8. Cấu trúc của luận văn
2.3. Đặc điểm về góc độ lựa chọn đối tượng
2.3.1. Tiếp cận từ góc độ người trong cuộc
Thế giới nhân vật trong tác phẩm của nhà văn đều là những chân dung hết sức sống động, chân thực với tất cả những biểu hiện đa dạng, phức tạp và tự nhiên nhất trong cuộc đời. Đối tượng chủ yếu của thể này là các nhà văn, nhà thơ. Để dựng chân dung của họ, Hồ Anh Thái đều tiếp cận từ góc độ của người trong cuộc, trong giới. Là cái nhìn của ơng về những người bạn trong giới văn nghệ sĩ của mình, ở cự li gần trong mối quan hệ thân mật, kắnh trọng, nể phục nhau. Ngoài việc đọc thật nhiều, thật kĩ các sáng tác và theo dõi rất sát sao từng bước tiến trong sự nghiệp của các văn nghệ sĩ thì Hồ Anh Thái cịn nắm rất chắc cuộc sống đời thường của họ. Bên cạnh văn chương nghệ thuật, Hồ Anh Thái đặt các văn nghệ sỹ vào đời thường, vào dòng chảy cuồn cuộn của hiện thực, dần dần bóc tách từng lớp vỏ xung quanh các chân dung để thấy được tắnh cách, tình cảm, số phận, cũng như những nỗi niềm sâu kắn của họ. Để cho các chân dung gần gũi, Hồ Anh Thái lựa chọn miêu tả các chân dung từ góc độ đời thường. Đây chắnh là điều cơ bản, cốt lõi làm nên tắnh chân thực, sức hấp dẫn cho các chân dung văn học.
Ở góc độ đời thường ta không còn thấy ánh hào quang rực rỡ của những người nổi tiếng mà họ trở thành những con người bình thường. Một Ma Văn Kháng giữa đời thực vẫn phải bon chen lo toan, vật lộn với cơm áo
gạo tiền, một ông giáo dạy học cũng tham gia thu thuế, đi tiểu phỉ, gặp đủ mọi gian truân trong cuộc sống. Rời miền núi sau hai mươi năm công tác, về lại thủ đô quê hương: ỘMãi đến năm 1976, vợ chồng con cái mới bồng bế nhau về lại quê hương. Nhà cửa chật hẹp, mấy năm trời cả gia đình phải trải chăn chiếu ngủ nhờ trong phòng làm việc... Nhiều lần tôi đến chơi, thấy anh chị kẽo kẹt đòn gánh vào xin nước trong làng Ngọc KhánhỢ [46,tr.14]. Rồi ỘNhững năm về lại thủ đô gian truân là bắt đầu thời kỳ bút lực dồi dào nhấtẦ Ma Văn Kháng hầu như có thể ngồi ghi chép, phác thảo, viết ở những nơi tưởng như không thể viết nổiỢ[46,tr.14]. Tơ Hồi, một ơng cụ đã ngoài tám mươi vẫn cịn rất sung sức, có trắ nhớ minh mẫn hiếm có và mát tắnh bởi chưa bao giờ nóng nẩy, phẫn nộ hay cãi cọ với ai. Ca sỹ Lê Dung không lấp lánh ánh hào quang sân khấu mà có cả một Lê Dung ngồi đời Ộnói nhiều hơn hátỢ, thậm chắ cịn bị cho rằng Ộnói hơi bị nhiều, giãi bày hơi bị nhiềuỢ. Giải bày một cách chân thành đến vụng về, thậm chắ thật thà dốc tuột mọi tâm sự của người đàn dạo gót một mình đến hết đời. ỘLê Dung đi diễn ở Sài Gòn ra, gọi: Đến ăn na dai. Thế là tụ tậpỢ[46,tr.150]. Ngoài đời Lê Dung luôn lạc quan, vào bệnh viện mà vẫn thoăn thoắt đi lại, cười nói khơi hài, thế nên mới có cái biệt danh Ộnghệ sỹ nhăn răngỢ ỘVốn là người lạc quan, thế mà khi ngã bệnh, phải vào điều trị ở khoa tim mạch bệnh viện Bạch Mai, chị bảo trong tứ đại khổ của kiếp người, bệnh tật là cái khổ nhất. Ốm đau là lúc bi quan nhất. Xám màu thế nhưng lại vui ngayẦỢ[46,tr.150]. Lúc thường Lê Dung vốn được xem là người khôn ngoan, sắc sảo nhưng lúc va phải tình u thì mọi khơn ngoan tan biến hết!
