- Khó khăn và thách thức thứ tám: Để triển khai “Giải pháp Bôliva cho Châu Mỹ” hàng loạt thách thức đặt ra là cần xây dựng một mô hình kiến
Bảng 1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước Mỹ la tinh và Ca-ri-bê giai đoạn 2000-20
3.1.1. Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Vê-nê-xu-ê-la
Cùng có nhiều nét tương đồng về lịch sử, nhân dân Vê-nê-xu-ê-la luôn coi Việt Nam là biểu tượng của tinh thần đấu tranh vì độc lập, tự do và quyền tự quyết dân tộc, tấm gương về xây dựng phát triển kinh tế - xã hội, là đồng minh và ngọn cờ để động viên, tập hợp lực lượng trong nước và khu vực; đánh giá cao tiềm năng và thực lực kinh tế - chính trị ngày càng tăng của Việt Nam nên rất quan tâm phát triển quan hệ toàn diện với Việt Nam.
Tháng 12/2007 trong chuyến thăm và làm việc tại Vê-nê-xu-ê-la, các đồng chí Vũ Văn Hiền, Uỷ viên BCHTW Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam và đồng chí Vũ Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam- Vê-nê-xu-ê-la đã tham dự Lễ khai trương đặt Tượng Bác Hồ tại Đại lộ Bô-li-va, đại lộ chính của thủ đô Ca-ra-cát.
Trong bối cảnh Vê-nê-xu-ê-la đang trong quá trình cải cách mạnh mẽ về chính trị, kinh tế và xã hội theo xu hướng dân tộc, thiên tả, việc tăng cường quan hệ với Việt Nam là nhân tố tích cực trong việc tạo cơ sở chính trị, nâng cao uy tín để giương cao ngọn cờ đoàn kết, động viên, tập hợp và tranh thủ sự ủng hộ của các lực lượng cánh tả, tiến bộ và nhân dân trong nước, nhất là của các tầng lớp nhân dân lao động.
Trong chính sách đối ngoại hướng về Châu Á, Vê-nê-xu-ê-la có xu hướng tự do hoá thương mại mạnh mẽ đã và đang triển khai một chính sách kinh tế đối ngoại năng động., hai nước cùng là thành viên Liên Hợp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới, Phong trào Không Liên kết, có vai trò tích cực trong hợp tác Nam-Nam, hai bên có thể hỗ trợ cho nhau tại các tổ chức quốc
Hiện tại, Vê-nê-xu-ê-la đang phải chịu sức ép rất lớn về chính trị - kinh tế của Mỹ và các thế lực thù địch trong nước chống phá trong mọi lĩnh vực. Mặt khác, ngoài các cơ sở kinh tế tương đối hiện đại trong khai thác năng lượng, khoáng sản, tài nguyên thiên nhiên thuộc sở hữu của tư bản nước ngoài, Chính phủ U-go Cha-vết đang phải thừa hưởng một nền kinh tế có cơ cấu sản xuất lạc hậu và không đồng bộ; vật tư, trang thiết bị và hàng hóa tiêu dùng phụ thuộc nặng nề vào nguồn cung cấp từ bên ngoài (chủ yếu từ Mỹ và các công ty xuyên quốc gia), từ lương thực, thực phẩm cho đến vật tư, máy móc, thiết bị và hàng hoá tiêu dùng... Cũng giống như Việt Nam trước đây, từ một đất nước bị chiến tranh tàn phá nặng nề, bị đói nghèo, lạc hậu, bộ mặt của Việt Nam trong những năm qua đã thay đổi cơ bản và toàn diện. Ngày nay, Việt Nam đang là một thị trường phát triển năng động với hơn 85 triệu người tiêu dùng và kinh tế đang phát triển mạnh mẽ với bình quân tăng trưởng hàng năm đạt trên 7,5 - 8%; đạt được những thành tựu lớn trong công cuộc xoá đói, giảm nghèo (giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 58% năm 1993 xuống còn 19% năm 2006), tạo 1,2 triệu việc làm mới mỗi năm... Đó là những kinh nghiệm quí báu, đáng quan tâm với Vê-nê-xu-ê-la. Chính vì vậy, việc tăng cường quan hệ mọi mặt với Việt Nam còn nhằm mục đích hàng đầu là tranh thủ hợp tác và kinh nghiệm phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội, mở rộng nguồn cung cấp hàng hoá tiêu dùng, nhu yếu phẩm với giá cả và chất lượng phù hợp.