Cảm hứng ngợi ca

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm thể chân dung văn học của hồ anh thái (Trang 43 - 49)

8. Cấu trúc của luận văn

2.1 Đặc điểm trong cảm hứng dựng chân dung

2.1.3. Cảm hứng ngợi ca

Giai đoạn 1945 Ờ 1975 nền văn học nước ta có những tác phẩm đề cao tinh thần yêu nước và ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tập trung phản ánh cuộc sống lao động, khắc họa thành cơng hình ảnh con người Việt Nam anh dũng, kiên cường, bất khuất. Đó là Những đứa con trong gia đình của

Nhưng đến con người ngợi ca ở thể chân dung là con người cá nhân, chứ không phải con người đại chúng. Hồ Anh Thái ngợi ca cuộc đời, sự nghiệp, một nền văn hóa, một cá nhân cụ thể. Hồ Anh Thái đưa những chân dung các nhà văn trong nước, nước ngoài, đến chân dung những miền đất, những vùng quê tươi đẹp vào trong trang viết của mình. Ta sẽ gặp: Chợ Ba Tư, vùng Á Đông, nước Úc xa xôi, đất Phật Ấn Độ... Họ trở thành nhân vật

của tôi sâu sắc về nội dung, tinh tế trong cảm nhận, là một tập hợp Ộnhững

chân dung nhìn nghiêng theo biệt nhãn của tác giảỢ góp phần làm phong phú thêm cho đời sống văn học nước nhà. Khơng chỉ dành những lời có cánh để ngợi ca những chân dung các nhà văn nghệ sĩ cụ thể ở nước ta, mà cịn dành phần khơng nhỏ trên trang viết để ca ngợi về nhiều thế hệ, nhiều lớp người trong và ngoài nước bằng những tình cảm chân thành cuả nhà văn Hồ Anh Thái. Từ người chiến sĩ Hy Lạp Kostas Sarantidis đến nhà văn nổi tiếng thế giới Aziz Nesin, Maxine Hong Kingston, nhà văn Mỹ Wayne KarlinẦ đều được tác giả dành trọn sự yêu mến và trân trọng. Tất cả những con người ấy vốn tự mình làm đẹp, cống hiến cho đời trở thành nhân vật của Hồ Anh Thái. Với những người dựng chân dung, trắ nhớ của họ thu nạp tất cả, không bỏ qua những chi tiết nào dù là nhỏ về con người họ muốn ngợi ca. Có lẽ vì thế những tập chân dung ấy đa dạng, chân thực như một bức tranh hiện thực về con người, cuộc sống. Sự ngợi ca đều xuất phát từ sự thật những gì đối tượng có, qua lăng kắnh chủ quan của nhà văn nó đã được khúc xạ, ánh xạ.

Cảm hứng ngợi ca cũng có thể là ngợi ca những cảnh vật, ngợi ca một thời đại, đất nước... một số ấn tượng độc đáo ở Malaysia, Ấn Độ, Lào được Hồ Anh Thái giới thiệu trong tiểu luận Họ trở thành nhân vật của tơi.

Nói về nước Úc, ơng viết: ỘParis có tháp Eiffel là biểu tượng. Ấn Độ có lâu đài Tạ Mahal là biểu tượng. Người ta bảo biểu tượng của Úc là Nhà hát Opera Sydney. Đã trở nên quen thuộc với thế giới hình ảnh một bơng sen

