Chân dung văn học được tái hiện qua các tác phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm thể chân dung văn học của hồ anh thái (Trang 64 - 70)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2. Đặc điểm trong việc lựa chọn đối tượng dựng chân dung

2.2.2. Chân dung văn học được tái hiện qua các tác phẩm

Như trên đã nói, đối tượng hướng tới của thể chân dung văn học là các nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu, phê bìnhẦ Cho nên một trong những yếu tố thường thấy là qua các chân dung văn học đó, là sự tái hiện lại một phần sự nghiệp văn chương và những đóng góp đặc sắc của nhà văn, nhà thơ ấy. Khi lựa chọn đối tượng dựng chân dung, tác giả thường có cảm hứng với những con người mà mình yêu thắch, hâm mộ và có quan hệ thân thiết. Điều ấy khiến cho trong các bức chân dung văn học, cái tôi của người cầm bút bao giờ cũng bộc lộ đậm nét. Qua chân dung văn học, người đọc chẳng những hiểu được cá tắnh, phong cách của đối tượng được dựng chân dung mà còn hiểu được cá tắnh, phong cách của tác giả dựng chân dung văn học. Tác phẩm của Hồ Anh Thái cũng vậy. Mặc dù phác họa chân dung người khác nhưng qua cách thể hiện tài t́nh, khéo léo, cách kể chuyện có duyên của Hồ Anh Thái, ta vẫn thấy bức chân dung của tác giả tài hoa này. H́nh tượng tác giả Hồ Anh Thái được bộc lộ một cách chân thực, sinh động gián tiếp qua việc dựng chân dung những người bạn của ơng. ... Mỗi văn nghệ sĩ đều có một văn nghiệp và chân dung của họ cũng được Hồ Anh Thái vẽ thơng qua văn nghiệp đó. Tác phẩm gắn liền với tác giả, mỗi tác phẩm là một đứa con tinh thần của tác giả, trong đó khơng chỉ chứa giá trị nghệ thuật mà cịn in dấu con người, tắnh cách người sáng tạo ra nó.

Trong Họ trở thành nhân vật của tơi, ơng có kể những kỉ niệm về ngày đầu viết văn. Chuyện khi còn là sinh viên năm thứ nhất đã được nhà văn Triệu Bôn rất nổi tiếng khi ấy gửi thư về trường Đại học ngoại giao, đại ý: Ộkắnh gửi đồng chắ... chúng tôi sẽ dùng truyện ngắn của đồng chắ, đề nghị đồng chắ hãy

cho biết truyện đã in ở đâu chưa để chúng tôi tiện sử dụng, chào thân áiỢ [46,tr.224]. Như vậy, ngay từ khi còn đang ngấp nghé trước cửa làng văn, ngập ngừng mãi mới dám nhờ bạn gửi giúp một truyện ngắn cho Tạp chắ Văn nghệ Quân đội, Hồ Anh Thái đã được ghi nhận, khơng những thế cịn được nhà văn Triệu Bôn xưng hô như một đồng nghiệp ngang hàng, kắnh gửi hẳn hoi, lại hỏi truyện đã in ở đâu chưa chứng tỏ truyện có thể in được. Rồi khi đến tịa soạn, được các nhà văn đàn anh sang Ộxem mặtỢ, hồ hởi khen ngợi. Có lẽ những mối quen biết thân tình trong các bạn làng văn đã giúp Hồ Anh Thái tái hiện những chân dung nhân vật chân thực, sống động đến thế.

Ma Văn Kháng, một con người mà ngồi đời thực, có nhiều cái na ná trong văn chương của chắnh ông, tắnh cách, phẩm chất con người của Ma Văn Kháng, đi thẳng vào trong những sáng tác của ông. Mùa lá rụng trong vườn được nhắc đến với một niềm kắnh trọng, trân quý. Tác giả thậm chắ cịn thừa nhận mình Ộthực sự say mêỢ và viết lời giới thiệu sách. Ngược dòng nước lũ Ộcuốn tiểu thuyết đáng chú ý nhất năm 1999, vừa thú vị, vừa có điều đáng bàn lạiỢ [46,tr.8]. Khơng chỉ gói gọn trong một phạm vi nhỏ hẹp, một tác phẩm, để tránh cái nhìn chủ quan, tránh những lời nhận định mang tắnh cảm tắnh, Hồ Anh Thái đưa ra sự nhìn nhận ở nhiều tác phẩm của mỗi tác giả: ỘNhững trang hay nhất trong Ngược dịng nước lũ đều là trữ tình...Ợ, ỘChỉ có điều cần thêm chút lý trắ của sự phẫn nộ thì Ngược dịng nước lũ sẽ là cuốn Ma Văn Kháng nhất trong hành trang văn học của anh cho đến nayỢ[46,tr.18]. ỘVào khoảng năm 1982, tiểu thuyết Mưa mùa hạ của Ma Văn Kháng gây tranh luận sôi nổi trên báo chắỢ; ỘĐến bây giờ tôi vẫn giữ ý kiến cho rằng đây là cuốn tiểu thuyết hay nhất của Ma Văn Kháng, mặc dù anh cịn tiếp tục gây sóng gió ồn ào trên văn đàn vào năm 1990 với cuốn Đám cưới khơng có giấy giá thú.

