Đối tượng dựng chân dung là những nhà văn, nhà văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm thể chân dung văn học của hồ anh thái (Trang 49 - 64)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2. Đặc điểm trong việc lựa chọn đối tượng dựng chân dung

2.2.1. Đối tượng dựng chân dung là những nhà văn, nhà văn hóa

Là nhà văn, Hồ Anh Thái không chỉ dừng lại ở việc chắt lọc, đúc kết những trải nghiệm của mình trong lối viết giản dị đến mức tưởng chừng như tự do, tùy hứng mà cịn mang đến cho người đọc cái nhìn mới mẻ về những vấn đề đời sống, con người, sáng tạo nghệ thuật.

Họ trở thành nhân vật của tôi được xem là cuốn sách với nội dung nổi

bật là chân dung các văn nghệ sĩ. Trong Ộbộ sưu tập về nhân vậtỢ của mình, Hồ Anh Thái chủ yếu dựng lại những chân dung văn học. Mà những chân dung ấy cũng đa phần là những nhà văn, người nghệ sĩ ắt nhiều thân thiết với ơng: Ma Văn Kháng, Tơ Hịai, Đồn Lê, Vũ Bão...

Chúng ta hãy hình dung chân dung văn học là dùng ngơn từ để vẽ một con người, và người được vẽ thường là nhà văn, nhà thơ, nghệ sĩ. Khi dựng

chân dung văn học, năng lực của người sáng tạo là yếu tố quan trọng hàng đầu. Phải có một vốn hiểu biết phong phú, những xúc cảm chân thành thì tác giả mới có thể khắc họa lại những bức chân dung một cách sống động đời thường nhất.

Các nhà văn nghệ sĩ trong Họ trở thành nhân vật của tôi đã trở thành

nhân vật, dưới góc nhìn của Hồ Anh Thái. Tác giả đã nói rõ lắ do viết tác phẩm như sau: ỘLiên hoan Tác gia Quốc tế Toronto tháng 10 Ờ 1998, tôi gặp nghệ sĩ nhiếp ảnh người Pháp Mathieu Bourgois. Anh đi lang thang qua mười ngày liên hoan, chụp ảnh các nhà văn tham dự. Anh sắp sửa cho xuất bản một tập sách ảnh các nhà văn. Tất cả những con người ấy vốn tự mình sáng tạo ra cả thế giới nhân vật, nhưng lần này chắnh họ lại trở thành nhân vật trong tay người khác. Cũng như vậy, tơi có bộ sưu tập những người đã trở thành nhân vật của tôiỢ [46,tr.5].

Ở phần một, Hồ Anh Thái đã lựa chọn mười bảy bức chân dung văn học với đầy đủ tắnh cách đời thường cũng như thành tựu của họ trong công việc một cách đơn giản mà cụ thể, sinh động: Họ là những con người có tài năng ở lĩnh vực văn chương nghệ thuật, họ đến từ nhiều vùng đất khác nhau, đại diện cho các nền văn hóa khác nhau. Nhưng chúng ta vẫn tìm thấy ở họ điểm chung là ý thức công dân cao, tài hoa, say mê với cái đẹp và giàu sức sáng tạo.

Trong lĩnh vực sáng tác, phê bình, biên tập văn học, kịch bản văn học, Hồ Anh Thái đã chọn những gương mặt thực sự tiêu biểu cho khả năng sáng tạo không mệt mỏi, in đậm dấu ấn trong làng văn Việt Nam thế kỷ XX, XXI. Đó là chân dung của Tơ Hồi, Ma Văn Kháng, Đoàn Lê, Ý Nhi, Nguyễn Thị Ngọc Tú, Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Thị Minh Thái, Dư Thị Hoàn, Nguyễn Thế Hoàng Linh, Mạc Can, Nguyễn Ngọc Thuần... Hồ Anh Thái đã chọn những người gần gũi, những người bạn văn thân thiết của ông. Điều này

thể hiện rõ qua sự ưu ái, cái tình âu yếm của người viết đối với người được viết. Cái tài và cái tình của tác giả chắnh là đã dựng lên một bức chân dung đầy đủ, khác với các bức chân dung người khác dựng, đồng thời bộc lộ một cách kắn đáo, tinh tế thái độ thán phục, ngợi ca những người bạn nhà văn, nghệ sĩ mà mình đang kể.

