Kết quả điều trị thử nghiệm Myxobolus sp bằng Formalin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu dịch tễ học bệnh thích bào tử trùng (myxobolus SP ) ký sinh trên cá chép và thử nghiệm thuốc điều trị (Trang 64)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Kết quả thử nghiệm thuốc

4.2.3 Kết quả điều trị thử nghiệm Myxobolus sp bằng Formalin

Formalin là loại hoá chất có nguồn gốc hữu cơ được sử dụng phổ biến trong ni trồng thủy sản với mục đích tiêu diệt các tác nhân gây bệnh cho động vật thủy sản như diệt ký sinh trùng, nấm, vi khuẩn... bằng phương pháp tắm trong thời gian 10-15 phút với nồng độ 200, 250, và 300

Thí nghiệm được bố trí trên 3 lơ cá thí nghiệm tắm Formalin sau đó cá trong các bể được thay nước sạch, thí nghiệm được lặp lại 3 lần trên tổng số 9 bể thí nghiệm với tổng số là 270 con cá bị bệnh do Thích bào tử trùng Myxobolus sp

Kết quả được trình bày trong bảng 4.10

Bảng 4.10: Kết quả trị bệnh cá nhiễm Thích bào tử trùng Myxobolus sp bằng phƣơng pháp tắm Formalin

Nồng độ Formalin

(ppm) Nội dung theo dõi 1 Lần nhắc lại 2 3

200 Số cá thí nghiệm 30 30 30 Tổng số bào nang 408 404 396 Số bào nang chết - - - Số bào nang sống 408 404 396 250 Số cá thí nghiệm 30 30 30 Tổng số bào nang 416 412 406 Số bào nang chết - - - Số bào nang sống 416 412 406 300 Số cá thí nghiệm 30 30 30 Tổng số bào nang 424 415 408 Số bào nang chết - - - Số bào nang sống 424 415 408

Kết quả từ bảng 4.10 cho thấy điều trị bệnh Thích bào tử trùng Myxobolus

sp bằng phương pháp tắm Formalin với nồng độ từ 200-300 ppm trong thời gian

10-15 phút đều khơng có hiệu quả (kết quả 100% Thích bào tử trùng Myxobolus sp vẫn sống sau điều trị).

Kết quả điều trị bệnh Thích bào tử trùng Myxobolus sp ký sinh trên cá

chép gây ra đã sử dụng CuSO4, KMnO4, và Formalin bằng phương pháp tắm ở các nồng độ đều khơng có kết quả. Mặc dù 3 hóa chất trên được dùng phổ biến trong điều trị các bệnh do ngoại ký sinh trùng gây ra trên cá. Cá ngâm tắm bằng hóa chất sau thời gian thử nghiệm khơng cho kết quả, thậm chí tỉ lệ chết cịn tăng hơn chưa sử dụng.

4.2.4. Kết quả điều trị bằng phƣơng pháp trộn thuốc cho ăn

Đối với cá thương phẩm, chúng tôi tiến hành thử nghiệm với phương pháp ngâm và tắm thuốc nhưng khơng có hiệu quả. Vì vậy, chúng tơi tiến hành thử nghiệm hình thức trộn thuốc cho ăn trực tiếp trên các ao ni. Đây là hình thức phổ biến nhất trong NTTS, cần tập trung vào xây dựng và cải tiến hình thức chữa trị này. Cá là lồi động vật sống dưới nước, tập tinh ăn kín đáo, nhạy cảm với sự có mặt của con người, việc kiểm soát lượng thức ăn thừa và khả năng hấp thụ thuốc vì thế mà rất khó khăn, một số loại thuốc lại cho thấy hạn chế trong việc hấp thụ qua đường tiêu hóa. Vì vậy cần cân nhắc và sử dụng hợp lý các loại thuốc, tránh gây ảnh hưởng thêm cho q trình điều trị và ni sau này.

Liều lượng cho ăn với Prazilquantel, Sul-trime, NOVA-Parasite lần lượt là: 50mg/kg cá/ngày, 120mg/kg cá/ngày, 100mg/kg cá/ngày (Kim Văn Vạn & ctv., 2012).

