Giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu 1961_003858 (Trang 38)

Như đã đề cập , đề tài nghiên cứu tác động của quản trị vốn lưu động đến dòng tiền hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết tại Việt Nam với 4 mô hình hồi quy; căn cứ vào các cơ sở lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm trong cũng như ngoài nước, đề tài đưa ra các giả thuyết nghiên cứu về ảnh hưởng của các biến độc lập và các biến kiểm soát như sau:

3.2.3.1. Quản trị vốn lưu động đo lường bởi chu kỳ vốn lưu động

Theo lý thuyết chu kỳ vốn lưu động, lý thuyết chi phí giao dịch và lý thuyết dựa vào giá trị đều gợi ý rằng các doanh nghiệp cần tập trung quản trị vốn lưu động hiệu quả nhằm đảm bảo khả năng tạo tiền, tức là thông qua rút ngắn chu kỳ vốn lưu động - chu kỳ luân chuyển tiền trong kinh doanh sẽ góp phần tăng dòng tiền hoạt động kinh doanh. Các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước cũng đã kiểm định và khẳng định mối quan hệ nói trên, chẳng hạn như Haitham Nobanee và Maryam Al Hajjar (2009), Lucy W. Mwangi và các cộng sự (2014), Aymen Telmoudi và các cộng sự (2010), Bùi Ngọc Toản (2016), Chu Thị Thu Thủy (2014), Huỳnh Phương Đông và Jyh-Tay Su (2010), Phan Đình Nguyên và Nguyễn Ngọc Trãi (2014), Nguyễn Thị Uyên Uyên và Từ Thị Kim Thoa (2014); tuy nhiên quản trị vốn lưu động không có ý nghĩa thống kê trong nghiên cứu của Hashem Valipour và các cộng sự (2012), Vương Đức Hoàng Quân và Dương Diễm Kiều (2016). Như vậy, giả thiết cho nhân tố chu kỳ vốn lưu động đại diện cho quản trị vốn lưu động như sau:

H0: Chu kỳ vốn lưu động không tác động đến dòng tiền hoạt động kinh doanh H1: Chu kỳ vốn lưu động tác động ngược chiều đến dòng tiền hoạt động kinh doanh

3.2.3.2. Thời gian luân chuyển tồn kho

Theo lý thuyết chu kỳ vốn lưu động, thời gian luân chuyển tồn kho rút ngắn sẽ rút ngắn chu kỳ vốn lưu động và tác động tích cực đến khả năng tạo tiền

động

từ hoạt động kinh doanh cũng như khả năng tạo lợi nhuận của doanh nghiệp; và ngược lại. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu thực nghiệm có những kết quả khác biệt nhau; cụ thể là thời gian luân chuyển tồn kho có thể tác động ngược chiều đến dòng tiền hoạt động kinh doanh cũng như lợi nhuận theo nghiên cứu của Aymen Telmoudi và các cộng sự (2010), Keramat Jafari và Hasan Hematti (2014), Nguyễn Thị Uyên Uyên và Từ Thị Kim Thoa (2014), Huỳnh Phương Đông và Jyh-Tay Su (2010), Vương Đức Hoàng Quân và Dương Diễm Kiều (2016), Bùi Ngọc Toản (2016), trong khi đó kết quả nghiên cứu của Haitham Nobanee và Maryam Al Hajjar (2009), Chu ThịThu Thủy (2014) đưa ra kết luận ngược lại. Như vậy, giả thiết cho nhân tố thời gian luân chuyển tồn kho như sau:

H0: Thời gian luân chuyển tồn kho không tác động đến dòng tiền hoạt động kinh doanh

H1: Thời gian luân chuyển tồn kho tác động ngược chiều đến dòng tiền hoạt động kinh doanh.

