Tác nhân gây bệnh thích bào tử trùng Myxobolus sp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu dịch tễ học bệnh thích bào tử trùng (myxobolus SP ) ký sinh trên cá chép và thử nghiệm thuốc điều trị (Trang 30 - 33)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.4.1. Tác nhân gây bệnh thích bào tử trùng Myxobolus sp

Thích bào tử trùng là bào tử có vỏ bọc ngoài khá chắc chắn gồm có 2 mảnh vỏ có kích thước, độ dày bằng nhau, do tế bào chất keo đặc lại mà tạo thành. Đường tiếp giáp giữa 2 mảnh vỏ gọi là đường nối mặt, mặt có đường nối gọi là mặt nối (hay gọi là mặt bên), mặt khơng có đường nối gọi là mặt vỏ (hay gọi là mặt chính). Trong bào tử có cực nang và tế bào chất. Tùy theo giống lồi khác nhau có số lượng cực nang từ 1 – 4 chiếc. Trong mỗi cực nang có 1 sợi thích bào xoắn lị xo. Các cực nang thường tập trung ở đầu phía trước. Riêng họ

Myxidiidae phân bố cả 2 đầu của bào tử. Phần sau của bào tử có tế bào chất gọi là

tế bào mầm gồm 2 nhân và khơng bào. Họ Myxobolidae có túi thích Iode là một loại tinh bột động vật. Cá nước ngọt của Việt Nam đã phát hiện hơn 40 lồi thuộc 6 giống.

Hình 2.1: Sơ đồ cấu tạo của thích bào tử trùng – Myxobolus sp.

(theo Schulman, 1960): 1- phôi amip; 2- không bào; 3- mỏm giữa cực nang; 4- nhân bào nang; 5- cực nang; 6- vỏ; 7- sợi tơ xoắn; 8- đường nối;

Chu kỳ sống của thích bào tử trùng gồm sinh sản vơ tính và hữu tính tiến hành hoàn toàn trên cùng một ký chủ, không qua ký chủ trung gian: Bào tử từ trên thân cá mắc bệnh rơi vào đáy ao hoặc lơ lửng trong nước, bị cá ăn phải hoặc bám vào da, mang cá, vây cá khỏe hay theo thức ăn cảm nhiễm vào ruột cá khỏe. Bào tử bị kích thích một chất nào đó trong cơ thể cá, phóng sợi thích ty, cắm vào tổ chức cơ thể, hai mảnh vỏ bị vỡ đôi, tế bào chất ở trong vỏ biến thành biến hình trùng dùng chân giả di chuyển vào các tế bào tổ chức của ký chủ và dừng lại ở đó sinh trưởng và phát triển. Thời kỳ này gọi là giai đoạn dinh dưỡng. Nhân tế bào phân chia qua nhiều lần thành nhiều nhân con. Mỗi nhân có tế bào chất bao quanh hình thành mầm giao tử (Gametocyte). Nhân của mầm giao tử tiếp tục phân chia một số lần thành 6-18 nhân con và cuối cùng hình thành bào tử. Mỗi bào tử được tạo nên từ 6 nhân, trong đó có 2 nhân tạo nên vỏ kitin, 2 nhân tạo nên khối nguyên sinh chất, 2 nhân tạo nên cực nang và cuối cùng hình thành nên cịn gọi là trùng mang nhầy. Q trình sinh sản cứ tiếp tục cho đến khi tạo ra một số lượng lớn bào tử, thì hình thành bào nang bao xung quanh.

Số lượng nhân trong mầm giao tử có khác với số lượng của bào tử được hình thành. Nếu những mầm giao tử chỉ sinh sản một bào tử thì nhân của nó có 6- 8 cái, người ta gọi mầm giao tử đó là đơn giao tử. Nếu mầm giao tử sản sinh hai bào tử thì số lượng nhân cũng tăng lên gấp đôi và gọi mầm giao tử là song giao tử. Thể dinh dưỡng tiếp tục sinh trưởng, số lượng bào tử được hình thành ngày càng gia tăng. Tiếp sang giai đoạn bào nang: các tổ chức xung quanh thể dinh dưỡng bị kích thích thối hố và thay đổi sinh ra một lớp màng bao quanh thể dinh dưỡng, gọi là bào nang của thích bào tử trùng có sợi tơ. Kích thước của bào nang có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Các thích bào tử trùng ký sinh trên da, mang cá thì bào nang bị bào tử thành thục phá vỡ chui ra rơi vào nước, lại xâm nhập vào ký chủ khác hình thành một chu kỳ sống mới. Các trùng bào tử có sợi tơ ký sinh ở ruột và các cơ quan nội tạng bào tử có thể qua ống tiêu hố ra ngồi. Bào tử có thể sống lâu trong bùn đáy ao, hồ nên cá ăn đáy như cá chép, diếc, trôi,.. dễ bị nhiễm.

A B

C D

Hình 2.2: Hình dạng một số lồi vi bào tử sợi 2 cực nang (Bùi Quang Tề và cs, 2007)

A- M. koi B- M. toyamai

C- M. artus D- M. senmiformis

Kích thước của chúng cũng tùy thuộc vào từng lồi

Bảng 2.2: Kích thƣớc 1 số lồi Myxobolus ( Bùi Quang Tề, 1999)

Tên loài Myxobolus Chiều dài bảo tử (µm) Chiều rộng bảo tử (µm) Chiều dày bảo từ (µm) Chiều dài cực nang (µm) Myxobolus koi Kudo,1919 17-18,5 9-10 5-7 10-11,2

M. toyamai Kudo,1919 15-18 5,4 4,5 9-10,3

M. artus Achmerow,1960 6,6-8,2 9,9-11,5 8,2 4,9

M. seminifomis Ha Ky,1968 13,2-14,4 4,8-6 3,6-4,2 5,4-6

M. humilis Ha Ky,1968 8,1-9 6,3-7,2 - 3,6-3,8

Myxobolus sp2 Te, 1990 15,5 14-15,5 - 8,3-9,3

Myxobolus oblongus Gurley

1893 11,2-12,8 8-8,8 6,4 3,2-4

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu dịch tễ học bệnh thích bào tử trùng (myxobolus SP ) ký sinh trên cá chép và thử nghiệm thuốc điều trị (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)