Những chân dung văn học Hồ Anh Thái vẽ đều được nhìn từ góc độ của là cái nhìn của người trong nghề đầy trân trọng, đề cao. Đó là cái nhìn của một người bạn.

Như chúng ta đã tìm hiểu ở phần 1 chương 1, có thể hiểu chân dung văn học có nhiệm vụ tương tự như thể loại chân dung trong hội họa và điêu khắc. Khi khắc họa chân dung của một cá nhân cụ thể sẽ miêu tả diện mạo của một con người cụ thể, có thật sao cho truyền được thần thái sống động của người đó, phát hiện được những đặc điểm riêng cá nhân, độc đáo, không lặp lại của một nhân cách với thế giới tinh thần của nó. Chân dung văn học mục đắch cũng nhằm tìm hiểu về cá nhân đó và đánh giá vai trị, vị trắ, đóng góp của con người đó trong một nền văn nghệ. Vì vậy, đối tượng được lựa chọn để dựng chân dung là những gương mặt tiêu biểu trong làng văn nghệ.

Hồ Anh Thái đã chọn những con người tiêu biểu để dựng chân dung. Tiêu biểu trong sự nghiệp và cả trong tắnh cách. Đó là thuộc tắnh của nhân vật chứ không phải là yếu tố nhà văn hư cấu. Những nét cá tắnh này tạo ấn tượng thật hơn, đời hơn về nhân vật đồng thời bức chân dung cũng sinh động, đa chiều, hấp dẫn người đọc hơn. Chân dung văn học khơng chỉ khắc họa hình ảnh người nghệ sĩ trong lao động nghệ thuật mà còn tái hiện thái độ, cách ứng xử của họ với con người, với cuộc đời. Chắnh vì thế trong quá trình dựng chân dung của họ, người viết khơng qn đưa ra những nhìn nhận, đánh giá về tác phẩm văn học, những cơng trình nghiên cứu, phê bình của mỗi chân dung. Tiêu chắ lựa chọn của Hồ Anh Thái khơng chỉ dừng lại ở cảm tình riêng với

đối tượng mà ơng cịn rất chú trọng đến tài năng của họ. Tài năng và nhiệt tình, đam mê trong lĩnh vực hoạt động của mình chắnh là yếu tố quyết định sự thành danh và sự ái mộ của công chúng. Mỗi bức chân dung là một cảnh đời khác nhau nhưng ở họ có điểm chung là có tài và sử dụng cái tài của mình một cách hợp lắ, có ắch. Các văn nghệ sĩ được Hồ Anh Thái phác họa chân dung đều là những người giàu tinh thần và trách nhiệm công dân.

Cái tên đầu tiên là nhà văn Ma Văn Kháng. Hãy nghe những lời văn chân thành của ông dành cho văn sĩ họ Ma với tư cách một đồng nghiệp: ỘMa Văn Kháng là cái anh ở miền núi quá lâu, nay lên tỉnh, thấy cái gì cũng hơ hốn lên, tồn những điều người ta biết cả rồiỢ. Ông biết cả rồi vài chục năm qua khơng viết được gì đáng kể, cịn cái ơng đùng đùng như cháy nhà thì lúc nào cũng như đầy cảm hứng. Nhưng mà cảm hứng phê phán mỗi ngày một mạnh hơn cảm hứng trữ tìnhỢ [46,tr.15]; ỘÍt ra là chỉ với tiểu thuyết, Ma Văn Kháng đóng góp được mấy nhân vật: Chị Lý (Mùa lá rụng trong vườn), kiểu đàn bà thị dân đầy chất tiểu thương, miệng lưỡi hoạt, đưa đẩy uyển chuyển, thực dụng sành sỏi mà ngây thơ nông cạn, đanh đá bốc đồng mà cũng có lúc chắn chắn muốn phục thiện. Ngơn ngữ linh hoạt đầy màu sắc của nhân vật này khiến người ta liên tưởng đến một người bạn của Ma Văn Kháng, một con người đã ám vào nhiều nhân vật phụ nữ sau này của anh trong các truyện ngắn Vòng quay cổ điển, Những người đàn bà... đặc biệt đậm đặc trong nhân vật Hoan ở Ngược dòng nước lũỢ[46,tr.12]. Cái hay ở đây là Hồ Anh Thái

