Thuốc và hóa chất sử dụng trong điều trị bệnh do kí sinh trùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu dịch tễ học bệnh thích bào tử trùng (myxobolus SP ) ký sinh trên cá chép và thử nghiệm thuốc điều trị (Trang 39 - 44)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.5. Tình hình sử dụng thuốc và hóa chất trong ni trồng thủy sản

2.5.2. Thuốc và hóa chất sử dụng trong điều trị bệnh do kí sinh trùng

2.5.2.1 Một số đặc điểm của hóa chất thử nghiệm

Formalin: có tên gọi khác là Formandehyd hay Formol, đây là một chất

khí mạnh, khi kết hợp với Oxi tạo ra axit formic: HCHO + O2  HCOOH

Loại hóa chất này được sử dụng rộng rãi trong nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt đây là loại hóa chất có hiệu lực cao trong việc phịng trị các bệnh KST đơn bào, nấm, giáp xác…(Bùi Quang Tề, 1997). Tuy nhiên khi dùng cần lưu ý đến hàm lượng O2 hịa tan vì nó lấy O2 của nước.

Ngun tắc khi dùng loại hóa chất này là dùng với liều cao điều trị trong thời gian ngắn hoặc dùng với liều thấp điều trị trong thời gian dài. Tùy theo phương pháp sử dụng mà liều dùng của Formalin khác nhau: phun vào nước ao, bể nồng độ 15 – 20 ppm, tắm 200 – 250 ppm trong thời gian 30 – 60 phút (Bùi Quang Tề, 1997). Tuy nhiên trong điều kiện nhiệt độ nước cao ta có thể dùng nồng độ thấp hơn để tránh gây ngộ độc cho động vật thủy sản (Bùi Quang Tề, 1997). Vì ở điều kiện nhiệt độ nước cao loại hóa chất này có thể gây ảnh hưởng nguy hiểm cho động vật thủy sản, nó làm giảm hàm lượng Oxy hịa tan trong nước ao vì thế gây tác hại cho cá bột, hương và cá giống (Tonguthai và Chenratchakool, 1992). Pungkachonboon (1997) cho rằng Formalin ở nồng độ 75ppm có thể làm giảm Oxy hịa tan trong nước xuống 0 ppm trong 48 giờ. Vì vậy khi sử dụng Formalin cần phải sục khí liên tục. Ngồi ra Formalin có thể hạn chế hiện tượng nở hoa do thực vật phù du trong ao ở liều lượng 15ppm (Allison, 1962) Formalin ở nồng độ 25, 50, 75 ppm không gây ảnh hưởng đến độ kiềm, độ cứng nhưng Tasakool (1987) lại cho rằng hợp chất này làm giảm pH trong nước.

Sulphat đồng (CuSO4. 5H2O): là tinh thể màu xanh lam đậm ngậm 5

phân tử nước, dễ tan trong nước và có tính axit yếu. CuSO4 có tác dụng kìm hãm và có khả năng tiêu diệt các sinh vật gây bệnh tương đối mạnh. CuSO4 có khả năng kết hợp với protein tạo thành phức chất, làm vón cục tế bào tổ chức dẫn đến

tiêu diệt được nhiều nguyên sinh động vật ký sinh trên cá. Ngồi ra CuSO4 phịng và trị bệnh rất có hiệu quả đối với các bệnh ký sinh trùng đơn bào như: trùng bánh xe, trùng loa kèn, trùng miệng lệch… hạn chế được sự phát triển của hiện tượng tảo nở hoa, khử trùng đáy ao và diệt các ký chủ trung gian như ốc, nhuyễn thể khác. Khả năng diệt trùng của CuSO4 bị các yếu tố môi trường chi phối rất lớn. Thường trong mơi trường nước có nhiều mùn bã hữu cơ, pH cao, môi trường nước cứng, đặc biệt môi trường nước lợ, mặn độc lực của CuSO4 giảm, do vậy phạm vi an tồn lớn. Ngược lại trong mơi trường nhiệt độ nước cao tác dụng của chúng tăng lên nên phạm vi an toàn đối với động vật thủy sản nhỏ. Do đó khi sử dụng CuSO4 điều trị cho động vật thủy sản cần lưu ý nhiệt độ nước.

