớn để đẩy mạnh quan hệ mọi mặt, phục vụ thiết thực và có hiệu quả công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước. Liên quan đến nhân tố kinh tế, quan hệ kinh tế đối ngoại của Vê -nê-xu-ê-la có xu hướng ngày càng hướng về Châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam, gắn kết với thị trường châu Á nhằm giảm bớt phụ thuộc vào Mỹ và các công ty xuyên quốc gia hiện đang nắm giữ hầu hết những lĩnh vực kinh tế then chốt của nước này. Vê-nê-xu-ê-la có nhu cầu nhập khẩu rất lớn về hàng tiêu dùng như may mặc, giày dép, đồ nhựa, các sản phẩm cao su, đồ điện, điện tử gia dụng, hải sản, mỹ nghệ... với chất lượng không đòi hỏi cao cấp như đối với thị trường EU, Mỹ và Nhật Bản; đồng thời có khả năng cung cấp nhiều nguyên

vật liệu, tài nguyên thiên nhiên cần thiết đáp ứng được nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Việt Nam. Đối với một thị trường giàu tiềm năng như Vê-nê-xu-ê-la và từ bước đầu đã được coi trọng, trong thời gian qua, xuất khẩu của Việt Nam sang nước này có nhiều chuyển biến tích cực như về chất lượng, cơ cấu hàng xuất khẩu. Việt Nam cần quan tâm khai thác thị trường này với những sản phẩm có chất lượng cao, kinh nghiệm phục vụ sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp và công nghiệp chế biến, máy công cụ, cơ khí xây dựng, thiết bị kỹ thuật điện…. Đặc biệt, ngành cơ khí đóng tàu biển của Việt Nam những năm qua có bước phát triển nhảy vọt, đủ năng lực đóng các loại tàu xuất khẩu trong khi Vê-nê-xu-ê-la hiện đang có nhu cầu cao về mặt hàng này.

Nhìn về tổng thể, Vê-nê-xu-ê-la và Việt Nam cùng đứng trước những nguy cơ và thách thức to lớn xuất phát từ những diễn biến nhanh chóng khó lường của tình hình quốc tế và mỗi khu vực. Mặt trái của toàn cầu hoá tác động tiêu cực đến tất cả các nước, nhất là các nước đang phát triển: cạnh tranh kinh tế - thương mại, giành giật tài nguyên, năng lượng, vốn, công nghệ giữa các nước ngày càng quyết liệt; chiến tranh cục bộ, xung đột và mâu thuẫn dân tộc, tôn giáo, hoạt động khủng bố, ly khai, tranh chấp lãnh thổ tiếp tục xảy ra; các vấn đề mang tính toàn cầu như thiên tai, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, tội phạm xuyên quốc gia là những thách thức lớn và tác động đến hoà bình, an ninh và phát triển của các nước, trong đó có Vê-nê-xu-ê-la và Việt Nam. Tuy nhiên, đối với nhiều điểm trong những vấn đề nói trên, hai nước có đồng quan điểm để cùng nhau trao đổi, hợp tác; đặc biệt là cùng mục tiêu đấu tranh bảo vệ lợi ích chính đáng của mình tại các diễn đàn và tổ chức quốc tế như Liên Hợp quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới, Phong trào Không Liên kết…

Tuy nhiên, trên thực tế, cũng có một số hạn chế hoặc nhân tố không thuận tác động đến sự phát triển của quan hệ song phương như:

Vê-nê-xu-ê-la thực thi chính sách thực dụng, ưu tiên phát triển quan hệ với các nước công nghiệp phát triển và láng giềng; hiểu biết về Việt Nam chưa nhiều nên thiếu quan tâm trong việc tăng cường quan hệ kinh tế - thương mại với Việt Nam. Thị trường Vê-nê-xu-ê-la giống như một tấm bánh, từ lâu đã được phân chia. Để len chân được vào thị trường này, các sản phẩm phải có chất lượng tốt và giá cả cạnh tranh hợp lý. Các mặt hàng giá rẻ, chất lượng thấp của Việt Nam không thể cạnh tranh được với hàng Trung Quốc, Ấn độ, Bra-xin, các nước Trung Mỹ - Ca-ri-bê. Tại Vê-nê-xu-ê-la Việt Nam chưa quảng bá được thương hiệu riêng của mình ngoài gạo, cà phê, cao su tự nhiên, bong đèn điện mang nhãn hiệu “Made in Vietnam”.

Về phía Việt Nam, Vê-nê-xu-ê-la vẫn bị nhìn nhận là thị trường xa xôi và do tương đối mới, các thông tin có liên quan hạn chế, phí vận tải (hàng không, hàng hải) cao. Vê-nê-xu-ê-la và Việt Nam có những thế mạnh trên nhiều lĩnh vực có thể hợp tác, bổ trợ cho nhau. Vê-nê-xu-ê-la rất giàu tài nguyên thiên nhiên và có thế mạnh trên một số lĩnh vực kinh tế và khoa học - công nghệ mũi nhọn như khai thác, chế biến dầu khí. Việt Nam có thế mạnh về nông nghiệp (kinh nghiệm, chuyên gia, nhân công sản xuất lúa gạo, cây công nghiệp, hoa quả nhiệt đới, máy nông nghiệp), một số lĩnh vực công nghiệp (sản xuất thiết bị điện - điện tử gia dụng, đóng tàu biển, sản xuất - lắp ráp ô tô - xe máy, sản xuất hàng tiêu dùng như giày dép, đồ may mặc). Việt Nam có thể đáp ứng nhu cầu của thị trường Vê-nê-xu-ê-la và hai bên có thể liên kết dịch vụ vận tải biển, cho thuê tàu, thuyền viên, cùng với các lĩnh vực khác như năng lượng, dầu khí, công nghiệp, nông nghiệp…vv

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vê nuê xuê la những năm đầu thế kỉ XXI và quan hệ với việt nam (Trang 79 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)