8. Cấu trúc của luận văn
3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật
3.1.1. Miêu tả ngoại hình
Như chúng ta đã biết ỘNhân vật là yếu tố hàng đầu của tác phẩm văn học. Nhân vật văn học nhằm thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con người. Nhân vật văn học là người dẫn dắt độc giả vào các môi trường khác nhau của đời sốngỢ[14,tr.235].
Cái tinh tế của Hồ Anh Thái là việc lựa chọn những chi tiết đắt giá, cách nói hình ảnh và biểu cảm. Qua việc tái hiện, khắc họa từng nhân vật, Hồ Anh Thái giúp cho người đọc nhớ về một Ma Văn Kháng Ộngược dòng nước lũỢ, một Lê Minh Khuê, người đàn bà Ộviễn thịỢ. Hay một Ý Nhi không ngồi đan mà ngồi viết chuyện Ộcó thể với một số người, Ý Nhi là người đàn bà ngồi đanỢ đây chắnh là cái biệt danh xuất phát từ bài thơ nổi tiếng của cô từ tập thơ được chú ý ngay khi ra đời năm 1985ỢẦ
Khi được hỏi: ỘNgười ta cho rằng cái cuối cùng cịn lại của văn xi là nhân vật. Anh thấy có vấn đề gì khơng trước quan niệm phải có nhân vật Ộở lạiỢ với người đọc...Ợ Hồ Anh Thái trả lời: ỘNếu ta vẫn tiếp tục sử dụng phương pháp truyền thống thì quan niệm phải có nhân vật là rất đúng. Nhưng nhiều kiệt tác của văn xuôi hiện đại khơng có nhân vật theo đúng quan niệm truyền thống... đâu còn Ộnhân vật đáng nhớỢ theo kiểu cổ điển nữa... có những cuốn chỉ khiến người ta nhớ một cảm giác: lang thang vô định, hoặc ngột ngạt trong trẻo tuyệt vời. Có cuốn lại phảng phất một hương vị, cuốn khác thì văn chương thay cho nhân vật...Ợ[47,tr.215]. Trong một bài viết đăng trên tạp chắ văn nghệ quân đội số 853 tháng 9 năm 2016 ông khẳng định: "Rốt cuộc, cái còn lại của văn xuôi là nhân vật. Đọc xong một tác phẩm, người ta có thể quên tên tác phẩm, có thể quên tên người viết, nhưng nhớ được nhân vật. Đấy
là tác phẩm thành cơng" và ỘPhải có nhân vật điển hình trong hồn cảnh điển hình. Địi hỏi ấy là chắnh đáng. Nhưng nhân vật chỉ có thể đạt tới bề dầy nhất định khi được xây dựng theo phương pháp hiện thực, trên nền một cốt truyện đầy đặn, và cốt truyện luôn phát triển để cho tắnh cách nhân vật ln phát triển, nước nổi thì bèo nổi. Như vậy, địi hỏi tác phẩm phải có nhân vật để nhớ chỉ là yêu cầu ở nơi mà chủ nghĩa cổ điển là duy nhất, là độc tơn.Ợ Có thể hiểu, với Hồ Anh Thái vấn đề xây dựng nhân vật trong tác phẩm có rất nhiều mới mẻ. Đó là một q trình tìm tịi và sáng tạo của nhà văn. M.Gorki có lần đã khuyên một nhà văn trẻ: ỘAnh hãy bỏ nghề viết đi. Đấy không phải là việc của anh, có thể thấy rõ như thế. Anh hồn tồn khơng có khả năng miêu tả con người cho sinh động, mà đấy lại là điều chủ yếuỢ.[58,tr.6]