thông qua chắnh những tác phẩm của nhân vật (vắ như Mùa lá rụng trong vườn, Ngược dòng nước lũ) để tái hiện nhân vật (Ma Văn Kháng).

Ta bắt gặp một nhà văn Ma Văn Kháng bề ngoài lạnh mà bên trong Ộsôi sùng sục như vôi tôiỢ, lúc nào cũng Ộđùng đùng như cháy nhàỢ trước hiện thực xã hội: ỘDường như tập hợp đầy đủ mọi thói tật nhỏ nhen đố kỵ, mọi mưu chước công chức hành chắnh ở đây. Trong mạch cảm xúc bốc nóng,

nhân vật của Ma Văn Kháng trượt theo kiểu tốt - thật tốt, xấu - thật xấu, sắc nhọn nhưng bẹt phẳng như lưỡi dao. Văn chương cũng bị đẩy theo cảm hứng phê phán mà rậm hơn, xổng xểnh lan man hơnỢ[46,tr.15-16]. Hoặc không thiếu những lời nhận xét về cách viết của văn sĩ họ Ma như: Ộở Ma Văn Kháng nổi lên một tâm trạng như là Ộmọi việc đã qua rồiỢ và hình như ai cũng đẹp cũng tốt, nếu chưa thì cũng có cái lý của người ta. Anh hối hả liệt kê ra những cái tên tác giả, nhiều và hơi tham như sợ bỏ sót, như sợ bị trách bỏ quên người này người khác.Ợ[46,tr.18]

Người thứ hai mà Hồ Anh Thái nhắc đến là Tơ Hồi. Những câu chữ ơng viết về Tơ Hồi đầy sự kắnh trọng, nể nang. Tơ Hồi ln giữ được thái độ điềm đạm, thản nhiên như nước của một người đã ỘngộỢ ra được chân lắ sống: ở cái cuộc đời vô thường này cái gì cũng đáng mà cũng chẳng đáng gì. Hồ Anh Thái chú ý đề cao khả năng Ộnhớ rất chi liỢ [46,tr.22] mà không cần ghi chép cẩn thận, tỉ mỉ. Có khi là cả năm chỉ ghi có mấy dịng, hoặc một cuốn sách cũng chỉ ghi có mấy dịng vào sổ tay. ỘNói chuyện đọc thì Tơ Hồi là một cái máy đọc. Ông bảo đọc phải cái dở cũng đọc được. ỘTơi đọc rất tốn báoỢ. Hình như báo chắ thượng vàng hạ cám gì ơng cũng đọc hết, đọc cả đến những mẩu tin chìm lấp trong góc báo. Một lần nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn có nói với tơi: ỘCụ Tơ Hồi bảo: Chỉ có cơ nói hở ra thì Thái nó mới biết, nó viết trên báo rằng cuốn Mùa lá rụng trong vườn được giải thưởng năm năm

của Hội Văn Nghệ Hà Nội, cái tin này đã kịp thông báo ra ngoài đâuỢ [46,tr.22]. Chỉ một chi tiết nhỏ ấy thôi nhưng đã thể hiện được khả năng nhớ và đọc của Tơ Hồi. Chẳng dấu được ơng cái gì một khi ơng đã lướt qua, vì ơng nhớ rất dai.ỘBây giờ vẫn thế, báo lớn báo nhỏ, bài dài bài ngắn, nhà báo già nhà báo trẻ đều không qua được mắt ông. Đọc như thế mà sách vẫn cứ ra đều đềuỢ [44,tr.22 - 23]. Tơ Hồi sinh ra và lớn lên ở đất Hà Thành, ngay cái bút danh cũng ghép từ tên sơng, tên làng gắn bó u thương để thấy được cái