Tiến hành thử nghiệm thuốc và theo dõi, trong ngày 1 và ngày 2, cá chết rải rác 5-10 con / ao. Tiến hành mổ khám thì thấy cá nhiễm Thích bào tử trùng với số lượng lớn và bệnh tích nặng, số lượng bào nang nhiều và to.

Ngày thứ 3 và ngày thứ 4, số lượng cá chết giảm hẳn, tiến hành kiểm tra mổ khám thấy hết kí sinh trùng ký sinh.

đều trên 90%, cá chết do sốc thuốc là khơng có.

Điều trị sau 3 ngày, lượng thức ăn cũng giảm bằng 50% so với mức bình thường Với phương pháp trộn cho ăn, nồng độ thuốc tăng dần, lượng thức ăn cũng tăng theo từng ngày để đảm bảo cá sử dụng hết thức ăn và hấp thụ tốt.

Sau thí nghiệm thuốc, cần theo dõi sức khỏe và sinh trưởng của cá ít nhất 15-30 ngày, để xác định ảnh hưởng của thuốc đến sinh trưởng của đàn cá, trước khi đưa cho người sử dụng để tránh tồn dư thuốc

Bảng 4.11: Kết quả điều trị bằng phƣơng pháp cho ăn

THUỐC 1 2 3 PRAZIQUANTEL Số cá thí nghiệm 30 30 30 Số cá chết - 1 1 Số cá khỏi 30 29 29 Tỉ lệ (%) 100 96.67 96.67 SULTRYM 240 Số cá thí nghiệm 30 30 30 Số cá chết - - 1 Số cá khỏi 29 30 29 Tỉ lệ (%) 96.67 100 96.67 NOVA PARASITE Số cá thí nghiệm 30 30 30 Số cá chết - - - Số cá khỏi 27 28 27 Tỉ lệ (%) 90 93.33 93.33

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN

5.1. KẾT LUẬN

Không phát hiện thấy Thích bào tử trùng Myxobolus sp. ở giai đoạn cá

chép bột và cá hương dưới 2 tuần tuổi và có thể khẳng định khơng có sự truyền lây từ cá chép bố mẹ sang cá chép bột;

Cá chép hương giai đoạn từ 3-4 tuần tuổi bắt đầu thấy sự xuất hiện của Thích bào tử trùng (Myxobolus sp.); cá giống cấp 1 và cá giống cấp 2 nhiễm

Thích bào tử trùng (Myxobolus sp.) tỷ lệ cao lần lượt là 22,2% và 36,7%.

Thích bào tử trùng (Myxobolus sp.) thường thấy ký sinh trên da, mang,

vây cá chép hương và cá giống. Đối với cá giống lớn và cá thương phẩm, thích bào tử trùng ký sinh trên ruột cá tạo thành các bào nang.

Các mơ hình cá-vịt, cá-lợn đang là những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến hình thành bệnh do KST gây ra. Tỷ lệ nhiễm Thích bào tử trùng cao ở hệ thống nuôi cá-vịt; cá - lợn với tỷ lệ lần lượt là 40,23% và 21,76%; CĐN Thích bào tử trùng cao nhất ở mơ hình cá-vịt là 22,34±52,63, tiếp đến là CĐN Thích bào tử trùng ở mơ hình cá ni kết hợp với ni lợn có thải phân trực tiếp xuống các ao cá để gây màu tạo thức ăn tự nhiên (19,21±42,58)

Thời tiết thay đổi cũng là yếu tố ảnh hưởng đến môi trường gây ra dịch bệnh trên ĐVTS, Tỷ lệ nhiễm Thích bào tử trùng trong vụ xuân hè và vụ thu đơng có tỷ lệ chênh lệch rất lớn, cao nhất là cá- vịt 51,78 -19,23. Thời tiết giao mùa xuân hè với mưa đầu mùa là cơ hội cho các loại bệnh KST và nấm phát triển. 28,04±3,5% số cá kiểm tra nhiễm Myxobolus sp. Đặc biệt, cá thương phẩm nhiễm Thích bào tử trùng (Myxobolus sp.) vào mùa hè.

