VÊ-NÊ-XU-Ê-LA NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI (2000 – 2010)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vê nuê xuê la những năm đầu thế kỉ XXI và quan hệ với việt nam (Trang 36 - 41)

- Khó khăn và thách thức thứ tám: Để triển khai “Giải pháp Bôliva cho Châu Mỹ” hàng loạt thách thức đặt ra là cần xây dựng một mô hình kiến

VÊ-NÊ-XU-Ê-LA NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI (2000 – 2010)

(2000 – 2010)

2.1. NHỮNG NHÂN TỐ QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC TÁC ĐỘNG ĐẾN VÊ-NÊ-XU-Ê-LA VÊ-NÊ-XU-Ê-LA

2.1.1. Trật tự thế giới thay đổi

Chỉ trong mười năm đầu của thế kỷ XXI, và cũng là mười năm đầu tiên của Thiên niên kỷ thứ 3, trên thế giới đã có nhiều nhiều biến động và phát triển không ngừng về mọi mặt của đời sống xã hội và có nhiều sự kiện ảnh hưởng sâu sắc đối với an ninh-chính trị, kinh tế-xã hội trên thế giới.

Sau khi Liên Xô tan rã, Mỹ là siêu cường duy nhất còn lại, đưa ra chiến lược toàn cầu mới, mưu toan thâu tóm toàn bộ thế giới vào "kỷ nguyên hòa

bình Mỹ", biến thế kỷ XXI trở thành "Thế kỷ Mỹ". Trong thời gian này, tranh thủ các đối thủ tiềm tàng như Nga bị suy yếu nghiêm trọng; Ấn Độ chưa ra khỏi thời kỳ kinh tế trì trệ; Nhật Bản lâm vào suy thoái kéo dài; Liên minh châu Âu bị chia rẽ; Trung Quốc mới bắt đầu trỗi dậy, Mỹ trở thành đế quốc toàn cầu và có sức mạnh áp đảo so với bất cứ đối thủ cạnh tranh nào khác, ngang nhiên tìm cách thao túng tình hình quốc tế, tìm cách thọc sâu vào không gian hậu Xô-viết, mưu toan thực hiện chiến lược đơn cực, đơn phương bá chủ thế giới. Mưu đồ của Mỹ được thể hiện thông qua cuộc chiến tranh I- rắc, Áp-ga-ni-xtan, cấm vận Cu-ba, mở rộng khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO), xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa tại Ba Lan, thuê các căn cứ quân sự của Cô-lôm-bi-a, can thiệp lật đổ Chính phủ của Tổng thống Hon-đu-rát Ma-nu-ên Xê-ya-la… Đặc biệt Mỹ luôn hô khẩu hiệu “dân chủ” như một công cụ để can thiệp vào nội bộ của các nước khác.

Tuy nhiên với vụ khủng bố vào nước Mỹ ngày 11-9-2001 cùng những mất mát tại cuộc chiến tranh I-rắc, vị thế siêu cường của Mỹ đã yếu đi thể hiện trên nhiều mặt. Về quân sự, với lực lượng hùng hậu chiếm đóng I-rắc, lực lượng Mỹ bị căng kéo dàn trải, tạo ra mối nghi ngờ là Mỹ khó lòng phát động một đòn đánh phủ đầu mới ở nơi khác. Qua cuộc chiến tranh I-rắc và Áp-ga-ni-xtan, lực lượng quân sự Mỹ bộc lộ nhiều hạn chế và dễ bị tổn thương. Về kinh tế, thể hiện nhiều điểm yếu như đồng đô-la Mỹ bị suy giảm, ngoại thương và ngân sách thường xuyên bị thâm hụt, Mỹ từng là chủ nợ chuyển thành con nợ khổng lồ ở cả trong và ngoài nước. Về văn hóa, đạo lý,

Mỹ đã bất chấp luật pháp quốc tế, thi hành chính sách ngoại giao đơn phương, không chịu ký nhiều hiệp ước quốc tế, nhất là hiệp định Ky-ô-tô về giảm khí thải độc hại gây hiệu ứng nhà kính, đàn áp dã man tù nhân ở Abu Gra-ip (I- rắc) và Guan-ta-na-mô (Cu-ba), thu hẹp dân chủ ở trong nước.