tình với quê hương. ỘNgười ta khơng chỉ nghĩ đến Tơ Hồi như một ơng Dế Mèn có nhiều đóng góp cho văn học thiếu nhi. Tơ Hồi như một cây đại thụ văn học bắt rễ từ đầu thế kỷ hai mươi, thành ra một chứng nhân của những đổi thay trên đất Hà Nội. Mấy tập truyện Chuyện cũ Hà Nội của ông là tập

hợp những bài báo về phong tục, cảnh sắc, tập tắnh người Hà Nội mà bây giờ khơng cịn mấy người nhớ được rành rẽ như thế. Nhưng Chuyện cũ Hà Nội

không chỉ là những bài báo có văn, có bài đạt đến trình độ một truyện ngắn đẹp gọn gàng, nhân vật có hồn có vắa có số phận... chắc bởi vì cái giọng kể rất ngọt, cái khéo léo sắp xếp chi tiết, cái bài bản dẫn dắt tạo dựng cốt truyệnỢ [46,tr.26]. Phải thực sự có hiểu biết và tài năng mới đạt đến độ đó. Lúc nào Hồ Anh Thái cũng mượn đôi lời nhận xét của một bạn văn khác để nói đến nhân vật mình đang khắc họa. Ma Văn Kháng nói Ộơng Tơ Hồi có một cái giọng để viết hồi kắỢ. ỘĐấy là một cái giọng nhẹ nhàng thủ thỉ, kể chuyện đã qua một cách thản nhiên, khơng nóng nảy cao giọng hoặc bừng bừng tức tối. Chỉ duy nhất ông lạc mất cái giọng kiềm chế, chỉ một lần công khai bộc lộ thái độ khi nói về một ơng cán bộ sa đọa, sau này bị tội tử hình, nhưng lúc ấy cứ đạo đức giả, địi lơi Tơ Hồi ra kiểm điểm, thế là người hồi tưởng bật ra một câu: ỘThù đấy, tơi cũng có thù nó chứỢ[46,tr.23]. Quen biết đã lâu, làm việc cùng đã nhiều, chuyện trò trao đổi khá thường xuyên nhưng với Hồ Anh Thái, Tơ Hồi vẫn cịn là một bắ ẩn gây hứng thú. ỘCó người vắ thái độ sống của Tơ Hồi là thản nhiên như nước. Dịng nước tự nhiên có thể là sức nước đẩy thuyền, là nước chảy đá mòn, nước cũng là mơi trường đón nhận và thanh lọc mọi thứ. Hầu như ai đặt bài là viết, không ngại dăm ba bài báo vặt làm hư hại uy tắn. Không ngại nhận việc này việc khác bị người ta kêu là tham. Khơng ngại. Nước đón nhận mọi thứ, rửa sạch mọi thứ trong lịng nóỢ[46,tr.32].

