nhất.
Nguồn: Xử lý từ kết quả hồi quy.
Bảng 4.14. Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi mô hình thứ hình thứ
RD -0.000188 0.0119 PD 0.000155 0.0348 SIZE -0.160801 0.0000 GROWTH -0.006451 0.3126 LEV 0.207342 0.0000 LIQ 0.001621 0.5280 C 0.938834 0.0000 R2 = 0.675794
Nguồn: Xử lý từ kết quả hồi quy.
Thứ ba, Kiểm định tự tương quan
Kết quả kiểm định lựa chọn kết quả hồi quy theo FEM, vì vậy đề tài không thực hiện kiểm định tự tương quan; FEM chỉ quan tâm đến những khác biệt mang tính cá nhân đóng góp vào mô hình nên không có hiện tượng tự tương quan.
4.3.3. Khắc phục các vi phạm cơ bản của mô hình
Đề tài nghiên cứu tác động của quản trị vốn lưu động đến dòng tiền hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam trong giai đoạn 6 năm, từ năm 2014 đến năm 2019, và kết quả hồi quy theo FEM đã được lựa chọn sau khi thực hiện các kiểm định lựa chọn kết quả hồi quy tại mục 4.3.2; tuy nhiên, kiểm định White tại mục 4.3.3 đã khẳng định có hiện tượng phương
42
sai sai số thay đổi trong mô hình, do vậy kết quả hồi quy sẽ được xác định theo GLS và được trình bày tại bảng 4.15 và 4.16.
Bảng 4.15. Ket quả hồi quy theo GLS mô hình thứ nhất
Biến Hệ số β P-value WCC SIZE GROWTH LEV LIQ -0.000219 -0.160683 -0.015121 0.212339 0.002717 0.941720 0.0056 0.0000 0.0869 0.0000 0.2679 0.0000 C R2= 0.680707
Nguồn: Xử lý từ dữ liệu nghiên cứu bằng Eviews Bảng 4.16Ket quả hồi quy theo GLS mô hình thứ hai
Ket quả hồi quy theo GLS tại bảng 4.15 và 4.16 cho thấy: Ở mô hình thứ nhất
- Biến độc lập WCC,GROWTH,SIZE được chấp nhận để giải thích ngược chiều cho biến phụ thuộc OCF với mức ý nghĩa thống kê là 1% hoặc 10%.
- Biến kiểm soát LEV được chấp nhận để giải thích cùng chiều cho biến phụ thuộc OCF với mức ý nghĩa thống kê là 1%.
- Biến kiểm soát LIQ không đảm bảo ý nghĩa về mặt thống kê khi giải thích cho biến phụ thuộc OCF.
- Ở mô hình thứ hai
- Biến độc lập ID,RD,SIZE, được chấp nhận để giải thích ngược chiều cho biến phụ thuộc OCF với mức ý nghĩa thống kê là 1% hoặc 5 %.
- Biến độc lập PD,LEV được chấp nhận để giải thích cùng chiều cho biến phụ thuộc OCF với mức ý nghĩa 1% và 5%.
- Biến kiểm soát GROWTH VÀ LIQ không đảm bảo ý nghĩa về mặt thống kê khi giải thích cho biến phụ thuộc OCF.
Mức độ phù hợp của kết quả ở hai mô hình thể hiện qua R2 lần lượt là 68.07%, và 67.57% cho thấy mô hình hồi quy này phù hợp với tập dữ liệu ở mức 68.07%,67.57% , hay nói cách khác 68.07%,67.57% biến thiên của biến phụ thuộc được giải thích các biến độc lập có ý nghĩa thống kê theo mô hình nghiên cứu của đề tài, còn lại được giải thích bởi các yếu tố khác nằm ngoài mô hình.