Biểu hiện của bệnh Thích bào tử trùng (Myxobolus sp.) ký sinh trên mang xuất hiện các bào nang màu trắng làm kênh mang, ký sinh trên vây xuất hiện các hạt như trứng cá màu vàng. Khi ký sinh trên ruột, làm xuất hiện các cục u màu trắng bã đậu trong ruột.

Các hóa chất thơng thường như CuSO4, KMnO4, Formaline... khi xử lí

bằng phương pháp ngâm tắm khơng có hiệu quả.

Các thuốc điều trị nội ngoại ký sinh trùng như Praziquantel, Sultrime và Nova parasite khi thử nghiệm bằng phương pháp trộn vào thức ăn cho cá ăn mang lại hiệu quả điều trị rất cao (trên 90%).

Praziquantel là phương án tối ưu nhất trong điều trị bằng phương pháp trộn thuốc cho ăn với cá thương phẩm.

5.2. ĐỀ XUẤT

1. Cần tiếp tục nghiên cứu đầy đủ hơn về ký sinh trùng trên các giai đoạn của cá và thử nghiệm các biện pháp phòng trị.

2. Cần nghiên cứu tình hình bệnh Thích bào tử trùng trên cá chép ở các vùng.

3. Tiếp tục nghiên cứu thử nghiệm thêm nhiều loại thuốc nâng cao hiệu quả điều trị. Nghiên cứu sâu hơn về ảnh hưởng của thuốc lên sinh trưởng của con vật, kiểm tra về tồn dư thuốc sử dụng sau điều trị bệnh.

4.Tìm hiểu sự ảnh hưởng các vùng địa lý và nguồn nước khác nhau đến sự tồn tại của Myxobolus sp..

5. Nghiên cứu xây dựng quy trình ni hợp lý, không để cá nhiễm trùng bào tử sợi, tạo nguồn sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt:

1. Bùi Quang Tề và CTV, 1985. Nghiên cứu KST cá nước ngọt và phương pháp phòng trị do chúng gây ra. Báo cáo tổng kết đề tài cấp Nhà nước, mã số 08A-

01-02, năm 1981-1985. Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1

2. Bùi Quang Tề, 1998. Giáo trình Bệnh học bệnh của động vật thủy sản. NXB

Nông nghiệp, Hà Nội.

3. Bùi Quang Tề, 2001. Ký sinh trùng của một số loài cá nước ngọt ở đồng bằng

sụng Cửu Long và giải pháp phòng trị chúng. Luận văn tiến sỹ sinh học. Trường

Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.

4. Bùi Quang Tề, 2008. Bệnh học thủy sản. Tài liệu của Viện nghiên cứu nuôi

trồng thủy sản 1, 460 trang

5. Đỗ Thị Hòa, Bùi Quang Tề, Nguyễn Hữu Dũng và Nguyen Thị Muội (2004). Giáo trình Bệnh học thủy sản, Trường Đại học Thuỷ sản Nha Trang, 2004, Nxb Nông nghiệp, Thành phố HCM, tr. 342-343.

6. Đỗ Thị Hoà, Bùi Quang Tề, Nguyễn Hữu Dũng, Nguyễn Thị Muội (2004),

Giáo trình Bệnh học thủy sản – Trường Đại học Thủy sản Nha Trang, 2004, Nxb

Nơng nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh, 423 trang.

7. Hà Ký (1966, 1976). Một số bệnh thường gặp ở cá giống và cách phịng trị.

NXB Nơng thơn, Hà Nội.

8. Hà Ký, Bùi Quang Tề, 2007. Ký sinh trùng cá nước ngọt Việt Nam, Nxb KHKT, TP. Hà Nội, 360 trang.

9. Kim Văn Vạn (2013). Nghiên cúu dịch tễ học một số loài ấu trùng sán lá truyền

lây qua cá chép (Cyprinus carpio) và biện pháp phòng, trị”, Luận án Tiến sỹ nông

nghiệp, 2013.

