- Khó khăn và thách thức thứ tám: Để triển khai “Giải pháp Bôliva cho Châu Mỹ” hàng loạt thách thức đặt ra là cần xây dựng một mô hình kiến
Bảng 1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước Mỹ la tinh và Ca-ri-bê giai đoạn 2000-20
3.3.3. Các biện pháp nhằm thúc đẩy mối quan hệ song phƣơng
Hai nước cần tiếp tục củng cố và tăng cường mối quan hệ chính trị tốt đẹp sẵn có; tranh thủ thúc đẩy quan hệ nhiều mặt, bao gồm cả quan hệ về mặt Đảng, Nhà nước, Quốc hội, đoàn thể, tổ chức quần chúng, doanh nghiệp; tạo cơ sở vững chắc cho việc thúc đẩy quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực khác, trước hết là kinh tế - thương mại; thúc đẩy trao đổi đoàn các cấp Bộ/ngành và doanh nghiệp nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, tranh thủ mặt tích cực và tiềm lực kinh tế của nhau để thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương, tăng cường lực lượng cho Cơ quan Đại diện ngoại giao của cả hai nước để có thể duy trì tiếp xúc định kỳ thường xuyên với các nước kiêm nhiệm.
Bộ Ngoại giao của cả hai bên cần chủ động thúc đẩy thực hiện thường xuyên cơ chế tham khảo chính trị, phối hợp với các Bộ/ngành để đưa vào cơ chế này nội dung kiểm điểm và đề xuất thúc đẩy hợp tác các mặt giữa Vê-nê- xu-ê-la và Việt Nam cũng như tiếp tục thúc đẩy hoàn thiện khung pháp lý cho hợp tác trao đổi song phương.
Trong bối cảnh cả Vê-nê-xu-ê-la và Việt Nam đều là thành thành viên chính thức của WTO, hướng ưu tiên là nên ký kết các hiệp định/ thoả thuận hợp tác, dự án, hợp đồng cụ thể, có tính khả thi và hiệu quả thiết thực; đồng thời, hạn chế việc ký các văn bản hợp tác mang nội dung nguyên tắc chung chung; các thoả thuận / hợp đồng / dự án kinh tế - thương mại và đầu tư cần
phải có tính pháp lý chặt chẽ để không bị ảnh hưởng khi có sự thay đổi chính quyền.
Hai nước cần duy trì một cách thiết thực, có hiệu quả hoạt động của các Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác kinh tế - thương mại, khoa học - kỹ thuật hiện có và thúc đẩy quan hệ hợp tác trên một số lĩnh vực cụ thể: khai thác, chế biến dầu khí, hoá dầu; năng lượng, khai khoáng, nông nghiệp, chế biến nông sản, đóng tàu, đánh bắt và chế biến thuỷ hải sản;công nghệ sinh học, công nghiệp sản xuất đồ điện - điện tử gia dụng.
Tăng cường công tác tuyên truyền đối ngoại, trao đổi thông tin và tiếp xúc của giới doanh nghiệp hai bên; thiết lập cơ chế xuất nhập khẩu trực tiếp; tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan doanh nghiệp tham gia hội chợ triển lãm, giới thiệu sản phẩm công nghệ tổ chức hàng năm ở mỗi nước, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho giới đầu tư, kinh doanh Vê-nê-xu-ê-la tại Việt Nam và ngược lại.
Cần xây dựng kế hoạch dài hạn, các chƣơng trình, dự án hợp tác cụ thể, có tính khả thi và hiệu quả cao, tạo sự ràng buộc về lợi ích; tránh không chỉ dừng ở những nguyên tắc, thoả thuận chung chung trong hợp tác; các Bộ/ngành phải có nhận thức chung và sự phối hợp nhịp nhàng,
hỗ trợ nhau trong triển khai quan hệ. Chính phủ cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp lớn và hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và
nhỏ tiếp cận làm ăn với nhau; thúc đẩy các hình thức hợp tác song phƣơng trên các lĩnh vực mà Vê-nê-xu-ê-la và Việt Nam và có thể bổ
sung cho nhau.
Trên cơ sở tình cảm hữu nghị, đoàn kết truyền thống, sự ngưỡng mộ của nhân dân và chính giới Vê-nê-xu-ê-la (không phân biệt màu sắc chính trị và đảng phái) đối với cuộc đấu tranh chống xâm lược giành độc lập, tự do trước đây và thành tựu của công cuộc Đổi mới hiện nay của nhân dân Việt
Nam, quan hệ Vê-nê-xu-ê-la – Việt Nam thời gian qua đã có những bước phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực.