trắng khi nhìn từ trên cao xuống. Đến gần thì cơng trình kiến trúc này trơng giống những chiếc vỏ sò, những cánh buồm trắng bên bờ vịnh. Thực ra nhà hát Opera chỉ là một trong năm nhà hát của cả quần thể, và không phải là nhà hát lớn nhất.Ợ[46,tr.323] Đất nước Malaysia qua trang văn Hồ Anh Thái là một xứ sở hịa bình, ổn định, thân thiện và phát triển. Có lẽ thời gian lưu lại trên quốc đảo này không nhiều nhưng nhà văn của chúng ta đã kịp nhận thấy những điều thú vị, tốt đẹp nơi đây. Trong thời điểm lò lửa chiến tranh đang nóng bỏng ở đâu đó giữa vùng Nam Trung Á, vụ việc khủng bố tại Mỹ chưa nguôi, người ta ngại đi máy bay thì ơng lại đi máy bay đến một nước 65% dân số theo đạo Hồi, leo lên tịa Tháp Đơi cao bậc nhất thế giới. Đó có thể xem là một hành động mạo hiểm trong tình hình hiện tại. Nhà văn rất ấn tượng với món ăn ở đây, ơng cũng chứng tỏ mình là người sành ăn và đã thưởng thức món ăn của nhiều vùng miền: ỘMón ăn Malaysia thật hợp, thật ngon, hơi cay một chút như món ăn mọi vùng phương nam, bánh trái phảng phất hương dừaỢ [46,tr.373]. Ơng ngưỡng mộ khâm phục cơng tác tổ chức Hội nghị Ộrất bài bảnỢ ở đây: họ huy động gần như toàn bộ Vụ văn học vào việc đưa đón, hậu cần, điều hành Hội nghị: ỘTừ việc tổ chức một hội nghị, nhìn rộng ra thấy việc quản lý xã hội ở đất nước Malaysia có nhiều điều đáng suy ngẫm. Cộng đồng Hồi giáo chiếm đa số thỉnh thoảng có biểu tình chống việc dùng vũ lực để trả đũa bạo lực ở một nước hồi giáo khác, nhưng trật tự xã hội vẫn được duy trì. Bầu trời nhiệt đới trong xanh buổi sáng, buổi chiều đã tuôn xuống một trận mưa rào, không khắ dịu đi ngay. Một đô thị lớn mà đường phố không thấy bụi đất, không thấy ai xả một tắ rác ra đường. Bên những tòa nhà cao ngất là những công viên xanh umỢ[46,tr.374]. Ơng ngợi ca mơi trường: ỘMơi trường như thế là tuyệt vờiỢ[46,tr.374]. Dường như chúng ta nhận thấy sự khâm phục ý thức giữ gìn mơi trường sống của người dân, năng lực quản lắ đô thị khoa học hiệu quả của những người làm quản lắ.

Ông ấn tượng về cộng đồng Hồi giáo cởi mở: 65% dân số theo đạo Hồi. ỘXã hội Hồi giáo, nhưng là một kiểu Hồi giáo cởi mởỢ [46,tr.375]. Đến tận thời đại ngày nay, ở những nước Hồi giáo nghiêm ngặt, phụ nữ vẫn phải mặc áo choàng đen kắn mắt từ đầu đến gót chân ỘTơi đã từng đến những nước Hồi giáo nghiêm ngặt. Phụ nữ chỉ còn hở một khoảng trịn trên mặt, tay khơng đi găng để trần bị coi là khiêu dâm. Người phụ nữ không được làm nghề hát xướng, trên sân khấu trong băng đĩa chỉ có giọng namỢ[46,tr.375]. Nhưng ở Malaysia thì khác, trên sân khấu, Ộnữ ca sĩ múa hát tưng bừng và phố phường phụ nữ trùm đầu những chiếc khăn hoa sặc sỡỢ[46,tr.375]. Khăn trùm đầu rất quan trọng đối với phụ nữ Hồi giáo, đó có thể là những chiếc khăn đẹp Ộlộng lẫyỢ chứ không phải chỉ là một màu đen. Hồ Anh Thái cho chúng ta thêm hiểu biết về đất nước Malaysia có nền kinh tế phát triển bậc nhất trong khu vực nhưng vẫn khơng qn vai trị văn học của mình đối với láng giềng.