10. Kim Văn Vạn, Trương Đình Hồi, Kurt Buchmann, Anders Dalgaard và Nguyễn Văn Thọ (2012), Điều trị bệnh kênh mang của cá chép ( Cyprinus) do ấu trùng

sán lá ( Centrocestus formosanus) gây ra, Khoa học kĩ thuật Thú y tập XIX số

2-2012

11. Mai Đình n. (1983). Các lồi cá kinh tế miền Bắc Việt nam. NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nội.

12. Nguyễn Duy Khoát (2005). Sổ tay hướng dẫn nuôi cá nước ngọt. NXB nông nghiệp Hà Nội

13. Nguyễn Hữu Thọ, Đỗ Đoàn Hiệp (2004). Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá nước ngọt. NXB Lao động xã hội, Hà Nội

14. Nguyễn Thị Hà (2007), Đánh giá mức độ nhiễm ấu trùng (metacercaria) sán lá

song chủ (Trematoda) ký sinh trên một số cá nuôi tại Nghĩa Hưng – Nam Định,

Luận văn thạc sỹ Nông nghiệp, 2007.

15. Nguyễn Thị Hồng Chiên (2011). Nghiên cứu ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng

trên cá chép giống ni tại Hà Nội và giải pháp phịng trị bệnh do chúng gây ra.

Luận văn thạc sỹ nông nghiệp, 2011.

16. Nguyễn Thị Muội, Đỗ Thị Hoà và ctv, 1985. Kết quả nghiên cứu ký sinh trùng

cá nước ngọt Tây nguyên. Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học 1981-1985-

Trường Đại học Thuỷ sản.

17. Nguyễn Văn Hảo, Ngô Sỹ Vân (2001). Cá nước ngọt Việt Nam-Tập1 18. NXB nông nghiệp,viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 Hà Nội

19. Trần Hải Thanh, (2014), NGHIÊN CỨU KÝ SINH TRÙNG BÀO TỬ SỢI (MYXOSPOREA). TRÊN CÁ CHÉP (CYPRINUS CARPIO) Ở HÀ NỘI VÀ VÙNG PHỤ CẬN, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÒNG BỆNH, Luận văn thạc sĩ

nông nghiệp

20. Trần Thị Hà (1999). Nghiên cứu ký sinh trùng ở nhóm cá chép Ấn Độ (Labeo rohita) và (Cirrhina mrigala) giai đoạn cá con ni tại Đình Bảng (Bắc Ninh), Đơng Anh (Hà Nội) và biện pháp phòng trị bệnh do chúng gây ra, Luận văn

Thạc sỹ Nông nghiệp, 1999.

Tiếng Anh:

20. Arthur J. Richard, Bui Quang Te, 2006. Checklist of the Parasites of Fishes of the

Viet Nam.FAO Fisheries Technical Paper, Rome.

21. Arthur, J. R., and S. Lumanlan-Mayo. 1997. Checklist of the parasites of fishes of

the Philippines. FAO fisheries technical paper No 369. Rome, FAO, 102 p.

22. Hoffman G.L and Ernets H. Wlliams Jr. (1998), Parasites of North American Freshwater Fishes, Second Edition, Copyright 1999 by Cornell University

23. Lom J. and Dyková I., 1992. Protozoan parasites of Fishes. Developments in Aquaculture and Fisheries Science, 26

Vietnam”, Part 1: “Camallanoidea and Habrobematoidea”, Vĕst. čs. Spole č. Zool, 52, pp. 128-148.

25. Moravec F. And O.Sey (1989), “Some Trematodes of freshwater fishes from North Vietnam with of list of recorded endohelminths by fish hosts’ , Vĕst. čs. Spole č. Zool, Folia Parasitologica, Praja, 36, pp.243-262

26. Moravec F. and T.scholz (1991), “Ob servations on some nematodes parasitic in freshwater fishs in Laos”, Folia Parasitologica, Vĕst. čs. Spole č. Zool, Praha, 38,

pp. 163-178.

27. Sey O. And F. Moravec (1986), “An interesting case of hyperparasitism of nematode Spironoura babei Ha Ky, (Nematoda: Kathlaniidae)”, Helminthologia, 23, pp. 173-176.

28. Sey O. (1988), “Description of some new taxa of amphistome (Trematoda:

Amphistomida) from Vietnammese Freshwater Fishs”, Acta Zoologica

Hunggarica, 32(1-2_, pp. 161-168.

29. Tonguthai and Chanratchakool. P (1992), The use of chemothepeutic agentsin aquaculture in ThaiLand. In: Diseases in Asian aquaculture I.M Shariff, R.P.Subasinghe& J.richard Arthur (eds), P 555, 565, Fish health section Asian fisheries socienty, Manila, Philipines.

