8. Cấu trúc của luận văn
2.1 Đặc điểm trong cảm hứng dựng chân dung
2.1.1. Cung cấp tư liệu
Nếu khơng có cảm hứng sáng tạo thì khó lịng các nhà văn nghệ sĩ cho ra đời những tác phẩm hay. Bất cứ cơng việc gì cũng đều cần có nguồn cảm hứng để tạo nên sự say mê, với người nghệ sĩ thì điều này là đặc biệt cần thiết. Người đọc chỉ nhớ đến tác giả khi cái họ cầm đọc là những tác phẩm có giá trị.
Chân dung văn học dường như là một bức tranh tả thực về con người nhà văn, nhà thơ với đời sống của họ. Khi đọc chân dung văn học, người đọc có thể tiếp cận với nhà văn, nhà thơ một cách cận cảnh trong bộ dạng, y phục hiện thực đời thường. Nói về họ với tư cách một tài năng nghệ thuật nhưng cũng là một người bình thường của cuộc sống đời thường. Để có thể dễ hiểu, chúng ta có thể hình dung việc dựng chân dung của nhà văn giống hệt một người hoạ sỹ cầm cây bút vẽ, hay như nhà kiến trúc sư thiết kế những tòa nhà, lại giống những nhạc sĩ dùng lời ca tiếng nhạc để dựng lại một con người, một chân dung, họ dồn tất cả vào để vẽ, viết. Nguồn cảm hứng để tác giả dựng chân dung có thể là một con người, khơng kể là họ còn tồn tại hay đã lùi về quá khứ, cũng có thể là một sự kiệnẦNhưng có một nguyên tắc hàng đầu trong việc dựng chân dung đó là người dựng chân dung phải biết tơn trọng sự thật, đảm bảo sự thật. Tuy nhiên trong quá trình dựng chân dung, sự thật ấy được tái hiện dưới góc độ thẩm mỹ, trong thăng hoa nghệ thuật. Có như vậy sáng tác ấy mới thực sự là một tác phẩm văn học. Tôi nhớ I. Êrenbua đã từng nói ở đâu đó rằng: ỘTừ lâu tôi muốn viết về một số người mà trong đời tơi có gặp về một số sự kiện mà tôi từng là kẻ tham gia hay chứng kiếnỢ. Một trong
những yếu tố làm nên cảm hứng dựng chân dung ở người cầm bút chắnh là mong muốn được cung cấp tư liệu cho độc giả.
Nguyễn Thị Minh Thái cho rằng: ỘHồ Anh Thái là một người viết hồi ký thông minh, biết kể như thế nào là đủ. Bởi nhà văn đã dùng chắnh ngịi bút của mình để kể chuyện đời mình. Bằng một giọng văn trong trẻo, hồn nhiên và dắ dỏm Tự kể cho tôi cảm giác giống như khi đọc tác phẩm thiếu nhi nổi
tiếng Hồng tử béỢ. Tự kể khơng chỉ là cuốn hồi ký để chúng ta hiểu thêm về cuộc đời nhà văn. Tác phẩm còn là nguồn tư liệu để người đọc hiểu thêm về bối cảnh đất nước ở một giai đoạn lịch sử.
Nhà văn Hồ Anh Thái trong tập Họ trở thành nhân vật của tôi nhớ lại lời của chắnh Tơ Hồi khi nói về cơng việc dựng chân dung văn học: ỘVẽ chân dung tự hoạ là rất khó, chỉ thiếu bản lĩnh là mình nịnh mặt mình và đưa ra một bức tranh đẹp hơnỢ.[46,tr.27]
Nếu như khi đọc Cát bụi chân ai của Tơ Hồi, khá nhiều độc giả hài
lòng với những tư liệu mà tập sách mang lại, một số bài viết ghi nhận đóng góp của tác giả khi cơng bố những điều liên quan đến chân dung một số nhà văn Việt Nam hiện đại. Phần tư liệu mà tác giả mang lại đã trở thành nguồn tài liệu quan trọng và vô giá. Với Cát bụi chân ai - Tơ Hồi đã khắc họa thành cơng các hình tượng Nguyễn Tuân, Nguyên Hồng, Nguyễn Bắnh, Xuân DiệuẦ và giúp chúng ta hiểu rõ hơn về một thời đại văn học. Đặc biệt Tơ Hồi khơng thiêng liêng hóa hình tượng, khơng tô vẽ cầu kỳ Nguyễn Tuân nhưng chân dung Nguyễn Tn khơng vì thế mà mất đi vẻ khả ái, đẹp đẽ và ấn tượng. Chỉ điểm xuyết về con người Nguyễn Tuân trong giai đoạn tiền chiến, rồi đi ngược lại mãi về một thời rất xa, cứ thế cuộc đời dấn thân của Nguyễn Tn như Tơ Hồi biết từ sau 1945 tới nay hiện lên sinh động với tất cả những gì bình dị và thân thương nhất...