3.2.3.3. Thời gian thu tiền bán hàng

Theo lý thuyết chu kỳ vốn lưu động, thời gian thu tiền bán hàng rút ngắn sẽ rút ngắn chu kỳ vốn lưu động và tác động tích cực đến khả năng tạo tiền từ hoạt động kinh doanh cũng như khả năng tạo lợi nhuận của doanh nghiệp; và ngược lại. Tác động ngược chiều của thời gian thu tiền bán hàng đến dòng tiền hoạt động kinh doanh cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp được kiểm định và kết luận theo nghiên cứu của Haitham Nobanee và Maryam Al Hajjar (2009) Aymen Telmoudi và các cộng sự (2010) Nguyễn Thị Uyên Uyên và Từ Thị Kim Thoa (2014) Phan Đình Nguyên và Nguyễn Ngọc Trãi (2014) Huỳnh Phương Đông và Jyh-Tay Su (2010) Chu Thị Thu Thủy (2014). Như vậy, giả thiết cho nhân tố thời gian thu tiền bán hàng như sau:

H0: Thời gian thu tiền bán hàng không tác động đến dòng tiền hoạt động kinh doanh

H1: Thời gian thu tiền bán hàng tác động ngược đến dòng tiền hoạt động kinh doanh.

3.2.3.4. Thời gian trả tiền mua hàng

Theo lý thuyết chu kỳ vốn lưu động, thời gian trả tiền mua hàng rút ngắn sẽ kéo dài chu kỳ vốn lưu động và tác động tiêu cực đến khả năng tạo tiền từ hoạt động kinh doanh cũng như khả năng tạo lợi nhuận của doanh nghiệp; và ngược lại. Tác động cùng chiều của thời gian trả tiền mua hàng đến dòng tiền hoạt động kinh doanh cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp được kiểm định và kết luận theo nghiên cứu của Haitham Nobanee và Maryam Al Hajjar (2009), Aymen Telmoudi và các cộng sự (2010), Lucy W. Mwangi và các cộng sự (2014), Huỳnh Phương Đông và Jyh-Tay Su (2010), Chu Thị Thu Thủy (2014). Như vậy, giả thiết cho nhân tố thời gian trả tiền mua hàng như sau:

H0: Thời gian trả tiền mua hàng không tác động đến dòng tiền hoạt động kinh doanh

H1: Thời gian trả tiền mua hàng tác động cùng chiều đến dòng tiền hoạt động kinh doanh.

Bảng 3.1 tổng hợp giả thuyết nghiên cứu, đưa ra kỳ vọng tác động đến dòng tiền hoạt động kinh doanh của quản trị vốn lưu động (WCM) được đo lường bởi chu kỳ vốn lưu động với 3 thành phần là thời gian luân chuyển tồn kho (ID), thời gian thu tiền bán hàng (RD) và thời gian trả tiền mua hàng (PD), và của bốn biến kiểm soát là quy mô doanh nghiệp (SIZE), khả năng tăng trưởng (GROWTH),tỷ số nợ (LEV) và hệ số khả năng thanh toán hiện thời (LIQ).

động Haitham Nobanee và Maryam Al Hajjar (2009), Lucy W. Mwangi và các cộng sự (2014), Aymen Telmoudi và các cộng sự (2010), Bùi Ngọc Toản (2016), Chu Thị Thu Thủy (2014), Huỳnh Phương Đông và Jyh-Tay Su (2010), Phan Đình Nguyên và Nguyễn Ngọc Trãi (2014), Nguyễn Thị Uyên Uyên và Từ Thị Kim Thoa (2014), Ali

gian tồn

kho Jafari và Hasan Hematti (2014), Nguyễn ThịUyên Uyên và Từ Thị Kim Thoa (2014), Huỳnh Phương Đông và Jyh-Tay Su (2010), Vương Đức Hoàng Quân và Dương Diễm Kiều (2016), Bùi Ngọc Toản (2016), Phan Gia Quyền và Bùi Văn Huy (2016)

Thời gian thu tiền bán hàng

-RD - Haitham Nobanee và Maryam Al Hajjar (2009), Aymen Telmoudi và các cộng sự (2010), Nguyễn Thị Uyên Uyên và Từ Thị Kim Thoa (2014), Phan Đình Nguyên và Nguyễn Ngọc Trãi (2014), Huỳnh Phương Đông và Jyh-Tay Su (2010), Chu Thị Thu Thủy (2014). Thời gian trả tiền mua hàng ^^PD +