4.4. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.4.1. Ảnh hưởng cùng chiều của quản trị vốn lưu động đến dòng tiềnhoạt động kinh doanh hoạt động kinh doanh
Căn cứ hệ số hồi quy theo GLS của biến độc lập , hệ số hồi quy của biến độc lập WCC là -0.000219 cho thấy chu kỳ vốn lưu động có quan hệ ngược chiều với tỷ lệ dòng tiền ròng từ hoạt động kinh doanh trên tổng tài sản, hàm ý quản trị vốn lưu động có tác động cùng chiều đến dòng tiền hoạt động kinh doanh; kết quả này phù hợp với kỳ vọng theo lý thuyết chu kỳ vốn lưu động, lý thuyết chi phí giao dịch, lý thuyết dựa vào giá trị và kết
quả nghiên cứu thực nghiệm của Haitham Nobanee và Maryam Al Hajjar (2009), Lucy W. Mwangi và các cộng sự (2014), Aymen Telmoudi và các cộng sự (2010), Bùi Ngọc Toản (2016), Chu Thị Thu Thủy (2014), Huỳnh Phương Đông và JyhTay Su (2010), Phan Đình Nguyên và Nguyễn Ngọc Trãi (2014), Nguyễn Thị Uyên Uyên và Từ Thị Kim Thoa (2014).
Một doanh nghiệp có thể rút ngắn chu kỳ vốn lưu động cho thấy doanh nghiệp quản trị vốn lưu động hiệu quả hơn, đẩy nhanh được tốc độ luân chuyển vốn lưu động trong sản xuất kinh doanh, góp phần tạo ra khoản tiết kiệm vốn lưu động và tăng dòng tiền ròng từ hoạt động kinh doanh; và ngược lại.
4.4.2. Ảnh hưởng ngược chiều của thời gian tồn kho đến dòng tiền hoạtđộng kinh doanh động kinh doanh
Hệ số hồi quy theo GLS của biến độc lập tại bảng 4.16 là -0.000116 cho thấy thời gian luân chuyển tồn kho và dòng tiền hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có quan hệ ngược chiều nhau. Như vậy, dựa vào kết quả phân tích tìm thấy được quan hệ trái chiều giữa thời gian luân chuyển tồn kho và dòng tiền hoạt động kinh doanh, hàm ý doanh nghiệp có thể quản trị tồn kho hiệu quả hơn sẽ thể hiện qua rút ngắn thời gian luân chuyển tồn kho, dẫn đến giảm mức tồn kho bình quân và từ đó giảm nhu cầu vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh và tăng dòng tiền ròng hoạt động kinh doanh, và ngược lại; kết quả nghiên cứu này thống nhất với kết quả nghiên cứu thực nghiệm trước đây của Aymen Telmoudi và các cộng sự (2010), Keramat Jafari và Hasan Hematti (2014), Nguyễn Thị Uyên Uyên và Từ Thị Kim Thoa (2014), Huỳnh Phương Đông và Jyh-Tay Su (2010), Vương Đức Hoàng Quân và Dương Diễm Kiều (2016), Bùi Ngọc Toản (2016).
4.4.3. Ảnh hưởng ngược chiều của thời gian thu tiền bán hàng đến dòngtiền hoạt động kinh doanh tiền hoạt động kinh doanh
Hệ số hồi quy theo GLS của biến độc lập RD tại bảng 4.16 là - 0.000188 cho thấy thời gian thu tiền bán hàng tác động ngược chiều đến dòng tiền hoạt động kinh doanh, phù hợp với kỳ vọng và kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Haitham Nobanee và Maryam Al Hajjar (2009), Aymen Telmoudi và các cộng sự (2010), Nguyễn Thị Uyên Uyên và Từ Thị Kim Thoa (2014), Phan Đình Nguyên và Nguyễn Ngọc Trãi (2014), Huỳnh Phương Đông và Jyh-Tay Su (2010), Chu Thị Thu Thủy (2014). Một doanh nghiệp rút ngắn thời gian thu tiền bán hàng cho thấy doanh nghiệp quản trị các khoản phải thu tốt hơn, thu được tiền từ khách hàng nhanh chóng hơn, dẫn đến tác động rút ngắn chu kỳ kinh doanh và chu kỳ vốn lưu động, từ đó gia tăng hiệu quả tiết kiệm vốn lưu động trong sản xuất kinh doanh, góp phần tăng dòng tiền ròng hoạt động kinh doanh, và ngược lại.