Dư Thị Hoàn thắch chuyển động không chịu ngồi yên một chỗ. Là người Hoa thuần chủng nhưng lại kết hôn cùng anh giáo Trọng Ộđen đủi gầy đét thiếu ănỢ [46,tr.102] chỉ vì thầy giảng Kiều Ộhút hồnỢ. Hai người làm thành một đôi mà bạn bè cứ Ộtấm tắcỢ trêu Ộnhư chúa hài đồng và quỷ sa
tăngỢ. Dư Thị Hồn làm nhiều nghề, cơng nhân lọc dầu nhà máy cá hộp, thợ tiện nhà máy đóng tàu, bn hàng ở chợ Sắt, bn hoa quả, thuốc tây, quần áo... Lam lũ, quần quật mà vẫn thiếu đói. Một tay chị Ộni hai con và một anh chồng tắnh nghệỢ. Rồi có lúc khơng chịu đựng nổi đã Ộuất ức điên đột ngột, phải đại náo thiên cungỢ. Phải công nhận nhà văn miêu tả cảnh này khá kĩ và thú vị, cứ như đang xem phim chưởng Hồng Kông vậy: ỘChị nhảy xắch lô đến trụ sở Hội văn nghệ. Y như rằng. Mấy anh em trong cơ quan đang nhậu nhẹt, lạc rang mực khô bia rượu đầy bàn chứ khách khứa nào đâu? Chị lao vào giữa mâm rượu. Đám đàn ơng bỏ chạy hết. Ơng Trọng chạy vào nhà một ông bạn trong khu tập thể cơ quan, vái bạn cho chỗ nấp: Mày cứu tao, mày cứu tao. Đấy là lúc chị đại náo thiên cung. Tướng hầu lanh tanh lách tách, chị nhảy thách lên vớ cái gì đập cái ấy. Mâm bát, bàn ghế, lọ hoa, khung ảnh... suýt nữa đạp nát cả chiếc dương cầm để trong góc nhàỢ [46,tr.104]. Những câu văn ngắn gọn, dồn dập, liên tiếp miêu tả những hành động mạnh mẽ, dứt khoát, điên cuồng của một người đàn bà nổi loạn. Đến mức phải đi điều trị tâm thần, bệnh tật cùng quẫn, nhà cửa tan hoang. Bước vào thời đổi mới, chị được vực dậy, lao vào làm ăn kinh tế và làm thơ. Lại một tay gây dựng cơ đồ, rất thành công nhưng cũng luôn biết thế nào là đủ để dừng lại. Nghệ sĩ hài Chắ Trung hào nhoáng trên sân khấu cũng không thấy nữa mà chỉ thấy một anh chàng đi bán vé, lên xe đi dọc phố phường đọc quảng cáo, bám trụ lại được với nghề diễn...