Haitham Nobanee và Maryam Al Hajjar (2009), Aymen Telmoudi và các cộng sự (2010), Lucy W. Mwangi và các cộng sự (2014), Huỳnh Phương Đông và Jyh-Tay Su (2010), Chu Thị Thu Thủy (2014)

Quy mô doanh nghiệp

SIZE + Keramat Jafari và Hasan Hematti (2014), Bùi Ngọc Toản (2016), Chu Thị Thu Thủy (2014), Phan Gia Quyền và Bùi Văn Huy (2016)

Khả năng tăng trưởng

GROWT

H + Hashem Valipour và các cộng sự (2012), KeramatJafari và Hasan Hematti (2014).

Tỷ số nợ LEV - Phan Gia Quyền và Bùi Văn Huy (2016), Afza, T. và Nazir, M.S. (2008).

thanh toán hiện thời

Panigrahi(2014), Phan Gia Quyền và Bùi Văn Huy (2016), Afza, T. và Nazir, M.S. (2008).25

Mau nghiên cứu của đề tài bao gồm 422 doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam (xem chi tiết thông tin tại phụ lục 1), được lựa chọn căn cứ vào việc thỏa mãn đầy đủ các tiêu chí như sau:

(i) Không phải là những doanh nghiệp thuộc ngành tài chính (ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm).

(ii) Cổ phiếu của doanh nghiệp vẫn còn niêm yết trên thị trường tính đến thời điểm kết thúc năm tài chính 2019.

(iii) Năm tài chính được tính từ ngày 01/01 cho đến ngày 31/12. (iv) Có đầy đủ báo cáo tài chính từ năm 2014 đến năm 2019.

(v) Tất cả báo cáo tài chính được kiểm toán và báo cáo kiểm toán cho ý kiến chấp nhận tính hợp lý và trung thực theo nguyên tắc trọng yếu.

3.3.2. Dữ liệu nghiên cứu

Đề tài được thực hiện trên cơ sở dữ liệu thứ cấp được thu thập từ hai nguồn chủ yếu như sau:

- Báo cáo tài chính đã kiểm toán hàng năm, từ năm 2014 đến năm 2019 của các doanh nghiệp, thu thập từ website của HOSE và HNX.

- Các tài liệu khác có liên quan, cung cấp thông tin ngoài báo cáo tài chính, được thu thập từ website của từng doanh nghiệp niêm yết.

Như vậy, đề tài nghiên cứu tác động của quản trị vốn lưu động đến dòng tiền hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam theo dữ liệu bảng (Panel data).

3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu cũng như thực hiện các mục tiêu nghiên cứu về tác động của quản trị vốn lưu động đến dòng tiền hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết tại Việt Nam, đề tài chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau:

Thứ nhất, phương pháp thống kê mô tả (Descriptive Statistics) được sử

dụng để nghiên cứu thực trạng quản trị vốn lưu động được đo lường bởi chu kỳ vốn lưu động với 3 thành phần là thời gian luân chuyển tồn kho, thời gian thu tiền bán hàng và thời gian trả tiền mua hàng, và nghiên cứu thực trạng dòng tiền hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thông qua kết hợp tất cả quan sát của mẫu nghiên cứu. Ngoài ra, việc sử dụng phương pháp thống kê mô tả còn nhằm cung cấp thông tin khái quát về các biến trong mô hình nghiên cứu, sẽ sử dụng cho phân tích hồi quy.