Trong tác phẩm Họ trở thành nhân vật của tơi có thể nói là một tác
phẩm thể hiện rõ nhất tắnh chân dung mà Hồ Anh Thái khắc họa. Hồ Anh Thái viết ỘẦtất cả những con người ấy, vốn tự mình sáng tạo ra cả một thế giới nhân vật, nhưng lần này, chắnh họ lại trở thành nhân vật trong tay người khác. Cũng như vậy, tơi có bộ sưu tập những người đã trở thành nhân vật của tôiỢ[46,tr.1]. Đối tượng ông nhắc đến phần lớn là chân dung văn học về các văn nghệ sĩ nổi tiếng trong và ngoài nước, với đầy đủ tắnh cách đời thường và thành tựu trong công việc của họ. Phần cuối cuốn sách là tiểu luận du ký, ghi chép về các chuyến đi đến đất Phật Ấn Độ, đến Ba Tư quê hương của những câu chuyện thần kỳ với những khu chợ và những tấm thảm, sang đất cố đô Lào Ộcùng ngồi với nhau ở miền Đông Nam ÁỢ, đến Hàn Quốc, hay sang châu Mỹ, châu Úc, châu ÂuẦ Chân dung người nghệ sĩ lao động, sáng tạo nghệ thuật được gắn liền với chân dung con người đời thường là đặc điểm nổi bật trong Họ trở thành nhân vật của tôi. Khi đọc những chân dung mà Hồ Anh Thái tái hiện lại, ta dễ dàng nhận thấy ông quan tâm nhiều đến cuộc đời và số phận của tác giả để cắt nghĩa những trang viết của họ. Điều đó giúp ơng đạt được hiệu quả kép cần có trong những chân dung văn học: giúp cho bạn đọc hiểu một cách chân thực số phận, cuộc đời của các tác giả Ộphắa sau con chữỢ của họ và đánh giá đúng, khách quan giá trị văn chương của mỗi tác giả. Phắa sau những con người như: Ma Văn Kháng, Vũ Bão, Đoàn LêẦ hoặc nhà văn nước ngoài Wayne Karlin, Kostas Sarantidis...là biết bao thương mến và những kỷ niệm, trị chuyện, gặp gỡ. Tình cảm ơng dành cho Đồn Lê, Tơ HồiẦ khá sâu đậm. Hồ Anh Thái không phải kiểu người viết bừa tràn lan, ông chỉ viết về những ai, về những gì ơng thật hiểu, thật yêu mến và tâm đắc. Những chân dung của ông lôi cuốn biết bao bạn đọc cũng vì điều này. Họ trở
thành nhân vật của tôi còn cung cấp cho bạn đọc một tiểu sử vắn tắt, danh
chuyệnẦ tạo sự gần gũi, chân thật, để người đọc có thể cảm nhận trực tiếp về tư tưởng học thuật, tầm vóc tư duy, lĩnh vực tâm đắc của từng nhà văn nghệ sĩ đó. Có thể nói Hồ Anh Thái đã cung cấp một nguồn tư liệu vô cùng quý giá cho lịch sử văn học.
Cái tinh tế của Hồ Anh Thái thể hiện ngay trong cách đặt nhan đề cho mỗi bài viết. Mỗi nhan đề dường như đã thâu tóm một nét nào đó rất cơ bản của đối tượng. Hầu hết các nhà văn nhà thơ hiện lên với đặc điểm rất rõ nét: Lê Minh Khuê với Ộngười đàn bà viễn thịỢ, Ma Văn Kháng với ỘNgược dịng nước lũỢ, Đồn Lê ỘChị tơiỢ, hay Tơ Hồi với ỘChiều chiềuỢ.... Bên cạnh đó ơng tỏ ra rất tinh tế trong cách bình và phát triển lời bình luận xuyên thấu tác phẩm, cung cấp cho bạn đọc những phát hiện mới.