4.4.4. Ảnh hưởng cùng chiều của thời gian trả tiền mua hàng đến dòngtiền hoạt động kinh doanh tiền hoạt động kinh doanh
Hệ số hồi quy theo GLS của biến độc lập PD tại bảng 4.16 là 0.000155 cho thấy thời gian trả tiền mua hàng tác cùng chiều chiều đến dòng tiền hoạt động kinh doanh, kết quả nghiên cứu này đúng với kỳ vọng và kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Haitham Nobanee và Maryam Al Hajjar (2009), Aymen Telmoudi và các cộng sự (2010), Lucy W. Mwangi và các cộng sự (2014), Huỳnh Phương Đông và Jyh-Tay Su (2010), Chu Thị Thu Thủy (2014) rằng thời gian trả tiền mua hàng rút ngắn sẽ kéo dài chu kỳ vốn lưu động và tác động tiêu cực đến khả năng tạo tiền từ hoạt động kinh doanh cũng như khả năng tạo lợi nhuận của doanh nghiệp; và ngược lại.
4.4.5. Ảnh hưởng ngược chiều của quy mô doanh nghiệp đến dòng tiềnhoạt động hoạt động
Hệ số hồi quy theo GLS của biến độc lập SIZE tại bảng 4.16 là - 0.160801 cho thấy quy mô doanh nghiệp có ảnh hưởng trái chiều đến dòng tiền hoạt động kinh doanh . kết quả này ngược với kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Keramat Jafari và Hasan Hematti (2014), Bùi Ngọc Toản (2016), Chu Thị Thu Thủy (2014). Quy mô doanh nghiệp tác động ngược chiều đến dòng tiền hoạt động kinh doanh, hàm ý doanh nghiệp có quy mô càng lớn sẽ có dòng tiền hoạt động kinh doanh càng giảm, và ngược lại; lý giải cho kết quả nghiên cứu này rằng các doanh nghiệp điều chỉnh giảm quy mô hoạt động sẽ kiểm soát tốt hơn chất lượng của doanh thu bán hàng cũng như chất lượng lợi nhuận, qua đó góp phần gia tăng dòng tiền hoạt động kinh doanh; hoặc một lý giải khác rằng doanh nghiệp thực hiện mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh đòi hỏi phải chi tiền nhiều hơn cho việc dự trữ hàng tồn kho, gia tăng bán chịu và điều đó làm giảm dòng tiền hoạt động kinh doanh, thậm chí có thể gây ra hiện tượng thâm hụt dòng tiền hoạt động kinh doanh, ảnh hưởng xấu đến khả năng thanh toán.
4.4.6. Ảnh hưởng của khả năng tăng trưởng doanh thu thuần đến dòng tiền hoạt động
Hệ số hồi quy theo GLS của biến độc lập GROWTH tại bảng 4.15 là -0.015121 cho thấy khả năng tăng trưởng thể hiện qua tỷ lệ tăng/ giảm doanh thu thuần có ảnh hưởng ngược chiều đến dòng tiền hoạt động của doanh nghiệp. Điều này trái ngược với kết quả của Hashem Valipour và các cộng sự (2012), Keramat Jafari và Hasan Hematti (2014).Tuy nhiên phân tích tương quan giữa biến kiểm soát GROWTH và tại mục 4.2 cho thấy tỷ lệ tăng/giảm doanh thu thuần có tác động cùng chiều đến dòng tiền hoạt động kinh doanh; mối quan hệ này có thể được giải thích rằng doanh nghiệp có cơ hội tăng trưởng hoạt động sản xuất kinh doanh tốt hơn, qua đó doanh nghiệp có thể bán hàng nhiều hơn để gia tăng dòng tiền vào từ hoạt động
kinh doanh, đồng thời doanh nghiệp cũng quản lý chi tiêu tốt hơn nhờ gia tăng vị thế để giảm dòng tiền ra cho hoạt động kinh doanh, kết quả là tổng thể dòng tiền hoạt động kinh doanh gia tăng.