Các chỉ tiêu thống kê mô tả bao gồm: - Giá trị trung bình (Mean) - Giá trị nhỏ nhất (Mininum) - Giá trị lớn nhất (Maxinum)

- Độ lệch chuẩn (Standard deviation) - Số quan sát (Observations)

Thứ hai, phân tích tương quan (Correlation analysis) được sử dụng nhằm

xác định mức độ tương quan mạnh hay yếu, cùng hay ngược chiều giữa các biến trong mô hình nghiên cứu.Ngoài ra, phân tích tương quan còn góp phần nhận diện hiện tượng đa cộng tuyến có xảy ra hay không; theo Gujarati, D. N. và Porter, D. (2009), nếu hệ số tương quan của một cặp biến độc lập bất kỳ mà cao hơn 0.8 thì mô hình có thể gặp lỗi đa cộng tuyến nghiêm trọng. Theo Gujarati, D. N. (2011), có ba cách có thể áp dụng để xử lý hiện tượng đa cộng tuyến: (i) bỏ biến có mức độ tương quan cao với biến số khác, (ii) sử dụng phương pháp phân tích thành phần chính, và (iii) không làm gì; trong đó, phương pháp thứ hai đặc biệt hiệu quả khi xử lý các mô hình có nhiều biến độc lập.

Thứ ba, Phân tích hồi quy dữ liệu bảng để nhận diện tác động của quản trị vốn lưu động đến dòng tiền hoạt động của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết tại Việt Nam, sử dụng mô hình hồi quy gộp (Pooled OLS), mô hình các yếu tố ảnh hưởng cố định (FEM) và mô hình các yếu tố ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM). Sử dụng kiểm định Hausman để lựa chọn giữa FEM và REM với giả thuyết H0 là chấp nhận REM, và H1 là chấp nhận FEM; sử dụng kiểm định Redundant Fixed Effects để lựa chọn giữa FEM và Pooled OLS với giả thuyết H0 là chấp nhận Pooled OLS, và H1 là chấp nhận FEM, và sử dụng kiểm định Lagrange multiplier (LM) để lựa chọn giữa REM và Pooled OLS với giả thuyết H0 là chấp nhận Pooled OLS, và H1 là chấp nhận REM. Để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu về ảnh hưởng của quản trị vốn lưu động đến dòng tiền hoạt động của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết tại Việt Nam theo mô hình đề xuất, đề tài sử dụng phương pháp kiểm định t hoặc kiểm định F với mức ý nghĩa 1%, 5% và 10% để xác định mức độ tin cậy về ảnh hưởng của các biến độc lập, và căn cứ hệ số hồi quy β để giải thích xu hướng và mức độ ảnh hưởng của từng biến độc lập đến biến phụ thuộc. Ngoài ra, đề tài thực hiện kiểm định các vi phạm (nếu có) của mô hình hồi quy, bao gồm đa cộng tuyến nghiêm trọng, phương sai sai số thay đổi và tự tương quan; theo đó: 44 - Hiện tượng đa cộng tuyến sẽ được kiểm định và kết luận thông qua hệ số phóng đại phương sai (VIF - Variance-inflating factor), nếu VIF lớn hơn 10 thì mô hình có hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng, và ngược lại. - Hiện tượng phương sai sai số thay đổi sẽ được kiểm định và kết luận bằng kiểm định White với giả thuyết như sau: H0 là không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi, và H1 là có hiện tượng phương sai sai số thay đổi. - Hiện tượng tự tương quan sẽ được không cần thực hiện kiểm định nếu kết quả hồi quy được lựa chọn theo FEM vì FEM chỉ quan tâm đến những khác biệt mang tính cá nhân đóng góp vào mô hình nên không có hiện tượng tự tương quan; ngược lại hiện tượng tự tương quan sẽ thực hiện kiểm định và kết luận bằng kiểm định Wooldridge với giả thuyết như sau: H0 là không có hiện tượng tự tương quan, và H1 là có hiện tượng tự tương quan. Sau khi kiểm định các vi phạm của mô hình hồi quy, nếu có xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng thì không sử dụng