Trong Họ trở thành nhân vật của tôi chúng ta cũng tìm thấy những bài viết về Ấn Độ. Tác giả cung cấp những hiểu biết của mình về nền văn hóa Ấn Độ. Có lẽ với khoảng thời gian dài 6 năm học tập, nghiên cứu, làm việc tại Ấn Độ, với việc dọc ngang hầu khắp các tiểu bang của lục địa này, đã tiếp xúc với mọi người đủ các đẳng cấp, khai thác được nhiều nguồn tài liệu từ các thư viện và viện nghiên cứu đã giúp ông có một vốn hiểu biết phong phú khi viết về Ấn Độ... Có thể nói mảnh đất Ấn Độ xa xơi là nơi có nhiều duyên nợ với Hồ Anh Thái. Đây là nguồn cảm hứng bất tận cho những trang viết của ông. Đến Lang thang trong chữ, Hồ Anh Thái cũng không quên viết về Campuchia và Ấn Độ. ỘNăm 2008, tôi mới đến thăm Ăngkor ở Siem Riep. Một quần thể đền chùa đồ sộ, kiến trúc và điêu khắc rất ấn tượng. Một sự pha trộn các sự tắch của đạo Hindu và đạo Phật. Trong đền thấy toàn tượng thần Sáng tạo Brahma bốn mặt, ở Ănkor gọi là Bayon nhưng bản địa lại nhầm lẫn coi đấy là Shiva, thần Hủy diệt và Tái tạo. Toàn là các hiện thân của thần Bảo Vệ Vishnu, rồi chim thần Garuda, rắn thần Naga, bò thần Kamdhenu (bò cái mới là thần còn bò đực Nandi chỉ là phương tiện giao thông của Shiva), rồi các vũ
nữ trên thiên đường Apsara, rồi biểu tượng sinh thực khắ mang những cái tên đặc Ấn Độ là linga và yoniẦỢ[44,tr.77]
Trong quá trình nghiên cứu của mình, chúng tơi thấy trong cuốn tiểu luận Họ trở thành nhân vật của tôi, ở phần III với tên gọi Chốc lát những bến
bờ, Hồ Anh Thái cũng đã đưa vào những bài viết về Ấn Độ và văn hóa Ấn
Độ. Tác giả đã giới thiệu ngắn gọn nhưng khá đầy đủ về đạo Phật ở Ấn Độ và những sự kiện, địa danh liên quan đến Đức Phật. Sự kiện, nhân vật, chủ đề khơng mới bởi đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về Ấn Độ và đạo Phật bàn kĩ. Những cái trừu tượng về đạo, giáo trở nên đơn giản và dễ hiểu, gây hứng thú cho người đọc.
Ông đã đưa ra những địa danh cụ thể, những số liệu chắnh xác, cập nhật bên cạnh những thông tin quen thuộc để tăng sức thuyết phục cho độc giả, đồng thời cũng chứng tỏ một khả năng am hiểu tường tận, chi tiết của mình. Ơng cung cấp kiến thức về một nền văn hóa lâu đời. ỘTrong bốn vùng đất quan trọng nhất liên quan đến cuộc đời của Đức Phật, chỉ có Lumbini là thuộc Nepal, cịn ba nơi khác ngày nay đều nằm trên lãnh thổ Ấn Độ. Lumbini là nơi hoàng tử Siddhartha (Tất Đạt Đa) cất tiếng chào đời. Kushinagar là nơi Đức Phật lui về nghỉ lại những ngày cuối cùng, và nhập Niết Bàn ở tuổi tám mươi. Hai nơi này là chứng nhân để nói cho nhân loại biết rằng Đức Phật cũng là một con người như mọi người trần, cũng có sinh và có tử. Hai nơi khác biệt quan trọng hơn: Boddhgaya, nơi hoàng tử Siddhartha sau bao thăng trầm của cuộc tìm kiếm chân lý đã ngồi nhập định dưới gốc cây bồ đề và được khai minh. Sau đó người vượt 250 cây số đường rừng để tới Sarnath, giảng bài kinh đầu tiên cho năm tắn đồ đầu tiên của phật giáo.Ợ[44,tr.288]. Hoặc rất cụ thể chi tiết như sau: ỘThác Niagari bị đường biên giới giữa Canada và Mỹ chia làm hai phần. Phắa bên Mỹ, thác nhỏ hơn, độ cao chỉ từ