Phương pháp sử dụng: Tắm nồng độ 3 – 5 ppm trong 5 – 15 phút hoặc phun xuống ao nồng độ 0,5 – 0,7 ppm; treo túi thuốc trong lồng nuôi cá 50g thuốc/10m3 lồng (Bùi Quang Tề, 1997).

Thuốc tím ( KMnO4): Thuốc tím dạng tinh thể nhỏ dài, 3 cạnh, màu tím,

khơng có mùi vị, dễ tan trong nước. 2KMnO

4 + H

2O = 2KOH + 2MnO

2 + 3O

KMnO4 là dung dịch oxy hóa mạnh. Khi gặp chất hữu cơ, oxy nguyên tử vừa giải phóng lập tức kết hợp với chất hữu cơ nên khơng xuất hiện bọt khí. MnO2 kết hợp với abbumin cơ thể tạo thành hợp chất muối albuminat. Ở nồng độ cao nó kích thích ăn mịn tổ chức cơ thể.

Trong mơi trường nước KMnO4 có khả năng tạo ra Oxy ngun tử mà chính nó tham gia vào q trình Oxy hóa các Protein của tác nhân gây bệnh để tiêu diệt tác nhân gây bệnh. Trong thủy sản KMnO4 dùng để: Sát trùng dụng cụ, tẩy ao, phòng và trị một số bệnh như: nguyên sinh động vật, nấm.

Phương pháp sử dụng: Nồng độ dùng 10 - 20 ppm để tắm cho cá trong thời gian 30 - 40 phút ở nhiệt độ 20 – 300C. Nếu nhiệt độ thấp thì tăng nồng độ lên. Khi tắm cần chú ý sức chịu đựng của cá (Bùi Quang Tề, 2003).

Muối ăn (NaCl): Dạng tinh thể màu trắng, có vị mặn, dễ tan trong nước.

NaCl = Na+ + Cl-

NaCl tạo áp suất thẩm thấu và làm biến tính protein tế bào vi sinh vật, làm chết một số sinh vật ký sinh bên ngoài cơ thể động vật thủy sản. Đặc biệt ký sinh trùng thuộc ngành nguyên sinh động vật và một số vi khuẩn trong nước ngọt.

tắm và nồng độ tắm thích hợp phải tùy từng tình hình cụ thể nhất là trạng thái cơ thể của động vật thủy sản. Muối NaCl thường dùng đối với động vật thủy sản nước ngọt

2.5.2.2 Phương pháp thử nghiệm thuốc:

Praziquantel

Praziquantel là thuốc dùng để điều trị sán lá gan nhỏ O. viverrrini và sán lá ruột nhỏ H. taichui với liều điều trị 40mg/kg trọng lượng cơ thể (Pungpak et al., 1998). Trước đó năm 1991, Cheng đã dùng thuốc này để điều trị sán lá ruột nhỏ

C.formosanus ký sinh trên người và đã thành công. Tại Việt Nam năm 2010, TS.

Nguyễn Thị Lan Anh viện Thú Y cũng đã dùng thuốc này điều trị sán lá ruột nhỏ ký sinh trên chó mang lại hiệu quả cao (Kim Văn Vạn, 2013).

Praziquantel là dẫn xuất của Pyrazino-isoquinolein, có cơng thức hóa học C19H24N2O2, có khối lượng phân tử là 312.4; dạng bột màu trắng, không mùi, tan ít trong nước, dung mơi chính là cồn.

Hình 2.4: Cấu trúc phân tử Praziquantel (C19H24N2O2) ( ảnh Kim Văn Vạn, 2009)

Cơ chế tác động: Praziquantel tác dụng hiệp đồng với đáp ứng miễn dịch của vật chủ nên KST hấp thụ rất nhanh, chỉ sau khoảng 30 phút thuốc đã có thể ngấm vào các cơ quan nội tạng của cá. Thuốc thay đổi áp suất làm thẩm thấu của màng tế bào dẫn đến mất canxi nội bào, nhanh chóng làm co cứng và tê liệt hệ cơ của KST. Khi KST đã ngấm thuốc, vung da và cổ của chúng sẽ bị nổi các mụn nước, sau đó vỡ ra thành các vết thương không thể phục hồi, tạo các không bào trên da và dần dần tiêu hủy KST. Các loại sán và ấu trùng bị chết sau khoảng 4 giờ sử dụng thuốc.