Người đọc vừa được đi tham quan đất nước Malaysia, thưởng thức các món ăn, hưởng cái không khắ trong lành thuần khiết của xứ nhiệt đới... Nói về món ăn: ỘĂn ở Quảng Châu thì khơng cần phải nói rồi. Người Việt sang Quảng Châu đừng lo khơng ăn được. Món ăn hơi nhiều dầu một tắ, nhưng hợp, ngon. Cực kỳ đa dạng, nhiều món. Khơng chỉ là chất lượng mà đầu bếp Trung Quốc từ nghìn xưa đã lập kỷ lục về số lượng món ăn. Chẳng sợ món ăn Quảng Châu gây gây ngọt ngọt như ở những vùng khác.Ợ[46,tr.386]. Hồ Anh Thái tỉ mỉ miêu tả những chi tiết trong chuyến hành trình của mình. Cảm giác thắch thú và ngợi ca tràn ngập: ỘHăm tám Tết đến Phật Sơn. Thành phố nhỏ gần như là ngoại ô của Quảng Châu, cách khoảng ba chục cây số. Nổi tiếng đồ gốm mỹ nghệ. Nổi tiếng có Tổ Miếu, ba pho tượng Phật biến mất mấy trăm năm, mãi đến đời Đường mới tìm lại được. Trong Tổ Miếu bây giờ còn pho tượng đồng Bắc Đế nặng 2,5 tấn.Ợ[46,tr.386] Hoặc cảnh tượng trong đêm giao thừa: ỘĐên giao thừa ở Thâm Quyến. Cấm pháo mà pháo thăng thiên

thỉnh thoảng lại vút lên những vệt lửa trên nền trời. Pháo đùng pháo tép lục bục suốt đêm, lặng chỗ này thì nổ chỗ khác.Ợ[46,tr.386]. Vấn đề môi trường được ông ca ngợi rất nhiều, Ộcảm tưởng đầu tiên ở thành phố hàng triệu người này là sạch sẽ.Ợ, ỘNhững nơi đông người như nhà ga, quảng trường, cơng viên, khó thấy ai vứt rác bừa bãi. Dù chỉ một mẩu thuốc lá vô ý ném xuống, ngoảnh đi ngoảnh lại đã thấy có người lao cơng, một tay cái chổi một tay cái hót, cả hai đều cán dài, khơng phải cúi lưng, dọn sạch ngay.Ợ[46,tr.388]. Quản lý đơ thị thì nghiêm, khơng chê vào đâu được.

Hồ Anh Thái dẫn chúng ta đến Lào. Ơng khơng tiếc lời ngợi ca cảnh sắc và con người nơi đây qua việc ghi lại những kỉ niệm đáng nhớ, những khoảnh khắc quý giá, những ấn tượng tốt đẹp về những nơi đã đến đất nước Triệu Voi. Với Luông Prabăn, làm nên dấu ấn của nơi này là cảnh các nhà sư đi khất thực vào buổi sáng. Nhà văn vô cùng ngạc nhiên khi được tận mắt chứng kiến cảnh đoàn nhà sư khất thực trong thành phố. Đây là một tập tục của tăng đoàn Ấn Độ 2500 năm trước vẫn được lưu giữ nguyên vẹn trên đất nước Triệu Voi. Tác giả cứ ngỡ mình đang ở chắnh giữa sinh thời Đức Phật, đang chứng kiến tăng đoàn Phật giáo từ thời Phật tổ Thắch Ca. Đó là một khoảnh khắc hiếm hoi: ỘCố đô Luông Prabăng. Sáng sớm nhà thơ Dư Thị Hồn một mình ra đứng ở ban cơng nhìn xuống đường. Một đoàn nhà sư khất thực đi thành hàng qua trước cửa các gia đình. Mỗi nhà một người đã ngồi chờ sẵn bên lề đường. Từng người bốc xơi bỏ vào bình bát của tất cả các nhà sư đi qua trước mặtỢ [46,tr.392]. ỘNgười cúng dường khơng nói. Người khất thực cũng khơng nói. Đường phố rất n lặng và thanh bìnhỢ [46,tr.393]. Vì vậy, Hồ Anh Thái đánh giá cao ý thức tham gia việc làm này của nhân dân. Người cho và người nhận đều được được tôn trọng, cho và nhận rất cung kắnh, thành tâm. ỘChắnh quyền coi việc các nhà sư đi khất thực là một nét đẹp của thành phốỢ và có quy định về việc cúng dường. ỘNhờ vậy mà cố đô đã

bảo tồn nguyên vẹn một tập tục tưởng đã thất truyền gần ba thiên niên kỷỢ [46,tr.395]. Hồ Anh Thái thường quan tâm đối tượng từ góc nh́ìn và cảm quan của một một nhà văn hóa, nhà ngoại giao.