4.4.7. Ảnh hưởng của Tỷ số nợ đến dòng tiền hoạt động
Hệ số hồi quy theo GLS của biến kiểm soát LEV tại bảng 4.16 là 0.207342 cho thấy tỷ số nợ/ tổng tài sản có ảnh hưởng cùng chiều đến dòng tiền hoạt động của doanh nghiệp.Kết quả này hoàn toàn trái ngược với kết quả nghiêm cứu thực nghiệm của Phan Gia Quyền và Bùi Văn Huy (2016), Afza, T. và Nazir, M.S. (2008). Tuy nhiên phân tích tương quan giữa kiểm soát LEV với biến phụ thuộc OCF tại mục 4.2 cho thấy tỷ số nợ và dòng tiền hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có quan hệ ngược chiều nhau, điều này có thể được giải thích là khi các doanh nghiệp gia tăng các khoản nợ thì dòng tiền hoạt động của doanh nghiệp sẽ giảm xuống do sự gia tăng của dòng tiền ra và gia tăng của các nghĩa vụ nợ.
4.4.8. Tính thanh khoản và dòng tiền hoạt động của doanh nghiệp có mối quan hệ đồng biến nhưng không có ý nghĩa thống kê
TÓM TẮT CHƯƠNG 4
Chương 4 đã thực hiện thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu theo các tiêu chí giá trị trung bình, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, đệ lệch chuẩn và số quan sát. Sử dụng phân tích tương quan và chỉ ra tương quan giữa từng biến độc lập với biến phụ thuộc OCF nhằm nhận diện mối quan hệ biến động giữa các yếu tố ảnh hưởng với biến động dòng tiền hoạt động; bên cạnh đó phần này cũng chỉ ra tương quan giữa các biến độc lập với nhau và phân tích kết hợp với VIF cho thấy không có hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng giữa các biến độc lập. Vì vậy, ngoài việc phân tích hồi quy theo FEM và REM cho dữ liệu bảng, đề tài còn thực hiện phân tích hồi quy cho dữ liệu bảng theo Pooled OLS. Sau khi phân tích hồi quy theo Pooled OLS, FEM và REM, kết quả kiểm định đưa ra lựa chọn kết quả hồi quy theo Pooled OLS. Tuy nhiên mô hình lại bị
hiện tượng phương sai sai số thay đổi dẫn đến kết quả hồi quy cuối cùng được xác định theo GLS, qua đó xác định ảnh hưởng của quản trị vốn lưu động, từng yếu tố cấu thành chu kỳ vốn lưu động và một số yếu tố khác ảnh hưởng đến dòng tiền hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam.
CHƯƠNG 5.
KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý, KHUYẾN NGHỊ
5.1. KẾT LUẬN
Từ cơ sở lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm tại chương 2, đề tài đã đưa ra mô hình nghiên cứu đi kèm với phương pháp nghiên cứu tại chương 3, từ đó đề tài đã tìm ra được kết quả nghiên cứu thực nghiệm tại chương 4 về tác động quản trị vốn lưu động đến dòng tiền hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết tại Việt Nam. Với dữ liệu từ 422 doanh nghiệp trong giai đoạn 2014 - 2019, đề tài sử dụng các phương pháp thống kê mô tả, phân tích tương quan và phân tích hồi quy đa biến với dữ liệu bảng, đúc kết các vấn đề như sau:
Thứ nhất, quản trị vốn lưu động tác động cùng chiều đến dòng tiển
hoạt động kinh doanh, được giải thích trên cơ sở quan hệ trái chiều giữa chu kỳ vốn lưu động với tỷ lệ dòng tiền ròng hoạt động kinh doanh trên tổng tài sản. Như vậy, doanh nghiệp cần tìm kiếm các biện pháp thích hợp nhằm rút ngắn chu kỳ vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh, thể hiện hiệu quả quản trị vốn lưu động tốt hơn, góp phần gia tăng hiệu quả tiết kiệm vốn lưu động và dẫn đến gia tăng dòng tiền hoạt động kinh doanh, thể hiện khả năng tạo tiền từ hoạt động kinh doanh tốt hơn và góp phần đảm bảo khả năng thanh toán, tiến đến gia tăng giá trị doanh nghiệp.