Khi khảo sát cuốn Tự kể của tác giả, chúng tôi thấy rằng, tác giả đã
dùng ngôi ỘTôiỢ để kể lại chuyện. ỘTôi nhiều lần định ghi lại những chuyện nho nhỏ thời bé, chuyện trong nhà, chuyện ngoài đường phố, ở trường học. Định nhiều lần nhưng chưa viết. Cho đến một ngày khi đã xa nhà xa nước, lại cũng đã xa cả những chuyện đã qua về khoảng cách thời gian, lại cũng đã đến lúc ở vào tuổi ngũ thập không ngại mang tiếng sớm là già nữa, bỗng nhiên
thấy có cảm hứng ghi lại. Giờ thì tơi quyết định tự kể. Tôi kể chuyện tôi.Ợ[45,tr.5] Tự kể tái hiện quãng đời từ lúc niên thiếu cho đến khi trưởng thành của nhà văn. ỘTôi mới năm tuổi rưỡi, đang ngồi trong nhà thì nghe tiếng xoèn xoẹt máy bay ngang qua trên đầuỢ[45,tr.7]; hoặc ỘCâu chuyện này trong nhà tôi bây giờ đã thành một chuyện đùaỢ[45,tr.17]Ầ Kỷ niệm những lần cùng gia đình đi sơ tán xuống Phủ Dày - Nam Định, ước mơ trở thành họa sĩ, những năm tháng say mê học đànẦ tất cả đều được Hồ Anh Thái kể bằng một giọng văn dắ dỏm và hài hước. Khác hẳn với văn phong sâu lắng, giàu triết lý, pha chút giễu nhại mà người đọc vẫn quen thuộc lâu nay. hồi ức chân thật về thời chiến và thời bao cấp qua đôi mắt, trái tim nhà văn, tái hiện cả một đời người, cả một thời. Những mẩu ngăn ngắn, những câu chuyện kể rù rì, thủng thẳng, ghép lại như bức tranh liên hoàn, hay như cuốn phim thời sự hấp dẫn về thời chiến tranh, thời bao cấp nghèo khổ mà không thấy khổ. Tưởng là chỉ kể thế thôi, nhưng hiện lên cả một thời, cả một đời người, và bao nhiêu chuyện khác nữa đằng sau con chữ. Một cuốn sách mang những kỷ niệm của một người thành kỷ niệm chung của nhiều người. Như vậy, Tự kể là tác giả đã tiếp cận từ góc độ người trong cuộc, kể lại những chuyện đã qua.
Đến Họ trở thành nhân vật của tôi, khi dựng chân dung Tơ Hồi, Chắ
TrungẦ. Hồ Anh Thái bắt đầu từ sự thân thiết trong đời thường tới sự ngưỡng mộ một phong cách làm việc nghệ sĩ để tạo nên một chân dung trọn vẹn. Tiếp cận từ góc độ người trong giới, Hồ Anh Thái trân trọng cung cách làm việc hăng say, hết mình của Tơ Hồi, lại càng ngưỡng mộ Chắ Trung, Đồn LêẦ khơng nề hà vất vả gian khó. Cuộc đời lẻ bóng một mình dạo gót của Lê DungẦ nếu chỉ có sự q trọng khơng thơi thì khó mà Hồ Anh Thái đã cảm nhận được nhiều điều ở những nhà văn nghệ sĩ đó đến vậy. Ơng cịn phải đặt mình vào là người trong cuộc, từ sự thân thiết, lại cùng giới nghệ sĩ, ơng mới có thể có những nhận xét chuẩn chỉ đến như vậy.
Hồ Anh Thái trân trọng sự say mê sáng tác, bản lĩnh nghề nghiệp Ộhãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh hoạỢ. Nhà văn còn đi sâu vào cuộc sống tình cảm, tắnh cách, số phận của nhân vật đặc biệt: Lê Dung, Ý NhiẦ Hồ Anh Thái thực sự nhìn bằng con mắt của người liên quan, gắn bó mật thiết đến cuộc đời thi sĩ thơ Ý Nhi trên nhiều góc độ, phương diện. Thấu hiểu con người đời thường cùng với những bi kịch riêng, thấu cảm thơ văn của người nghệ, ông đã dựng chân dung Ý Nhi trọn vẹn, sống động. Từ đó, nhà văn bộc lộ sự cảm thông chân thành với Ý Nhi, cũng là một cách cảm.
Lang thang trong chữ tuy không trực tiếp xưng tôi trong những mẩu
chuyện tác giả tái hiện lại. Song ta vẫn thấy bóng dáng tác giả xuất hiện đằng sau những câu nói, hình ảnh mà tác giả dựng chân dung.
Việc tiếp cận từ góc độ người trong cuộc đã tạo ra sự đồng cảm lớn giữa độc giả và các nhà văn được dựng chân dung cũng như giữa độc giả với người viết chân dung. Tiếp cận ở cự li gần như thế người đọc mới cảm thấy sự gần gũi, đồng điệu giữa Hồ Anh Thái với những người bạn văn của ông. Là những con người tài năng, được nhiều người biết đến, được dư luận quan tâm, nhưng qua ngòi bút của Hồ Anh Thái, họ hiện lên rất đời thường, sinh động, gần gũi.