Trong khi vị thế chiến lược của Mỹ suy giảm thì Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Bra-xin, các nước thuộc Liên Xô - Đông Âu cũ, và các nước đang phát triển lại vươn lên mạnh mẽ. Kể từ năm 2005, GDP của "thế giới" mới trỗi dậy này chiếm trên 50% GDP toàn cầu. Theo hàng loạt chỉ số thống kê trong các Báo cáo viễn cảnh kinh tế thế giới (WEO) của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) những năm gần đây, trọng tâm kinh tế thế giới đang dịch chuyển từ các nền kinh tế phát triển sang các nền kinh tế mới trỗi dậy, đặc biệt là của bốn nước thuộc nhóm BRIC (Bra-xin, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc). Bốn nước trên là những nền kinh tế chủ chốt đang nổi lên, góp phần thúc đẩy kinh tế toàn cầu tăng trưởng và đóng một vai trò quan trọng trong việc bình ổn nền kinh tế thế giới trong bối cảnh khủng hoảng tài chính thế giới lan rộng. Jim O'Neill, trong báo cáo 2003, từng dự đoán rằng, cơ cấu kinh tế thế giới sẽ thay đổi vào năm 2050 và nhóm BRIC sẽ vượt các nước phát triển như Anh, Pháp, Ý, Đức, Mỹ, Nhật trở thành các nền kinh tế chủ chốt trên thế giới. Riêng Trung Quốc sẽ trở thành nước thứ ba trên thế giới phóng thành công tàu vũ trụ có người lái vào không gian Thần Châu 5, phá vỡ thế độc quyền không gian của Nga và Mỹ trong hơn 40 năm, đạt tới vị trí cao trên thang bậc quốc tế về nước mạnh kinh tế và quân sự. Hiện nay, tính theo sức mua tương đương, GDP của Trung Quốc vượt Nhật Bản, bằng 76% GDP của Mỹ và dự báo sẽ vượt Mỹ trong vòng mười năm. Nền kinh tế Nga hiện đứng thứ 7 sẽ lọt vào tốp 4 nước dẫn đầu thế giới vào năm 2020. Nền kinh tế Ấn Độ - tính theo sức mua tương đương - đứng thứ 3 thế giới vào 2008 và sẽ vẫn giữ vị trí này trong tương lai. Theo dự báo của IMF, trong vòng 5 năm tới, các nền kinh tế mới trỗi dậy sẽ tăng trưởng trung bình 6,8%/năm, trong khi các nền kinh tế phát triển chỉ tăng 2,7%/năm. Nếu nhóm nước này tiếp tục tăng trưởng với nhịp điệu này thì trong vòng 20 năm tới, các nền kinh tế mới trỗi dậy sẽ chiếm hai phần ba tổng sản lượng kinh tế toàn cầu.

Sau chiến tranh lạnh, cục diện thế giới đã và đang trải qua nhiều thời điểm biến động, Mỹ không còn là siêu cường ở đỉnh cao quyền lực đóng vai thống soái trong công việc quốc tế như cách đây một thập kỷ. Thế giới đơn cực đang chuyển dịch sang đa cực. Đây là một quá trình trong đó vai trò chi phối của Mỹ giảm sút dần, đặc biệt tại khu vực Mỹ Latinh nơi vốn luôn được coi là sân sau của Mỹ.

Sự phát triển của phong trào cánh tả tại Mỹ La-tinh và những biến động chính trị tại khu vực sau khi Tổng thống U-gô Cha-vết lên cầm quyền tại Vê-nê-xu-ê-la càng làm cho quan hệ giữa khu vực với Mỹ xấu đi và tạo cơ hội cho Mỹ Latinh nói chung cũng như Vê-nê-xu-ê-la nói riêng ngày càng xích lại gần hơn với các nền kinh tế đang phát triển tại khu vực khác. Một trong những minh chứng đó là những chuyến thăm chính thức Vê-nê-xu-ê-la của Thủ tướng Nga Pu-tin vào tháng 4/2010 nhân dịp hai nước kỷ niệm 65 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống U-gô Cha-vết vào tháng 8/2008 cùng những hiệp định thỏa thuận, hợp tác quân sự -kỹ thuật về mua bán vũ khí, tàu ngầm, máy bay chiến đấu với giá trị hàng trăm tỷ đô la Mỹ.