Để quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Vê-nê-xu-ê-la và Việt Nam tiếp tục đà phát triển lên một tầm cao mới, cả hai phía cần phát huy tối đa thuận lợi cơ bản là cả hai nước đều có sự tương đồng về truyền thống lịch sử và văn hóa, mối thiện cảm lớn dành cho nhau, không có mâu thuẫn, bất đồng và tranh chấp trực tiếp về lợi ích. Đồng thời, phải cùng nhau tìm ra những phương thức và biện pháp hợp tác thích hợp, có hiệu quả để khắc phục những hạn chế khách quan (khoảng cách địa lý, thiếu thông tin hiểu biết về tiềm lực, tiềm năng và thị trường của nhau, sự trùng hợp trong cơ cấu của nền kinh tế và hàng hóa xuất nhập khẩu...), để từ đó tìm ra những thế mạnh mà hai bên có thể bổ trợ, hợp tác với nhau. Đồng thời cả hai phía cần nỗ lực, chú trọng đồng bộ các biện pháp hợp tác phù hợp, phát huy tối đa thuận lợi, khắc phục những hạn chế khách quan để từ đó tìm ra những thế mạnh mà hai bên có thể bổ trợ, hợp tác với nhau. Với cơ sở thuận lợi nói trên, chắc chắn quan hệ giữa hai nước ngày càng phát triển mạnh mẽ, thực chất, đi vào chiều sâu trên mọi lĩnh vực, phục vụ đắc lực cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ở mỗi nước.
KẾT LUẬN
Tình hình chính tri ̣ Vê-nê-xu-ê-la từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến những năm cuối của thế kỷ XIX (1998) hầu như không ổn đi ̣nh, kéo theo kinh tế phát triển trì trê ̣, sa lầy trong lạc hậu, đói nghèo, bất bình đẳng xã hội và vi phạm nhân quyền nhiều nhất thế giới. Tuy nhiên, kể từ khi Tổng thống Cha- vết với tinh thần kế tục sự nghiệp giải phóng của Xi-môn Bô-li-va đã và đang tiến hành nhiều chủ trương và biện pháp củng cố độc lập dân tộc đã tác động sâu sắc đến đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của Vê-nê-xu-ê-la và đã thu được nhiều thành tựu quan trọng.
Thực hiện ước mơ giải phóng và tiến bộ của người Anh hùng Mỹ la tinh Xi-môn Bô-liva, sau khi nhậm chức tháng 2/1999, và tái đắc cử nhiệm kỳ 2 (2007- 2013), Tổng thống Cha-vết và những người cùng chí hướng và lực lượng cánh tả đã thành lập Đảng PSUV để lãnh đạo công cuộc xây dựng đất
nước, cam kết xây dựng “Chủ nghĩa Xã hội thế kỷ XXI”, kiên quyết tiến hành cải cách kinh tế, xã hội nhằm xóa bỏ nghèo đói, lạc hậu và bất bình đẳng ở Vê-nê-xu-ê-la, một quốc gia có nhiều tiềm năng nhưng lại có 2/3 số dân sống nghèo khổ đã có những bước thay đổi to lớn. Chính quyền của Tổng thống Cha-vết được Quốc hội ủng hộ đã quốc hữu hóa các ngành kinh tế quan trọng, thực thi các chính sách trợ cấp, trợ giá, khuyến khích lao động, mở các chiến dịch xóa nạn mù chữ, người nghèo được chữa bệnh miễn phí, được cấp nhà ở, tạo công ăn việc làm, phát triển cơ sở hạ tầng, đời sống của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là người nghèo từng bước được cải thiện. Trong những năm 2006 và 2007, Vê-nê-xu-ê-la có nền kinh tế phát triển mạnh, có mức tăng trưởng cao nhất nhì ở khu vực Mỹ la tinh, giá trị thương mại năm sau tăng hơn năm trước. Hiện nay, GDP của Vê-nê-xu-ê-la đạt 357,6 tỷ USD; dự trữ ngoại tệ đạt 26,41 tỷ USD, thu nhập từ xuất khẩu dầu lửa đạt trên 50 tỷ USD, tăng gấp đôi so với những năm đầu của thế kỷ XXI.
Những cải cách của chính quyền U-gô Cha-vết đã tác động sâu sắc đến đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của Vê-nê-xu-ê-la. Về cơ bản, đã thu đƣợc nhiều thành tựu quan trọng, mang tính bƣớc ngoặt, góp phần
làm thay đổi tích cực bộ mặt đất nƣớc.
Kể từ khi Cha-vết lên cầm quyền, dân chủ đƣợc đảm bảo tốt hơn, vị thế quốc gia đƣợc nâng cao, đời sống ngƣời dân đƣợc cải thiện, kinh tế đã dần khắc phục đƣợc những yếu kém và đang từng bƣớc tăng trƣởng... Những thành tựu trên đã phán ánh đƣờng lối cải cách hợp lý, đúng đắn và tiến bộ đang tiến hành. Nhờ đó, uy tín của Tổng thống lên cao và ngày càng nhận đƣợc sự đồng tình ủng hộ của dƣ luận trong nƣớc, khu vực và
Trong chính sách đối ngoại, Vê-nê-xu-ê-la chủ trương mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trên tinh thần đề cao độc lập và chủ quyền dân tộc, chống cường quyền; đề cao tinh thần đoàn kết, hợp tác và liên kết Mỹ la tinh- Ca-ri-bê, đặc biệt tăng cường quan hệ hợp tác chiến lược với Cu-ba vì mục tiêu xóa đói giảm nghèo, bất công và bóc lột.
