Quá trình sáng tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm thể chân dung văn học của hồ anh thái (Trang 30 - 34)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3. Hành trình sáng tác của Hồ Anh Thái

1.3.2. Quá trình sáng tác

Sáng tác đầu tay là truyện ngắn Bụi phấn đã gây được ấn tượng với độc giả bởi cách viết già dặn so với tuổi đời 17 của tác giả. Với niềm đam mê nghệ thuật và nghiêm túc trong lao động nghệ thuật, Ộvật lộn với từng con chữỢ, Hồ Anh Thái đã cho ra đời nhiều tác phẩm có giá trị và ơng đã tạo cho mình một vị trắ trong nền văn xuôi đương đại.

Có thể nói khơng ngoa rằng từ khi bắt đầu cầm bút Hồ Anh Thái nổi lên như một hiện tượng, với giọng văn trẻ trung, tươi mới, viết về đời sống thanh niên, sinh viên với những cuộc phiêu lưu, những khát khao khám phá đời sống. Năm 1990, nhà văn viết cuốn tiểu thuyết Trong sương hồng hiện

ra (1989). Tác phẩm là cách mổ xẻ quá khứ một cách chân thực của nhà

văn. Với cuốn tiểu thuyết này, Hồ Anh Thái đã làm được một sự khác trên mặt bằng văn học đương thời. Trước hết là một cốt truyện lạ, đầy chất huyễn tưởng - một thứ của hiếm trong văn xuôi lúc bấy giờ: trong cơn hôn mê cận kề cái chết (do bị điện giật) nhân vật chắnh của tiểu thuyết đã từ năm 1987 ngược thời gian trở lại với năm 1967, khi anh ta còn chưa ra đời! Ở đó, anh ta gặp bà nội, bà ngoại, cha mẹ và những người hàng xóm trong bối cảnh Hà Nội đang còn bời bời bom đạn chiến tranh. Tất cả đều trẻ hơn hai mươi tuổi so với chắnh họ ở thời điểm bắt đầu chuyện kể. Và điều quan

trọng là, họ sống hồn nhiên hơn, cởi mở hơn, đối xử với nhau thân ái hơn so với hai mươi năm sau. Tắnh luận đề của tác phẩm được bật ra từ chắnh điểm này: qua cặp mắt trong veo của cậu trai mười bảy tuổi, tấm màn quá khứ vén lên, và người ta chợt nhận ra rằng thời gian đã hủy hoại con người đến thế nào! Trong sương hồng hiện ra của Hồ Anh Thái là tác phẩm đã tạo được một ngã rẽ khá bất ngờ khi chạm tới hiện thực ở bề sâu, mang tắnh phổ quát.

Đầu những năm 1990, sau 6 năm sống tại Ấn Độ, ông trở lại văn đàn với những tác phẩm về Ấn Độ: Người đứng một chân, Người Ấn, Tiếng thở dài qua rừng kim tước, Cuộc đổi chác.. với giọng văn sắc lạnh lấy Ấn Độ làm

trung tâm.

Với bản tắnh khơng ngừng tìm tịi những điều mới lạ, năm 2002, ơng cho ra đời tác phẩm Cõi người rung chuông tận thế. Thêm một lần nữa khi tác

phẩm ra đời đã tạo được bước đột phá. Đến năm 2006, bằng lối viết táo bạo, ông viết Mười lẻ một đêm. Giọng điệu văn xuôi Hồ Anh Thái lúc này nghiêng về giễu cợt, trào lộng, mỉa mai sâu cay và không hề nương nhẹ trước đối tượng. Nhà văn phát hiện rất nhanh nhạy cái lố bịch trong đời sống, khai thác đến cùng phương diện gây cười của nó để đưa vào tuyến vận động của cốt truyện một cách thật nhuần nhuyễn.

Năm 2000, ông được bầu là chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội cho đến năm 2010. Ông cũng được bầu là ủy viên ban Chấp hành hội Nhà văn Việt Nam từ 2005 đến 2010. Năm 2007, ông trở lại với đề tài Ấn Độ bằng tiểu thuyết Đức

Phật, nàng Savitri và tôi. Đây là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của văn học Việt

Nam tái hiện chân dung Đức Phật thông qua một cốt truyện hấp dẫn, một văn phong giản dị, một đa cấu trúc có hiệu quả mở rộng chiều kắch khơng gian và thời gian.

Tác phẩm của Hồ Anh Thái thường mang tắnh triết luận, bao quát số phận của người Việt và đất nước thời hiện đại. Ơng là nhà văn có phát kiến về ngơn ngữ, tạo cho tiếng Việt thêm màu sắc, đa nghĩa và khả năng biểu đạt phong phú hơn. Những tác phẩm tiêu biểu của ơng vì vậy cũng khó chuyển dịch sang ngơn ngữ khác. Sách của ông thường được phát hành với số lượng lớn và đã được dịch ra hơn 10 ngơn ngữ, trong đó có tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Thụy Điển...

Việc xuất bản cuốn Họ trở thành nhân vật của tôi càng khẳng định vững chắc hơn khả năng sáng tạo cũng như thái độ lao động nghệ thuật nghiêm túc của nhà văn Hồ Anh Thái. Những năm gần đây ta bắt gặp Lang thang trong chữ Tự kể của ông. Đây đều là những cuốn sách thể hiện phong cách viết về chân dung của Hồ Anh Thái, giọng điệu giễu cợt, hóm hỉnh sâu cay.

Với tài năng và sức viết của mình, ơng đã nhận được nhiều giải thưởng như một sự ghi nhận công lao của ông trên văn đàn: Giải thưởng truyện ngắn 1983-1984 của báo Văn nghệ (truyện Chàng trai ở bến đợi xe); Giải thưởng văn xuôi 1986-1990 của Hội Nhà văn Việt Nam và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (tiểu thuyết Người và xe chạy dưới ánh trăng); Giải thưởng văn học 1995 của Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam (tập truyện ngắn

Người đứng một chân); Giải thưởng (hạng mục văn xuôi) của Hội Nhà văn

Hà Nội 2012 (tác phẩm SBC là săn bắt chuột).

Ta thấy ông đã tạo dựng được một sự nghiệp văn học với số lượng tác phẩm khá dày dặn, trong đó có nhiều tác phẩm có giá trị. Ơng khơng những tạo được vị thế vững chắc trên văn đàn mà cịn có khả năng tiến xa hơn nữa trong nền văn xuôi Việt Nam đương đại.

Tiểu kết: Tóm lại, trong chương đầu của luận văn người viết đã trình

của thể chân dung văn học trong văn học Việt Nam, đặc biệt là sự nở rộ của thể chân dung từ năm 1986 đến nay. Ngồi ra, người viết cịn đi vào những nét chắnh về con người cũng như những tác phẩm văn chương của Hồ Anh Thái để người đọc hình dung về bối cảnh chung ảnh hưởng đến q trình sáng tác của ơng.

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM THỂ CHÂN DUNG VĂN HỌC CỦA HỒ ANH THÁI NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm thể chân dung văn học của hồ anh thái (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)