30. Kim Van Van & Dinh Thi Thuy (2008), Comparison of Diagnostic Methods for the Detection of Parasites in Fish, Journal of Science and Development, Hanoi University of Agriculture, Special Issue April 2008. Agricultural Publishing House, Pages 136 – 144.

31. Laboratorio (1999), “The Introduction and Dispersal of Centrocestus fomosanus (Nishigori, 1924) (Digenea: Heterophyidae) in Mexico”, Iournal of wildlife diseases, 25(2), 23-25.

32. Sukontason K., Sukontason K., Muangyimpong Y. and Piangjai S. (2000). Treatment of Haplorchis taichui in Musmusculus mice, Exp. Parasitol, 94, pp. 48-50.

33. Sukontason K. L., Sukontason K., Piangjai S., Pungpak S. and Radomyos P. (2001). Prevalence of Opisthorchis viverrini infection among villagers harboring Opisthorchis-like eggs, Southeast Asian J Trop Med Public Health, 32(2), pp. 23-6. 34. Tran T. K. C., Dalsgaard A., Pham A. T. and Murrell K. D. (2006). Cross-

sectional prevalence study on zoonotic trematodes in fish from a North

Vietnamese fish farming community, In: 5th Seminar on Food ậ and Water- borne Parasitic Zoonoses. 28-30 November 2006, Bangkok, Thailand.

35. Tran T. K. C., Dalsgaard A., Turnbull J. F., Pham A. T., and Murrell K. D. (2008). Prevalence of Zoonotic Trematodes in Fish from a Vietnamese Fish- Farming Community, Journal of Parasitology, 94(2), pp. 423-428.

36. Velasquez C. (1973). Observations on some Heterophyidae (Trematoda: Digenea) encysted in Philippine fishes, Journal of Parasitology, 59, pp. 77-84. 37. Phan T. V., Bui Q. T., Nguyen V. K., Nguyen T. H., Nguyen T. H., Ersbøll A.

K., Dalsgaard A. and Pham A. T. (2006). Study on Fishborne Zoonotic Parasites

in Nam Dinh, Vietnam, In. 5th Seminar on Food ậ and Water-borne Parasitic Zoonoses. 28-30 November 2006, Bangkok, Thailand.

38. Phan V. T., Ersboell A. K., Thanh N. T., Khue V. N., Ha T. N., Murrell K. D. (2010). Freshwater aquaculture nurseries and infection of fish with zoonotic trematodes, Vietnam, Emerg Infect Dis., 16, pp. 1905-9.

39. Paperna I. (1996). Parasites, infections and diseases of fishes in Africa-an update. Central Institute of Freshwater Aquaculture, Technical Paper no. 31, Food and Agriculture Organization, United Nations, Rome, pp. 122-142

40. Pham C. T., Dalgaard A., Nguyen T.N., Olsen A. & Murrell K. D. (2009). Prevalance of Zoonotic trematode parasites in fish fry and juveniles in fish farms of the Mekong Delta, Vietnam, Aquaculture, 295, pp. 1-5.

41. Chen H. T. (1936). A study of the Haplorchinae (Looss 1899) Poche 1926 (Trematoda: Heterophydae), Parasitology, 28, pp. 40-55.

42. Cheng T. C. (1974). General parasitology, New York: Academic Press, 1974. 43. Cheng Y. Z., Xu X. R. and Chen B. J. (1991). First report on human infection of

Centrocestus formasanus, Chin J Parasitol Parasit Dis, 9, p. 273.

Tiếng Trung:

44. Chen-Chih-Leu và CTV, 1973. Khu hệ ký sinh trùng cá tỉnh Hồ Bắc. Nxb khoa

học Bắc Kinh, 1973. (Tiếng Trung)

46. Zhang Jisnying, Qiu Zhaozhi, Ding Xuejuan et al. (1999). Parasites and Parasitic

Diseases of Fishes. Science Press, Beijing China, 1999, 735 p.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu dịch tễ học bệnh thích bào tử trùng (myxobolus SP ) ký sinh trên cá chép và thử nghiệm thuốc điều trị (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)