Sự hấp dẫn của các tác phẩm Hồ Anh Thái chắnh là ở chỗ ông luôn tạo được những nét mới lạ trong các tác phẩm của mình. Mỗi tác phẩm là một hiện thực và không gian nghệ thuật riêng với một cách xử lý riêng, một giọng điệu riêng, một văn phong riêng. Khi viết về chân dung, Hồ Anh Thái rất quan tâm đến việc tạo dựng bối cảnh, không khắ và đặc biệt là con người một cách không chỉ sống động nhất, mà ơng cịn đặc biệt chú tâm đến việc viết làm sao, sử dụng dẫn chứng nào, lập luận sao cho logic, hợp lý và thuyết phục. Chắnh những điều đó mà mỗi chân dung được dựng lên đều hết sức rõ ràng, sinh động và đặc biệt là có được độ tin tưởng nhất định. Chắnh Hồ Anh Thái cũng rất năng động, mới mẻ khi bàn về phong cách. Tơi nhớ có lần đã đọc ở đâu đó đại ý Hồ Anh Thái nói rằng: ỘCó phong cách tức là phải đa giọng điệu dù anh có đổi giọng đến thế nào thì vẫn là trên cái nền tảng vãn hố của anh, trên tầm nhìn của anh vào thế giới và nhân sinh. Cho rằng thay đổi giọng điệu sẽ làm lỗng phong cách của chắnh mình là một cách hiểu đơn giản và làm cho người sáng tạo lười biếng, ngại làm mới mìnhỢ. Trong sáng tác văn học nói về điều gì khơng quan trọng bằng việc nói như thế nào.
Những chi tiết, những mảng kắ họa mà Hồ Anh Thái sử dụng trong tác phẩm đều có sức lột tả bản chất của nhân vật rất mạnh mẽ, qua những biện pháp nghệ thuật ấy nhân vật tự phơi mình ra trước ánh sáng để người đọc có thể nhận ra đằng sau đó là quan niệm của tác giả ẩn trong ấy. Trong tác phẩm của Hồ Anh Thái nhân vật được hiện lên bằng những chi tiết ngẫu nhiên, bằng những thủ pháp lắp ghép. Hồ Anh Thái xây dựng nhân vật qua miêu tả ngoại hình, diện mạo. Đó có thể là những nhân vật khơng được gọi tên cụ thể nhưng người đọc lại rất dễ hình dung, cảm nhận. Chân dung nhân vật đầu tiên được tái hiện qua ngoại hình, trang phục, dáng vẻ, màu da. Chân dung ngoại hình nhân vật giúp người đọc phân biệt, nhận dạng bề ngoài nhân vật đồng thời là yếu tố nghệ thuật cần thiết để xây dựng nhân vật. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình góp phần thể hiện tắnh cách, mặt khác thể hiện quan điểm nghệ thuật của tác giả. Tuy với Hồ Anh Thái việc miêu tả ngoại hình khơng phải là thủ pháp chắnh nhưng thể hiện được cái hồn và dự báo về số phận nhân vật. Nhân vật của ơng ln có sự đồng nhất giữa chân dung và phẩm chất bên trong con người.