Ơng kể chuyện mình, chuyện người, chuyện đời, kể hết cả cái hay, cái dở của mình, giọng điềm nhiên như như thể thời thế ấy tất nhiên tôi phải vậy anh

phải vậyỢ[46,tr.13]. Cứ mỗi một tác phẩm lại là một cảm nhận của Hồ Anh Thái về con người về bút pháp của nhân vật nhà văn. Sự nhìn nhận, đánh giá về văn sĩ họ Ma càng trở nên chân thật hơn dưới lời kể của một người khác, đó chắnh là một đồng nghiệp của anh: ỘMa Văn Kháng là cái anh ở miền núi quá lâu, nay lên tỉnh, thấy cái gì cũng hơ hốn lên, tồn những điều người ta biết cả rồiỢ. Ơng biết cả rồi vài chục năm qua khơng viết được gì đáng kể, cịn cái ông đùng đùng như cháy nhà thì lúc nào cũng như đầy cảm hứng. Nhưng mà cảm hứng phê phán mỗi ngày một mạnh hơn cảm hứng trữ tìnhỢ [46,tr.15]. Qua những dẫn chứng cụ thể đó, người viết hình dung, cảm nhận một cách sâu sắc về con người, phẩm chất và phong cách văn chương của đối tượng đang được nhắc đến.

Quay trở lại với Tơ Hồi, Hồ Anh Thái lấy hai cuốn Cát bụi chân ai và

Chiều chiều đã minh chứng cho những nhận xét của mình về ơng. Cái giọng

thản nhiên, chân thành kể đúng những gì đã có, đã thấy, đã biết. Ơng thắch hai cuốn sách này vì Ộnó đời hơn, cảm xúc rưng rưng trên từng trang về chuyện cũ, rưng rưng mà giọng kể vẫn giữ được trầm tĩnhỢ[46,tr.13]. Những tác phẩm đã đưa tên tuổi Tơ Hồi đến gần với cơng chúng như Dế mèn phiêu lưu

ký cũng được tác giả nói đến. Khơng những thế, để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn

về tầm vóc lớn lao của một con người say mê nghệ thuật. Hồ Anh Thái đi vào phân tắch các cuốn tiểu thuyết nổi bật của Tơ Hồi. ỘTrong Chiều chiều cũng có hai câu chuyện Ộcứ như tiểu thuyếtỢ làm tôi băn khoăn về tắnh xác thực. Nói cách khác thì hai chuyện ấy thực quá đến mức người ta ngờ có bàn tay của người viết tiểu thuyếtỢ[46,tr.28].

Khi dựng chân dung về Đoàn Lê, Hồ Anh Thái, dành khá nhiều trang để nói về những tác phẩm của chị. Và chắnh việc cảm nhận, phân tắch đánh giá những tác phẩm ấy, thì con người Đoàn Lê trong văn chương cũng được dịp hiển hiện. Hồ Anh Thái thực sự ngưỡng mộ về tài năng và cá tắnh con

người chị. Với Cuốn gia phả để lại, Đất xóm chùa, Nghĩa địa xóm chùa, Người đẹp xóm chùa... Tiểu thuyết của Đồn Lê đã được dịch in ở Mỹ, Thụy