Đặc biệt là Praziquantel bị phân hủy sinh học chỉ sau 24-48h điều trị, không tồn dư trong cơ thể cá và môi trường, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe

con người cũng như môi trường xung quanh.

Praziquantel cũng là loại hóa chất dễ kiếm, giá thành rẻ hiệu quả cao trong NTTS.

Sul-trime 480 (Co-trimoxazole)

Sul-trime hay Co-trimoxazole (combine trimethoprim and sulfamethoxazole) là sản phẩm kết hợp giữa 2 kháng sinh trimethoprim và sulfamethoxazole. Mục đích của sự kết hợp này làm tăng công hiệu của thuốc kháng sinh đưa vào cơ thể của cá. Trước đó từ những năm 1932, Gerhard Domagk đã có những nghiên cứu đầu tiên phát hiện ra Sulfonamid-Chrysoidine. Đến năm 1933, những kết quả thử nghiệm đầu tiên đã ra đời đanh dấu 1 bước tiến mới trong nghiên cứu kháng sinh. Năm 1937, các nhà khoa học đã nghiên cứu cơ chế hoạt động sulfanilamid. Và đến năm 1969 kết hợp sul-trime để tăng hiệu quả. Loại kháng sinh đa giá này cũng thường được sử dụng trên người để điều trị các loại bệnh về tai mũi họng đem lại hiệu quả cao (S. Parasuraman, 2003).

Về nguyên tắc điều trị KST: trong kháng sinh đa giá Sul-trime có thành phần Sulfamethoxazole là 400 thì Trimethoprim là 80. Trong cấu tạo của Sulfamethoxazole bao gồm 2 thành phần nhỏ: triamino benzen và amid sulfanilic với gốc amid sulfanilic có tác dụng diệt vi khuẩn, các loại KST đơn bào. Công thức của gốc sulfamethoxazole được thể hiện ở hình 7.

Hình 2.5: Công thức gốc sulfamethoxazole (Gerhard Domagk, 1933)

Cơ chế tác động: với KST đơn bào, PABA ( acid para-aminobenzoic) là yếu tố sinh trưởng, là nhân tố chuyển hóa, thiếu PABA thì sẽ ngừng tổng hợp acid folic, đồng nghĩa với ngừng sinh trưởng và phát triển. Vì vậy, sulfamethoxazole được gọi là nhân tố kháng chuyển hóa. Sulfanilic tác dụng vào enzyme pteridine làm mất khả năng kết nối với glutamic acid ngừng quá trinh hình thành acid folic. Sulfamethoxazole có tác dụng trung bình trong nhóm sulfamid, mất 8-12h hoạt tinh của chúng mới bắt đầu có hiệu lực.

thuốc 15 ngày trước khi xuất bán, các loại thức ăn của con vật cần phải giảm hàm lượng acid béo trong quá trinh điều trị để tăng công hiệu.

Nova-parasite (tên sản phẩm thƣơng mại)

Nova Parasite là một chế phẩm hợp chất hydro C-076, sản phẩm kết hợp giữa 22,23-Dihydro C- 076 B1 hòa tan trong Sodium benzoate (8000mg) nhằm tăng hiệu quả điều trị bệnh.

Hình 2.6: Chế phẩm hợp chất hydro C-076 ( internet)

Chế phẩm của hợp chất hydro C-076 có tác dụng với các loại giun sán ký sinh ở ruột, bao tử, ống mật, túi mật gây tắc ruột, sưng mật; các loại ngoại ký sinh sống bám ở da, mang cá như rận cá, trùng mỏ neo, trùng bánh xe, trùng quả dưa, sán lá mang...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu dịch tễ học bệnh thích bào tử trùng (myxobolus SP ) ký sinh trên cá chép và thử nghiệm thuốc điều trị (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)