Với tiêu đề: Đồn Lê ỘChị tơiỢ, Hồ Anh Thái đã dựng lại chân dung một nữ nhà văn, họa sỹ Đồn Lê Ộngay cả trong những lúc khó khăn nước sơi lửa bỏng thì ln ln dáng vẻ hoạt bát của chị cũng làm yên lòng những người xung quanhỢ [46,tr.34]. Hồ Anh Thái đã đem lại cho độc giả những hiểu biết sâu hơn về Ộcơ Kiều cầm kì thi họaỢ nhưng cuộc đời cũng không ắt thăng trầm, đau khổ này. ỘMùa vải thiều 1998, một buổi Đoàn Lê xuất hiện ở cổng cơ quan tơi, một bóng trắng giữa mùa hè oi nồng Hà NộiỢ[46,tr.34]. Đồn Lê sinh năm 1943, theo học khóa diễn viên điện ảnh đầu tiên, được thầy thương bạn mến, đang là sinh viên đã có thơ có truyện ngắn in báo in sách. Rồi chị học vẽ, năm 1995 mở triển lãm cá nhân mấy chục bức tranh sơn dầu. Tốt nghiệp trường điện ảnh, Đoàn Lê hoạt động tắch cực và bị cuốn vào trong các đoàn làm phim, làm đủ việc trong đoàn ỘThời ấy gần như phim nào cũng đi, khơng có vai thì làm đủ việc trong đồnỢ[46,tr.37]. Cả sự nghiệp diễn viên ngắn ngủi chỉ có một vai chắnh duy nhất: ỘChị chỉ toàn làm vai phụ, những vai thấp thoáng chạy cờ. Mãi đến năm 1976, Đồn Lê mới có một vai chắnh duy nhất, cơ giáo trong phim Quyển vở sang trangỢ[46,tr.37]. Sau đó chuyển sang thiết kế ở xưởng phim, vẽ tất cả những phông vẽ thay cho cảnh thật. ỘLiễu yếu đào tơ, có lẽ chưa một phụ nữ nào ở hãng phim Việt Nam nào lại đứng trên dàn dáo khá cao, cầm lăm lăm một cái máy phun màu nặng 5kg để vẽ trời vẽ đất như chị. Dịu dàng nhưng bướng bỉnh, thanh mảnh nhưng dày nghị lực, chị đã qua được những năm tháng gian khổ nhất, bom rơi trên đầu và thói đời vây bọc xung quanhỢ [46,tr.38]. Nghiệp điện ảnh khơng bng chị ra, khơng làm thiết kế nữa thì chị quay sang viết kịch bản phim, sau này làm cả đạo diễn. Tác giả ln dùng những lời bình, nhận xét, cảm nhận của mình trong cơng cuộc tái tạo chân dung nhân vật. Dù khơng có ấn tượng lắm với cơng việc điện ảnh nhưng Đồn Lê được tác giả đánh giá cao ở tay nghề tiểu thuyết. ỘTôi đã cầm lên cuốn sách của Đoàn Lê, tâm trạng hờ hững vì định

kiến, nhưng rồi bị cuốn theo một mạch. Thay đổi được một định kiến là điều hiếm có tác phẩm làm được. Cũng từ đó tơi thận trọng hơn trong cách nhìn nhận đồng nghiệpỢ và ơng khẳng định: ỘMột nhà văn có thể chưa có tác phẩm hay, nhưng nếu anh ta vẫn cầm bút, vẫn đam mê, vẫn khơng tỏ ra khinh bạc với nghề thì khi ấy ta vẫn cịn hy vọng, nói cách khác thì khi ấy ta không thể giữ một định kiến hồ đồ.Ợ[46,tr.39]

Nhắc đến cái tên Vũ Bão hẳn nhân vật này khơng cịn xa lạ gì với độc giả. Đối với Hồ Anh Thái, Vũ Bão: ỘCứ ở đâu xuất hiện Vũ Bão là ở đó có tiếng cườiẦ Vũ Bão phát tiết tinh anh theo đường xuất miệngỢ, là một con người khá Ộbạo mồm bạo miệngỢ. Sự ỘbạoỢ ấy khiến cho nhiều người nhận định rằng: Ộơng này nói giỏi hơn viếtỢ [46,tr.48]. ỘTơi là anh viết báo, sục sạo nhiều trong cơng văn nghị quyết, nghiền ngẫm nhiều về nó đến mức nó ngấm vào mình trơn tru nói ra như người nhập đồngỢ[46,tr.55]. Khi nêu ra một quan điểm, một lối suy nghĩ, hay cách cảm nhận về một ai đó, hay đánh giá về một tác phẩm, Hồ Anh Thái đều có những lý lẽ, dẫn chứng khá cụ thể, mang tắnh thuyết phục cao. Q trình ơng dựng lại chân dung của Vũ Bão ông hiện lên là một con người rất hăng hái trong việc đi chơi và viết báo. Tác giả đã đưa ra những minh chứng rất cụ thể. Vũ Bão là một con người mà dù có ốm có què, cũng chẳng bao giờ chịu ngồi yên ở nhà, hễ có ai rủ đi chơi viết báo ở tận Lạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm thể chân dung văn học của hồ anh thái (Trang 49 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)