Biến Trung bình Lớn nhất Nhỏ nhất Độ lệch chuẩn Số quan sát OCF 0.0917 30 4143.106 -2.43506 570.8726 32 25 WCC 109.97 06 68758.40 -103.818 8095.190 32 25 ID 72.130 84 16539.09 0.237074 5562.231 32 25 RD 82.494 11 53582.10 0.235825 3274.431 32 25 PD 44.654 31 372.46 17 0.00000 0 40.003 05 25 32 SIZE 5.7978 14 407.9542 4.162137 490.6636 32 25 GROWTH 0.04342 08 783.24 74 - 0.61017 15.573 98 25 32 LEv 0.4801 91 0.9693 00 0.00414 2 0.2187 64 25 32 LIQ 2.2270 53 0230.493 0.051602 802.5257 32 25

phương pháp ước lượng Pooled OLS và ngược lại, nếu có xảy ra hiện tượng tự tương quan hoặc phương sai sai số thay đổi thì kết quả hồi quy cuối cùng sẽ được xác định theo phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát (GLS); ngược lại kết quả hồi quy cuối cùng sẽ được xác định theo Pooled OLS, hoặc FEM, hoặc REM tùy theo kết quả kiểm định lựa chọn đã nói trên.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Chương 3 đã mô tả khái quát quy trình nghiên cứu của đề tài với 6 bước thực hiện. Từ cơ sở lý thuyết và các bằng chứng thực nghiệm tại chương 2, chương này cũng đã thiết kế mô hình nghiên cứu với 2 mô hình hồi quy cụ thể với biến phụ thuộc đều là dòng tiền hoạt động kinh doanh, mỗi mô hình hồi quy dự kiến gồm 1 hoặc nhiều biến độc lập và 4 biến kiểm soát; các biến đều được giải thích ý nghĩa, các đo lường và đã đưa được giả thuyết ảnh hưởng của từng biến độc lập đến biến phụ thuộc.

Trên cơ sở giải thích mẫu và dữ liệu nghiên cứu, kết hợp với câu hỏi nghiên cứu cũng như mục tiêu nghiên cứu, chương 3 đã xác định sử dụng phương pháp nghiên cứu bao gồm thống kê mô tả, phân tích tương quan và phân tích hồi quy dữ liệu bảng theo Pooled OLS, FEM và REM, hoặc GLS dựa trên cơ sở các kiểm định lựa chọn kết quả hồi quy và kiểm định các vi phạm của mô hình.

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỐNG KÊ MÔ TẢ

Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu của đề tài được thực hiện theo tiêu chí giá trị trung bình, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, độ lệch chuẩn và số lượng quan sát; kết quả thống kê mô tả được trình bày tại bảng 4.1.

sát, như vậy dữ liệu nghiên cứu có dạng bảng cân bằng. Kết quả thống kê mô tả từng biến như sau:

Thứ nhất, biến phụ thuộc là Tỷ lệ dòng tiền ròng hoạt động kinh doanh

trên doanh thu thuần (OCF), kết quả thống kê tại bảng chỉ ra các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu đảm bảo được khả năng tạo tiền từ quá trình sản xuất kinh doanh với tỷ lệ dòng tiền hoạt động kinh doanh trung bình là 0.09173, độ lệch chuẩn 0.872657 và dao động từ mức thấp nhất là -2.435066 cho đến mức cao nhất

Thứ hai, biến độc lập thứ nhất là quản trị vốn lưu động được đo lường bởi chu kỳ vốn lưu động, theo bảng 4.1 , chu kỳ vốn lưu động trung bình của các doanh nghiệp trong mẫu là 109 ngày , trong đó doanh nghiệp có chu kỳ vốn lưu động cao nhất là 758 ngày và thấp nhất là -103 ngày.

Thứ ba, biến độc lập thứ hai là thời gian luân chuyển hàng tồn kho (ID),

được đo lường bằngGiá trị tồn kho bình quân/ Giá vốn hàng bán bình quân một ngày. Theo thống kê tại bảng 4.1, ID trung bình của mẫu nghiên cứu là 72.1 , với độ lệch chuẩn 62 ngày , dao động từ 1 đến 540 ngày, cho thấy hiệu quả quản trị tồn kho trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có mức độ phân tán khá

Một phần của tài liệu 1961_003858 (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w