Phát huy đường lối đối ngoại đề cao độc lập và chủ quyền dân tộc, chống cường quyền; đề cao tinh thần đoàn kết, ưu tiên hợp tác và liên kết với các nước trong khu vực, Vê-nê-xu-ê-la đã đang và sẽ tiếp tục đẩy mạnh quan hê ̣ mâ ̣t thiết với các nước trong khối ALBA và cá c nước cánh tả khác; duy trì và phát triển quan hệ với Mỹ về kinh tế - thương mại , đẩy ma ̣nh quan hê ̣ chiến lược với I-ran, tăng cường quan hê ̣ mâ ̣t thiết với các nước lớn ngoài khu vực như Nga, Trung Quốc. Nhờ những mối quan hệ mật thiết với các đối tác quân sự tiềm năng như Nga, Trung Quốc, đến nay với số lượng vũ khí hiện có, đã đưa Vê-nê-xu-ê-la vươn lên trở thành quốc gia hàng đầu về hiện đại hóa quân sự ở Mỹ La-tinh, và là một trong những nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới và đang trong quá trình hiện đại hóa lực lượng vũ trang. Sức mạnh quân sự của Vê-nê-xu-ê-la góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế-xã hội, đẩy nhanh công cuộc xây dựng thành công CNXH thế kỷ XXI ở Vê-nê-xu-ê-la nói riêng và Mỹ Latinh nói chung.
Trong chính sách đối ngoại hướng đến châu Á- Thái Bình Dương, Vê- nê-xu-ê-la luôn coi Việt Nam là biểu tượng của tinh thần đấu tranh vì độc lập, tự do và quyền tự quyết dân tộc, Đối với Vê-nê-xu-ê-la, cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam luôn là nguồn cổ vũ, động viên Vê-nê-xu-ê-la tiến về phía trước. Vê-nê-xu-ê-la mong muốn học hỏi nhiều ở Việt Nam cũng như chia sẻ
kinh nghiệm trong công cuộc xây dựng nền dân chủ, phát triển kinh tế, khoa học và công nghệ.
Tuy cách xa nhau về địa lý nhưng hai nước Vê-nê-xu-ê-la và Việt Nam có nhiều điểm tương đồng, nhất là truyền thống đấu tranh giành độc lập tự do và có những vị anh hùng dân tộc nổi tiếng như Hồ Chí Minh, Bô-li-va. Trong chuyến thăm chính thức Việt Nam tháng 7/2006, Tổng thống Vê-nê-xu-ê-la đã bày tỏ sự khâm phục trước lịch sử đấu tranh bất khuất của nhân dân Việt Nam, đặc biệt trước những người đã xả thân vì dân, vì nước. Tổng thống khẳng định cá nhân ông cũng như nhân dân Vê-nê-xu-ê-la luôn ngưỡng mộ nhân dân Việt Nam, ngưỡng mộ Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam, hòa cùng làn sóng đồng tình và ủng hộ của nhân yêu chuộng hòa bình trên thế giới, nhân dân Vê-nê-xu-ê-la đã dấy lên phong trào đoàn kết ủng hộ Việt Nam, nổi bật là sự kiện các du kích quân Vê-nê-xu-ê-la đã bắt sống trung tá tình báo Mỹ Xmo-len để đòi Mỹ-Ngụy thả Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi và kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay, quan hệ giữa hai nước ngày càng tốt đẹp. Hai bên đã mở Đại sứ quán tại Thủ đô của nhau (Việt Nam mở tháng 9/2005 và Vê-nê-xu-ê-la mở tháng 1/2006) và trao đổi nhiều đoàn thăm lẫn nhau tuy nhiên, do khoảng cách địa lý xa xôi, trao đổi thương mại hai nước còn rất nhỏ bé chưa tương xứng với tiềm năng chính trị. Hai bên có rất nhiều tiềm năng có thể hỗ trợ và bổ xung cho nhau, đặc biệt trong các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp chế biến dầu khí, khai khoáng, điện tử, may mặc...vv
Nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai nước; hai bên cần cụ thể hóa các thỏa thuận hợp tác; thúc đẩy các dự án hợp tác trong
các lĩnh vực hai bên có nhu cầu; ký kết các thỏa thuận, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hợp tác song phương; khai thác, phát huy tiềm năng của mối quan hệ Vê-nê-xu-ê-la -Việt Nam, tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai nước là đòi hỏi đang đặt ra cho mỗi quốc gia trong công cuộc phát triển kinh tế- xã hội, không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân, khảng định hai bên xây dựng “quan hệ đối tác toàn diện theo tinh thần Tuyên bố Chung, phát triển toàn diện đất nước, bảo vệ hòa bình và thành quả cách mạng , tạo động lực mới đưa quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai nước Vê-nê-xu-ê-la- Việt Nam đi vào thực chất, hiệu quả và phát triển mạnh mẽ hơn nữa vì sự phồn vinh và và cũng là nguyện vọng của nhân dân hai nước.