Bối cảnh thế giới và khu vực như đã phân tích ở trên là một trong những nhân tố quan trọng đã và đang thúc đẩy công cuộc cải cách ở Vê-nê- xu-ê-la ngày càng mạnh mẽ để xây dựng Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI.

2.1.2. Tình hình khu vực Mỹ Latinh

+ Sự thất bại của mô hình tự do kinh tế mới ở khu vực Mỹ La tinh.

Mười năm cuối thế kỉ XX, kinh tế khu vực Mỹ La tinh phát triển thiếu ổn định và sau đó bắt đầu suy thoái kéo dài đến tận những năm đầu của thế kỷ XXI. Tổng nợ của khu vực năm 2002 là 760 tỷ đôla. Số người nghèo tăng vọt

lên từ 120 triệu người năm 1980 lên 272 triệu người trên tổng số dân là 510 triệu người vào năm 2002. Tỷ lệ thất nghiệp toàn khu vực tăng cao. Theo CEPAL (Ủy ban kinh tế Mỹ La tinh và Ca-ri-bê) trong nửa thập kỷ qua mức GDP/người của khu vực giảm 2% và cho rằng khu vực này đã bị “kéo giật lùi một nửa thế kỉ”10. Kinh tế khủng hoảng, nhiều vấn đề xã hội nảy sinh. Mỹ La tinh sa lầy trong lạc hậu, đói nghèo và trở thành một trong những khu vực có tình trạng bất bình đẳng xã hội và vi phạm nhân quyền nhiều nhất thế giới.

Cuộc khủng hoảng kinh tế đã chứng tỏ sự sụp đổ của mô hình kinh tế thị trường tự do được áp dụng không hợp lý trong nhiều năm qua ở Mỹ La tinh. Sự áp đặt chủ nghĩa tự do mới đã làm các nước Mỹ La tinh phụ thuộc ngày càng nặng nề vào tư bản độc quyền nhất là tư bản Mỹ, khiến lợi ích quốc gia và nền độc lập dân tộc bị phương hại nghiêm trọng. Do vậy, từ cuối thập niên 90 của thế kỷ XX đến những năm đầu thế kỷ XXI, các lực lượng cánh tả khu vực Mỹ La tinh đã liên tiếp giành thắng lợi trong các cuộc bầu cử tổng thống, đưa đến sự ra đời của hàng loạt chính phủ cánh tả ở nhiều nước. Họ đã đẩy mạnh tiến hành cải cách kinh tế xã hội theo xu hướng chuyển từ mô hình chủ nghĩa tự do mới sang mô hình kinh tế thị trường kết hợp với giải quyết các vấn đề xã hội, bảo vệ độc lập chủ quyền và bình đẳng trong quan hệ quốc tế, chủ động trong chính sách đối ngoại, tách dần khỏi sự ảnh hưởng của Mỹ.

Thực tế trên đã và đang đưa kinh tế các nước Mỹ la tinh dần ổn định và phát triển. Kim ngạch buôn bán giữa EU và Mỹ La tinh năm 2008 là 178 tỉ euro trong khi kim ngạch buôn bán giữa Trung Quốc và Mỹ Latinh từ 200 triệu USD năm 1975 đã tăng lên 2,8 tỉ USD năm 1988, và trên 85 tỉ USD năm 2008. Những năm gần đây, Trung Quốc đã ký gần 400 hiệp định và thoả thuận thương mại với các nước Mỹ Latinh. Trong hơn 10 năm qua, quan hệ

10

đối tác chiến lược Mỹ La-tinh với EU và Trung Quốc đã phát triển trong hầu hết mọi lĩnh vực từ chính trị, kinh tế đến xã hội ở cả 3 cấp độ quan hệ: khu vực, tiểu khu vực và song phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vê nuê xuê la những năm đầu thế kỉ XXI và quan hệ với việt nam (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)