Cách gọi tên nhân vật của ông cũng rất lạ lùng, trong truyện của nhà văn tồn tại hàng loạt kiểu nhân vật không tên, không tuổi, không nguồn cội. Tác giả làm Ộgiấy khai sinhỢ cho họ bằng nhiều hình thức: gắn với nghề nghiệp, địa vị, chức tước: ông giám đốc, võ sư, ông sử, bà viện phó, gã chuyên viên, ông viện trưởng, chị nhà văn, ông Việt kiều, chàng thư kắ tồ soạn, ơng tổng biên tập, cô ca sĩ nọ, cô diễn viên, anh bạn hoạ sĩ, một người bạn cùng khóa, ơng giáo sư, ngài luật sư, gã bn đất, cơ phóng viênẦ Ơng đã dựng chân dung con người bằng kĩ xảo làm mờ, làm nhoè, tẩy trắng tắnh cách. Tức là nhân vật được tái hiện khá giản đơn, mang tắnh chất phiếm chỉ rất rõ. Bên cạnh số ắt người được nhận mặt đặt tên vẫn hiện hữu một số lượng lớn nhân vật chức năng, được nhà văn đưa vào như những thanh cơng cụ, có
tác dụng trợ giúp đắc lực nhằm hiển thị tắnh đa diện của vấn đề như nhân vật đám đông, nhân vật phân thân. Họ hiện lên như một khối hỗn tạp, xen lẫn thực ảo bị xoá nhoè lai lịch. Họ xuất hiện đột ngột, không xuất xứ, hệt như bị vơ tình ném ra giữa cuộc đời, trở thành những thân phận vơ danh trong vịng quay bất tận của cuộc sống. Nhưng lạ cái là, cho dù khơng có tên cụ thể thậm chắ là chung chung, thì người đọc vẫn hình dung ra được những nhân vật đó một cách rõ ràng từ diện mạo đến tắnh cách. Nhân vật đôi lúc chỉ được xác định bằng hành động, dáng dấp, thói quen, dung mạo: thằng Rú, thằng Phập, thằng Bạo, Cá Sấu 1, Cá Sấu 2, SanẦ ỘChào San. Không muốn nêu tên thật thì cứ đặt cho anh ta cái tên San chẳng hạnỢ[45,tr.107].
Cách miêu tả ngoại hình trong chân dung văn học của Hồ Anh Thái đôi khi có một cảm giác là nhà văn đang rơi vào chủ nghĩa tự nhiên. Có khi khơng phải chân dung nào Hồ Anh Thái khắc họa cũng đẹp cũng tươi như Đoàn Lê: ỘNhiều người trong ngành điện ảnh kể lai là ngày ấy cô Lê trắng bóc, thanh mảnh, bạn bè gọi là cơ Kiều của khóaẦỢ[46,tr.36]. Thực chất mục đắch của nhà văn không phải đem cái xấu xắ của con người ra mà cười cợt họ. Việc phóng đại, vật hố ngoại hình nhân vật trong trường hợp này là cách riêng để bộc lộ chủ đắch của tác giả. ỘCó ơng đồng nghiệp hơi mồm, cái này là bệnh, không phải là vơ ý khi đói bụng. Hình như ơng hở một cái gì đó ở chỗ thực quản, như kiểu hở van tim. No bụng rồi mồm vẫn hôi. Đã thế lại không biết ý, gặp các nhà ngoại giao khác cứ tiến sát mặt người ta mà nói. Mình là đồng nghiệp, mình nói gần nói xa ơng cũng chẳng chịu hiểu. Một ông nhà thơ cũng vậy, bệnh của ông, ngồi cách ông cái mặt bàn rộng một mét rưỡi vẫn phải chịu mùi hơiẦỢ[45,120]. Hay khi nói về chồng của Dư Thị Hồn ơng miêu tả chi tiết: ỘAnh giáo Trọng dạy văn học Việt Nam trong trường người Hoa. Ba mươi tuổi, cao 1,70m nặng có 34 kg, đúng chuẩn một người mẫu chân dài. Đen đủi gầy đét thiếu ăn. Anh đang thời kỳ bị ho lao. Nhưng
anh giảng Truyện Kiều thì hút hồn. Mắt anh sáng quắc, tay anh vung lên hạ xuống, khi hùng biện lúc xót xaỢ[46,tr.102]. Hoặc nói về Nguyễn Thị Ngọc Tú ỘBây giờ nhà văn đã ngoài bảy mươi, sức khỏe giảm sút nhiều so với tuổi. Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn cùng tuổi thì vẫn đều đặn sáng đi bơi chiều đánh tennis, vui vẻ trẻ trung như một bà Phó Đoan.Ợ[46,tr.112]
Hồ Anh Thái đã sử dụng triệt để từ cách gọi tên nhân vật, cách miêu tả ngoại hình để tạo nên nhiều bức chân dung đa màu sắc.