Tại Khải Hoàn Mơn hay cịn được gọi là ỘĐường băng thẳng đứngỢ, cơng trình này được Hồ Anh Thái thuyết minh ngắn gọn nhưng tương đối đầy đủ: Ộtiếng Lào là Patuxai (Patu nghĩa là cổng, xai xuất phát từ tiếng Sanskrit

jaya, nghĩa là chiến thắng, một cái cổng dựng lên để tưởng nhớ những người

đã chiến đấu hi sinh cho đất nước Triệu Voi)Ợ[46,tr.395]. Kiến trúc độc đáo điển hình của đền chùa được nhà văn rất quan tâm: ỘLại gần thì những nét đặc trưng Lào bắt đầu phát lộ. Những phù điêu chạm trổ trên bề mặt cổng, trên vịm mái đều là những hình ảnh điển hình của đền chùa dân tộcỢ, quang cảnh Ộ Tầng bảy là đỉnh Khải Hồn Mơn. Từ đây cả thành phố Viêng Chăn trải dài ở bên dưới. Ban ngày thành phố cũng tương đối sôi động, cũng khá nhiều xe hơi và phương tiện giao thông.Ợ[46,tr.396]

Người đọc được cung cấp một dung lượng thông tin quý giá về hình thức đi du lịch chùa ở Hàn Quốc: Một điều thú vị khi đến Hàn Quốc du khách không nên bỏ lỡ là Ộhình thức du lịch vào chùa. Không phải vào vãn cảnh viếng thăm chốc lát mà là ở lại, ắt thì một ngày, nhiều thì có thể một tuần trở lên. Cũng không nhất thiết du khách đều là Phật tử. Đây là một cách để du khách biết tập quán trong chùa Hàn, để được hưởng không khắ thiêng liêng thanh tịnh giữa thiên nhiênỢ [46,tr.425].

Viết về Ashgabat, một thủ đô có gần một triệu dân trong đất nước Turkmenistan với những lời ngợi ca về thiết kế thành phố: ỘThiết kế thành phố dành nhiều chỗ cho khơng gian thống rộng. Rộng rãi thế, các khối nhà chung cư cách xa tương đối, chắc chẳng ai đi bộ nổi trong cái thành phố này. Phải dùng xe hơi và các phương tiện giao thông công cộng. Những chung cư

hiện đại cao vài chục tầng. Những cung điện, nhà hát, bảo tàng, công sở, kiến trúc vừa dân tộc vừa hiện đạiỢ[46,tr.430].

Ngợi ca khu di tắch thành cổ Nissa cách trung tâm khoảng 15 km, một di sản thế giới của UNESCO: ỘLối vào bên sườn núi đẹp như tranh. Một đàn cừu trắng như bông thong dong gặm cỏ bên sườn núi. Chú mục đồng ngồi trên mỏm đá ở cổng vào khu di tắch. Bày ra trước mắt cả một tịa thành bằng đất và gạch khơng nungỢ[46,tr.432]. Ông viết về sự kiện Nam Ờ Bắc Triều Tiên như tâm sự của một người trong cuộc: Hàn Quốc hiện nay vẫn tồn tại cầu giới tuyến giữa hai miền. ỘMột chiếc cầu sắt bình thường thơi, khoảng cách chỉ có thể nói là ngắn, nhưng nó đã là quãng đường không thể vượt qua của mấy chục triệu người Triều Tiên, suốt từ năm 1953 đến giờỢ[46,tr.412]. Hồ Anh Thái cũng nói khá kĩ về Đài Thống Nhất được dựng lên trong khu vực Bàn Môn Điếm. Đây là nơi dành cho du khách nước ngoài và người Hàn Quốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm thể chân dung văn học của hồ anh thái (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)