Thứ hai, thời gian luân chuyển tồn kho có quan hệ trái chiều với tỷ
lệ dòng tiền ròng hoạt động kinh doanh trên tổng tài sản, hàm ý quản trị tồn kho cùng chiều với khả năng tạo tiền thể hiện qua dòng tiền hoạt động kinh doanh. Như vậy, doanh nghiệp quản trị tồn kho hiệu quả thể hiện qua rút ngắn thời gian luân chuyển tồn kho sẽ góp phần rút ngắn chu kỳ vốn lưu động trong sản xuất kinh doanh, qua đó gia tăng hiệu quả tiết kiệm vốn lưu động và gia tăng dòng tiền hoạt động kinh doanh.
Thứ ba, thời gian thu tiền bán hàng tác động ngược chiều đến dòng tiền hoạt động kinh doanh thể hiện qua quan hệ ngược chiều giữa thời gian thu tiền bán hàng với với tỷ lệ dòng tiền ròng hoạt động kinh doanh trên tổng tài sản, hàm ý quản trị các khoản phải thu có quan hệ cùng chiều với khả năng tạo tiền thể hiện qua dòng tiền hoạt động kinh doanh. Như vậy, doanh nghiệp quản trị các khoản phải thu có hiệu quả hơn thể hiện qua rút ngắn thời gian thu tiền bán hàng sẽ góp phần rút ngắn chu kỳ vốn lưu động trong sản xuất kinh doanh, qua đó gia tăng hiệu quả tiết kiệm vốn lưu động và gia tăng dòng tiền hoạt động kinh doanh.
Thứ tư, thời gian trả tiền mua hàng tác động ngược chiều đến dòng
tiền hoạt động kinh doanh thể hiện qua quan hệ ngược chiều giữa thời gian trả tiền mua hàng với tỷ lệ dòng tiền ròng hoạt động kinh doanh trên tổng tài sản, hàm ý doanh nghiệp quản trị các khoản phải trả theo hướng thanh toán tiền sớm hơn cho nhà cung cấp sẽ góp phần gia tăng dòng tiền hoạt động kinh doanh, đó có thể là do doanh nghiệp giảm được tiền chi mua hàng thông qua gia tăng khoản chiết khấu thanh toán được hưởng, được mua hàng với giá thấp hơn nhờ gia tăng vị thế tín dụng, uy tín trong quan hệ với nhà cung cấp.
Thứ năm, đề tài còn tìm thấy kết quả quy mô doanh nghiệp tác động
ngược chiều đến dòng tiền hoạt động kinh doanh và khả năng tăng trưởng tác động cùng chiều đến dòng tiền hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp cần kiểm soát duy trì quy mô hợp lý, thậm chí có thể phải cắt giảm quy mô hoạt động nếu rơi vào tình trạng thiếu hụt tiền do mở rộng quy mô trên cơ sở bán chịu nhưng gặp phải khó khăn trong việc thu hồi hoặc không thu hồi được các khoản phải thu, hoặc chi quá mức cho việc dự trữ tồn kho; khi đó việc điều chỉnh giảm quy mô doanh nghiệp sẽ mang đến cơ hội gia tăng dòng tiền hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp có thể tìm được các cơ hội, biện pháp để tạo nên khả năng tăng trưởng tốt, khi đó vị thế của doanh nghiệp trên thị trường được đánh giá cao hơn và doanh nghiệp có thể
gia tăng được doanh thu bán hàng và tiết kiệm chi phí hoạt động, qua đó có