Điển. ỘVăn ấy thì người ấy. Vẫn hài hước một cách nhẹ nhàng và nền nã. Vẫn cứ nổi lên câu chuyện thời cuộc ở một cái làng ven đô thị, như là một vệt kéo dài của cuốn tiểu thuyết dạo trước...Ợ[46,tr.39]. Nghỉ hưu rồi, cơ ngơi cũng ổn định rồi nhưng Đoàn Lê vẫn viết kịch bản phim, vẫn làm đạo diễn và viết tự truyện, làm thơ và có thời gian thì vẫn vẽ tranh. Lao động nghệ thuật không mệt mỏi. ỘCuốn gia phả để lại, càng đọc mới càng ngớ ra, như là lâu nay mình hiểu sai về một con người. Cuốn sách chứng tỏ một tay nghề tiểu thuyết chững chạc. Tổ chức ngăn nắp các đường dây nhân vật, khéo léo lách qua các mê chung nhân vật chằng chịt để tới được cái đắch của mìnhỢ[46,tr.39]. Đó cịn là những lời khen ngợi, những đánh giá rất khách quan về nghệ thuật của cuốn tiểu thuyết: ỘMột điều đáng kể nữa ở Cuốn gia phả để lại đó là ngơn ngữ, một thứ ngơn ngữ dịu dàng nền nã mà hóm hỉnh, được tiếp tục ở các tác phẩm văn học sau này của Đồn Lê, nhưng khơng có điều kiện phát huy trong tác phẩm điện ảnhỢ [46,tr.39].

Chân dung nhà thơ Dư Thị Hoàn như sau: lần đầu xuất hiện đã gây xôn xao trong giới văn chương với một chùm thơ ba bài in trên báo văn nghệ. Thời kỳ đó bản thảo thơ xếp hàng dài chờ đợi, các nhà thơ danh tiếng chỉ được in mỗi lần một bài. Vậy mà Dư Thị Hoàn vừa ngấp nghé làng thơ đã vượt rào lên hẳn ba bài. Gây sốc. Hơn nữa, Ộchị vượt thoát ra khỏi cái lồng quen thuộc người ta ép thơ vào giam cầm thơ trong đấy. Người ta ngại cái sinh vật sổ lồng đầy mình thương tắch hót lên một thứ tiếng chẳng giống aiỢ [46,tr.107]. Bất cứ con người nào dấn thân tìm cái mới đều phải chấp nhận đương đầu với những ý kiến bảo thủ. Dư Thị Hồn khơng là ngoại lệ. Tuy nhiên, tiếng hót khơng giống ai đó đã sớm được công nhận, được yêu thắch. Thơ Dư Thị Hoàn ngắn gọn, chắt lọc. Về sau, thơ chuyển bớt nệ tứ mà tứ đã

tan trong cảm xúc, thấp thống mơ hồ. Chị rất coi trọng việc tìm ra cái mới cho thơ. ỘChưa tìm ra cái mới hơn thì khơng chịu trượt tiếp vào cái sẵn có của mìnhỢ [46,tr.109]. Khơng những thế, chị cịn xơng xáo đi tìm cái mới ở các tác giả đương đại Việt Nam. Không hẳn đã thắch, đã tán đồng nhưng chị trân trọng những tìm tịi ấy. Và thường trực trong chị một tinh thần cố vũ để mong có một cái thật mới.

Chẳng có gì lạ khi bức chân dung của Vũ Bão được dựng lên cũng là một người đa tài: Ộvốn xuất thân là anh nhà báo, mười lăm tuổi đã làm chủ nhiệm tờ báo của thiếu niên tiền phong thị xã Thanh HóaỢ [46,tr.55]; sáng tác văn học với những tác phẩm để đời như tiểu thuyết Sắp cưới, tập truyện ngắn

Người vãi linh hồn đã được dịch in ở Pháp, Sri Lanka, Mỹ, Ấn Độ; làm

phim... Cứ ở đâu xuất hiện Vũ Bão là ở đấy có tiếng cười... Vũ Bão bạo mồm bạo miệng. Đến mức người ta bảo nhau: ỘÔng này nói hay hơn viếtỢ [46,tr.48]. Nhưng Vũ Bão khơng chỉ nói hay nói giỏi. Vũ Bão là một nhà văn Ộnồng danh khét tiếngỢ trên văn đàn, suốt đời gánh hai bồ chữ. Hồ Anh Thái điểm lại những điểm nhấn trên các tác phẩm của Vũ Bão. Nào là Sắp cưới,

