Kết quả kiểm tra tổng quát Thích bào tử trùng (Myxobolus sp.) trên cá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu dịch tễ học bệnh thích bào tử trùng (myxobolus SP ) ký sinh trên cá chép và thử nghiệm thuốc điều trị (Trang 58 - 60)

Môi trường là 1 trong những yếu tố hình thành dịch bệnh. Trong suốt quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi luôn đánh giá môi trường là nhân tố quyết định sự bùng phát dịch bệnh trên ĐVTS. Từ giai đoạn cá giống, các hộ dân có thể nuôi ghép cá chép giống với các loài cá khác (ghép với cá mè trắng, cá mè hoa, cá trắm cỏ, cá trôi, cá rô phi...) hoặc nuôi đơn cá chép trong ao . Ở giai đoạn cá giống các ao nuôi có thể kết hợp với thả vịt trên mặt nước, hoặc nuôi cạnh chuồng lợn hoặc dùng nước xả bể biogas chảy vào các ao nuôi với mục đích kích thích sự phát triển của sinh vật phù du làm tăng nguồn thức ăn tự nhiên cho cá chép giống. Với các mô hình nuôi khác nhau, yếu tố môi trường trong đó chắc chắn sẽ có những sự sai khác trong quá trình hình thành dịch bệnh. Bảng 4.5 dưới đây sẽ thể hiện khả năng nhiễm bệnh ở các mô hình khác nhau.

Bảng 4.5: Kết quả kiểm tra Thích bào tử trùng trên cá chép trong các hệ thống nuôi Hệ thống nuôi Số cá nhiễm TBTT/Tổng số cá kiểm tra (con) Tỉ lệ nhiễm TBTT (%) Tổng số bào nang kí sinh CĐN TB

(bào nang/cá) Ghi chú

Cá - lúa 0/160 0 0 Cá - vịt 142/353 40,23 3124 22,34 ± 2,63 TBX Cá - lợn 52/240 21,67 988 19,21 ± 2,58 Sán Nuôi ao công nghiệp 64/350 18,28 696 10,96 ± 2,43 KST Nuôi cá lồng 0/121 0 - Tổng 243/1.324

Qua kết quả kiểm tra trên 1.324 mẫu cá chép, có 243 con cá có nhiễm Thích bào tử trùng chiếm tỷ lệ 18,35%. Trong đó, tỷ lệ nhiễm Thích bào tử trùng cao ở hệ thống nuôi cá - vịt; cá - lợn với tỷ lệ lần lượt là 40,23% và 21,76%; CĐN Thích bào tử trùng cao nhất ở mô hình cá-vịt là 22,34±2,63, tiếp đến là CĐN Thích bào tử trùng ở mô hình cá nuôi kết hợp với nuôi lợn có thải phân trực

tiếp xuống các ao cá để gây màu tạo thức ăn tự nhiên (19,21±2,58). Thực sự các mô hình cá-vịt, cá-lợn đang là những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến hình thành bệnh do KST gây ra, không chỉ nhiễm các giống Myxobolus sp. mà còn các loại sán, trùng bánh xe gây ảnh hưởng đến suốt quá trình nuôi. Mô hình cá lúa dù không tạo diều kiện thích hợp cho các giống vi bào tử sợi ký sinh nhưng cũng thấy sự xuất hiện của sán. Các ao nuôi công nghiệp đang là mô hình khá phổ biến hiện nay, cũng là đối tượng chính của đề tài có TLN lên đến 18,28%. Mật độ nuôi dày, môi trường nước không được quản lý chặt chẽ, chất lượng con giống đầu vào kém là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ bùng phát dịch bệnh trong ao nuôi công nghiệp.

Cùng với mô hình nuôi, thời tiết thay đổi cũng là yếu tố ảnh hưởng đến môi trường gây ra dịch bệnh trên ĐVTS.

Bảng 4.6: Kết quả kiểm tra Thích bào tử trùng trên cá chép theo mùa vụ

Hệ thống nuôi

Số cá nhiễm TBTT/ số cá

kiểm tra (con) Tỷ lệ cá nhiễm TBTT (%) Xuân – hè Thu - Đông Xuân – hè Thu - Đông

Cá - lúa 0/80 0/80 0 0

Cá - vịt 102/197 30/156 51,78 19,23

Cá - lợn 46/132 6/108 34,85 5,56

Nuôi ao công nghiệp 44/102 20/108 43,14 18,52

Nuôi cá lồng 0/105 0/116 0 0

Tổng số & TLN (%) 192/676 56/618 28,04±3,52 9,06±2,04

Kết quả kiểm tra Thích bào tử trùng Myxobolus sp. ở cá chép theo mùa chúng tôi nhận thấy TLN Myxobolus sp. giữa 2 mùa (TLN Myxobolus sp. trong vụ xuân hè là 28,04±3,52% và vụ Thu đông là 9,06±2,04%) là có sự sai khác lớn và có ý nghĩa (p<0,05). Trong vụ Xuân hè mô hình nuôi Cá-vịt cao nhất lên đến 51,78%, đến cá nuôi ao công nghiệp 43,14%; mô hình cá-lợn là 34,85% ; các hệ thống khác không kiểm tra thấy Thích bào tử trùng.

Tỷ lệ nhiễm Thích bào tử trùng trong vụ xuân hè và vụ thu đông có tỷ lệ chênh lệch rất lớn, cao nhất là cá- vịt 51,78 -19,23. Thời tiết giao mùa xuân hè

với mưa đầu mùa là cơ hội cho các loại bệnh KST và nấm phát triển. 28,04±3,52% số cá kiểm tra nhiễm Myxobolus sp. cho thấy khả năng bùng phát dịch bệnh là rất cao, cá nhiễm KST và nấm, có khi là bội nhiễm nhiều loại gây ảnh hưởng đến con giống và cả quá trình nuôi.

Những cá thể nhiễm bệnh với mức độ nặng nhẹ có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố, CĐN là một trong những yếu tố thể hiện mức độ của bệnh dịch.

Bảng 4.7: Cƣờng độ nhiễm theo cỡ cá. STT Loại cá Tổng số mẫu KT (con) Số bào nang ký sinh CĐN (bào nang/con) Cá hương 3-4 tuần tuổi 38 426 11,34 ± 2,45 3 Giống cấp 1 40 768 19.37 ± 2.63 4 Giống cấp 2 55 456 8,46 ± 1,58 6 Thương phẩm 72 432 6.44 ± 2.56 Tổng 205

CĐN trên cá giống cấp 1 cao nhất, gần 20 bào nang (19.37 ± 2.63) trên 1 cá thể cá chỉ nặng gần 5g, chúng không gây chết cá nhưng sống bám ký sinh gây ngứa ngáy, bơi lội mất thăng bằng, hút chất dinh dưỡng của cá làm giảm tốc độ tăng trưởng, tăng nguy cơ bội nhiễm các loại bệnh khác.

Với cá lớn, CĐN chỉ hơn 6 bào nang/ cá thể (6.44 ± 2.56)nhưng lại vô cùng nguy hiểm, dạng ký sinh này có thể gây chết hàng loạt khi làm hỏng các nội quan bên trong cơ thể, tăng khả năng bội nhiễm các tác nhân gây bệnh khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu dịch tễ học bệnh thích bào tử trùng (myxobolus SP ) ký sinh trên cá chép và thử nghiệm thuốc điều trị (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)