21 mét đến 34 mét, nhìn rõ ngọn thác. Phắa bên Canada thì bụi nước mù mịt, sầm sập mỗi giây 2.832 mét khối nước đổ xuống từ độ cao 52 métỢ[44,tr.370]
Hồ Anh Thái còn cung cấp cho người đọc những thông tin hấp dẫn về thành phố cảng Busan. Đây là thành phố lớn thứ hai của Hàn Quốc, cũng là một thành phố cảng tấp nập sầm uất, tuyệt đẹp: ỘThành phố cảng Busan buổi chiều ấy hiện ra tấp nập, sầm uất và đẹp tuyệt. Bến cảng nối tiếp bến cảng. Những cây cầu nối những bờ vịnh bên này bên kia. Những con tàu chen chúc trên dòng nước xanh thẫm mùa đông. Trai gái nắm tay nhau đi trên đường.Ợ [46,tr.399]
Tác phẩm chân dung văn học của những nhà văn tài năng không chỉ dừng lại ở việc cung cấp tư liệu mà họ đã dựa vào tư liệu để dựng lên những hình tượng chân dung nghệ thuật giàu chất thẩm mĩ và gây ấn tượng sâu sắc với độc giả. Như vậy, một tác phẩm chân dung văn học không phải là một tập hợp những thông tin về tiểu sử, sinh hoạt, cá tắnh, hình thể của đối tượng mà hơn thế, đó cịn là một tác phẩm văn học.
Hồ Anh Thái còn cung cấp cho người đọc những tư liệu độc đáo về những vùng miền khác trên thế giới với những đặc trưng của nơi đó: nước Úc với nhà hát Sydney ỘBiểu tượng của Liên hoan Quốc tế Các nhà văn 1999 ở Sydney là hình một chiếc bút lơng ngỗng màu trắng phác lên nền xanh nước biển ba nét vẽ như ba cánh buồm trắng, cũng là hình nhà hát opera nổi tiếng của thành phố Sydney. Cây bút và nhà hát opera bên bờ biển Ờ tưởng như chẳng có biểu tượng nào đầy đủ hơnỢ[46,tr.329]. Sau đó là những số liệu cụ thể: ỘThực ra nhà hát Opera chỉ là một trong năm nhà hát của cả quần thể, và không phải là nhà hát lớn nhất. Trong quần thể cịn có một phịng triển lãm, hai tiệm ăn và sáu tiệm rượu. Người ta đã đưa ra những số liệu chắnh về nhà hát: xây dựng mất 19 năm, tổng chi phắ là 102 triệu đô la, đỉnh mái cao nhất là 67 mét so với mặt nước, các vòm mái lợp 1.056.000 viên ngói men Thụy
Điển tự rửa sạch bằng nước mưa, và tòa nhà sử dụng 6.223 m2 thủy tinh Pháp...Ợ[46,tr.324]. Rồi đến rượu vang, bóng bầu dục, hài kịch ở Melbourne...; Đan Mạch với Truyện thần tiên, nàng tiên cá, Andesxen, lâu đài Hamlet; Thụy Điển với rạp chiếu phim, bảo tàng ngồi trời; Thổ Nhĩ Kì, đất nước phát triển hiện đại sầm uất, cởi mở năng động... Qua những mẩu chuyện và cách viết của Hồ Anh Thái, những miền đất xa lạ trở nên thân quen, người đọc có cơ hội khám phá tỉ mỉ kĩ lưỡng hơn về những thứ mà trước đây chỉ mới nghe nói qua.
Những trang viết của ơng cịn cung cấp cho người đọc nhiều thơng tin về sân khấu, điện ảnh. Có thể hình dung ơng là một đạo diễn có kinh nghiệm đồng thời cũng là một khán giả có tầm trong đánh giá, bình luận về sân khấu, điện ảnh trong và ngoài nước. Vắ dụ: ông rất thán phục sự phát triển nhanh chóng của điện ảnh Iran, đánh giá cao sự sáng tạo của các đạo diễn nước bạn đã dám nghĩ dám làm. Phải là người am hiểu sân khấu thì mới có thể thưởng thức và đánh giá chuẩn xác về nó.
Như vậy, có thể thấy một trong những đặc điểm trong cảm hứng dựng chân dung là việc cung cấp tư liệu văn học.