Người chưa có chiến cơng... Ơng được truy tặng giải thưởng Hội nhà văn Hà

Nội năm 2007 cho cuốn tiểu thuyết Utopi một miếng để đời. Bùi Ngọc Tấn cũng đã dành những trang viết chân dung về Vũ Bão, con người này hẳn phải tài hoa lắm, độc đáo lắm thì mới trở thành nguồn đề tài sáng tác của các nhà văn đến như thế. Và dù xuất hiện ở tác phẩm của ai, Bùi Ngọc Tấn hay Hồ Anh Thái, thì con người của Vũ Bão luôn thực sự gây ấn tượng một cách mạnh mẽ, đặc biệt là ở cá tắnh của ơng: ỘCịn trong cuốn hồi ký, nhà văn Vũ Bão (1931-2006) vẫn hội đủ tắnh hài hước của mình trong một văn phong trào phúng, cười đấy mà cũng xót thương đấy, khi ơng viết về đời mình, về bạn bè, về đồng nghiệp và cả cái thời thế trải nghiệm.Ợ[46,tr.59]

Với Lê Minh Khuê, Hồ Anh Thái dành nhiều trang viết cho cuộc đời và song hành với đó là những tác phẩm gắn liền và làm nên tên tuổi của chị:

Những ngôi sao xa xôi hay Một chiều xa thành phố; Anh kỹ sư dạo trước; Bầu trời xi măng... ỘRồi Lê Minh Khuê lại làm Hội đồng giải thưởng ở Hàn

Quốc ngạc nhiên và tán thưởng: những vấn đề trong tuyển tập Những ngôi sao, trái đất, dịng sơng được thể hiện bằng một nền văn phong đẹp, chua xót

và trang nghiêmỢ[46,tr.76]. Ta hãy lắng nghe những lời nhận xét của ông: ỘCái lãng mạn tuổi trẻ và lãng mạn chiến sĩ hao hụt dần. Nỗi ưu tư ngày một đậm hơn trong tác phẩm của Lê Minh Khuê. Manh nha từ tập truyện đầu tiên,

Cao điểm mùa hạ, man mác trong tập Đoạn kết, sôi sục trong Một chiều xa thành phố, rồi dâng trào trong Bi kịch nhỏ Trong làn gió heo may.Ợ[46,tr.65] Như vậy, chỉ một vài câu nhận xét ngắn gọn nhưng lại kể ra

tên của hàng loạt các tác phẩm Lê Minh Khuê và toát lên được những nét đặc trưng nhất của chị. Ấy chẳng phải tài tình lắm sao? Trong tác phẩm của Lê Minh Kh có cái náo nức qn mình của thời chống Mỹ trong Những ngơi sao xa xơi; có sự mệt mỏi, ngấm ngầm hưởng thụ của một số ắt người ở cuối

cuộc chiến trong Anh kĩ sư dạo trước; có sự mòn mỏi, xuống cấp, ngờ vực

những giá trị đã từng tin yêu, bảo vệ sau thống nhất đất nước, bước vào kinh tế thị trường trong Bầu trời trong xanh. Cái lãng mạn dần nhường chỗ cho sự ưu tư, nỗi trăn trở của lương tâm trước sự sa sút của nhân tắnh, sự gia tăng của cái ác trong tác phẩm của của bà.

Ngay với tiêu đề Không ngồi đan mà ngồi viết truyện người đọc biết

đến những bài thơ đầy da diết của ỘNgười đàn bà ngồi đanỢ Ý Nhi: ỘThơ Ý Nhi nhiều nỗi nhớ về những vùng đất, ngày trước là nhớ Hải Phòng của tuổi thơ, sau này chuyển từ Hà Nội vào Sài Gịn, thì nỗi nhớ lại hướng về Hà Nội, bài thơ về Nguyễn Du là là một hoài niệm về Thăng Long, bài Thành phố tràn đầy hoa cúc là một hoài niệm về Hà Nội: Những đại lộ / Những vỉa hè,

Những góc phố Sài Gịn, Tràn đầy hoa cúc / Xui lịng nhớ gió mayỢ [46,tr.93]. Và cũng có khi ỘThơ Ý Nhi là những câu chuyện. Người đàn bà ngồi đan là một câu chuyện, Nguyễn Du, 1813 là một câu chuyệnỢ [46,tr.93] .

Tựu chung lại, để ngợi ca và khẳng định những chân dung của văn nghệ sĩ, Hồ Anh Thái cũng như bao nhà viết chân dung khác, ông sử dụng chắnh những tác phẩm của họ để nhấn mạnh tài năng, phong cách, con người của văn nghệ sĩ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm thể chân dung văn học của hồ anh thái (Trang 64 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)