THỐNG KÊ MÔ TẢ

Một phần của tài liệu 1961_003858 (Trang 46 - 49)

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỐNG KÊ MÔ TẢ

Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu của đề tài được thực hiện theo tiêu chí giá trị trung bình, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, độ lệch chuẩn và số lượng quan sát; kết quả thống kê mô tả được trình bày tại bảng 4.1.

sát, như vậy dữ liệu nghiên cứu có dạng bảng cân bằng. Kết quả thống kê mô tả từng biến như sau:

Thứ nhất, biến phụ thuộc là Tỷ lệ dòng tiền ròng hoạt động kinh doanh

trên doanh thu thuần (OCF), kết quả thống kê tại bảng chỉ ra các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu đảm bảo được khả năng tạo tiền từ quá trình sản xuất kinh doanh với tỷ lệ dòng tiền hoạt động kinh doanh trung bình là 0.09173, độ lệch chuẩn 0.872657 và dao động từ mức thấp nhất là -2.435066 cho đến mức cao nhất

Thứ hai, biến độc lập thứ nhất là quản trị vốn lưu động được đo lường bởi chu kỳ vốn lưu động, theo bảng 4.1 , chu kỳ vốn lưu động trung bình của các doanh nghiệp trong mẫu là 109 ngày , trong đó doanh nghiệp có chu kỳ vốn lưu động cao nhất là 758 ngày và thấp nhất là -103 ngày.

Thứ ba, biến độc lập thứ hai là thời gian luân chuyển hàng tồn kho (ID),

được đo lường bằngGiá trị tồn kho bình quân/ Giá vốn hàng bán bình quân một ngày. Theo thống kê tại bảng 4.1, ID trung bình của mẫu nghiên cứu là 72.1 , với độ lệch chuẩn 62 ngày , dao động từ 1 đến 540 ngày, cho thấy hiệu quả quản trị tồn kho trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có mức độ phân tán khá rõ nét.

Thứ tư, biến độc lập thứ ba là thời gian thu tiền bán hàng(RD), được đo

lường bằng phải thu khách hàng bình quân/doanh thu bán hàng bình quân một ngày. Theo thống kê tại bảng 4.1, RD trung bình là 82.5, với độ lệch chuẩn là 74.3 cho thấy sự khác biệt tương đối nhiều về thời gian thu tiền bán hàng giữa các doanh nghiệp niêm yết , dao động từ mức thấp nhất là 1 ngày, cho đến mức cao nhất là 582 ngày.

Thứ năm, biến độc lập thứ tư là thời gian trả tiền mua hàng (PD), được đo

lường bằng phải trả người bán bình quân/Doanh số mua hàng bình quân một ngày, theo thống kê tại bảng 4.1, PD có giá trị trung bình của mẫu nghiên cứu là 44.6 với độ lệch chuẩn 40 ngày, như vậy một phần nhu cầu sử dụng vốn phát sinh trong quá trình kinh doanh có thể được tài trợ bằng cách doanh nghiệp chiếm dụng vốn với khoảng thời gian trung bình 44.6 ngày .Dao động từ mức thấp nhất là 0 ngày, cho đến mức cao nhất là 372 ngày cho thấy cơ hội chiếm dụng vốn ,giảm bớt nhu cầu vốn lưu động của các doanh nghiệp có mức độ phân tán khá rõ nét.

Thứ sáu, biến kiểm soát thứ nhất là quy mô doanh nghiệp SIZE) được đo

lường bằng logarit của tổng tài sản bình quân. Theo thống kê tại bảng 4.1, size dao động từ mức thấp nhất là 4.1 đến mức cao nhất là 7.9 cho thấy mẫu nghiên cứu có sự đa dạng về quy mô doanh nghiệp niêm yết, trong đó công ty Cổ phần tập đoàn Hòa Phát năm 2019 là trường hợp có quy mô lớn nhất và công ty Công

Thứ bảy, biến kiểm soát thứ hai là khả năng tăng trưởng(GROWTH) được đo lường bằng tỷ lệ tăng/ giảm doanh thu thuần.Theo thống kê tại bảng 4.1, tỷ lệ tăng trưởng doanh thu trung bình của mẫu nghiên cứu là 0,04%, với độ lệch chuẩn 15%, điểu này cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam các doanh nghiệp Việt Nam có xu hướng mở rộng tăng trưởng , trong đó tăng trường doanh thu cao nhất là công ty CTCP Xây dựng FLC Faros năm 2015 Thấp nhất là công ty Công ty Cổ phần Bột giặt và Hoá chất Đức Giang năm 2017. Như vậy nhìn chung các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết tại Việt Nam hoạt động trong điều kiện tăng trường doanh thu trong giai đoạn 2016-2019.

Thứ tám, biến kiểm soát thứ ba là tỷ số nợ / tổng tài sản (LEV). Theo

thống kê tại bảng 4.1, tỷ số nợ trung bình của mẫu nghiên cứu là 0.48, với độ lệch chuẩn 0.218, mức cao nhất là 0.95, mức thấp nhất là 0.004 cho thấy sự đa dạng về quy mô của mẫu, ngoài ra, các doanh nghiệp có xu hướng mượn nợ nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh.

Thứ chín , biến kiểm soát thứ tư là khả năng thanh toán hiện thời được đo

lường bằng tỷ lệ tài sản ngắn hạn/nợ ngắn hạn, theo thống kê tại bảng 4.1, hệ số thanh khoản trung bình của mẫu là 2.22, với độ lệch chuẩn 2.52, mức thấp nhất là 0.005 cao nhất là 30.5, cho thấy hệ số thanh khoản của các doanh nghiệp có mức độ phân tán khá rõ nét. Cho thấy các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam vẫn đảm bảo tạo ra được tính thanh khoản nhất định .

Một phần của tài liệu 1961_003858 (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w