CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
2.1.2 Chính sách ưu tiên phát triển công nghệ xanh, công nghệ thân
thân thiện với môi trường trong các văn bản thuộc lĩnh vực KH&CN
Luật Chuyển giao công nghệ 2006, đã đƣa ra nội dung về các công
nghệ thân thiện với môi trƣờng. Khoản 7, điều 9 đã nêu các công nghệ sạch,
công nghệ thân thiện môi trường là những công nghệ đƣợc khuyến khích chuyển giao.
Luật Công nghệ cao 2008, Định nghĩa về Công nghệ cao có ghi: công
nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại; tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường. Trong luật Công nghệ cao còn nêu rõ, muốn trở thành doanh nghiệp
công nghệ cao cũng cần phải đáp ứng điều kiện: Áp dụng các biện pháp thân
thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng trong sản xuất và quản lý chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam; trường hợp chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam thì áp dụng tiêu chuẩn của tổ chức quốc tế chuyên ngành.
Quyết định số 418/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ngày 11/4/2012 về việc phê duyệt Chiến lƣợc phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011-2020, trong Điểm C, Khoản 3, Mục III về các công nghệ ƣu tiên có
nêu “Phát triển công nghệ xử lý nước thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại, khí thải với tính năng, giá thành phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Ứng dụng công nghệ sản xuất sạch, công nghệ thân thiện với môi trường trong sản xuất, kinh doanh nhằm giảm thiểu phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính. Phát triển công nghệ tái chế chất thải.” Đồng thời trong việc nghiên cứu ứng dụng các công nghệ về năng lƣợng thì công nghệ xanh cũng đƣợc ƣu
tiên phát triển gồm “Nghiên cứu ứng dụng các dạng năng lượng mới, năng
lượng tái tạo như: Năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng sóng biển, sinh khối, địa nhiệt và nhiên liệu sinh học.”
Nhƣ vậy, các công nghệ thân thiện với môi trƣờng đã đƣợc nêu ra trong Luật, Quyết định trong lĩnh vực KH&CN. Trong Quyết định số 1393/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ngày 25 tháng 9 năm 2012, có 03 Bộ đƣợc giao thực hiện chiến lƣợc trên gồm Bộ Kế hoạch - Đầu tƣ; ộ Tài chính; Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, các bộ ngành khách phối hợp thực hiện. Tuy nhiên trong chiến lƣợc tăng trƣởng xanh đặt ra câu hỏi làm sao để có nền kinh tế xanh, tăng trƣởng xanh, phát triển xanh...? Phần nhiều chính là vai trò quan trọng của công nghệ. Nền khoa học và công nghệ tiên tiến, khả năng ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ để phát triển nền công nghệ sạch, công nghệ xanh chính là một trong những chìa khóa quan trọng để thực hiện một nền kinh tế xanh. Nhƣ vậy, trong xu thế tăng trƣởng xanh thì vai trò của các nhà nghiên cứu khoa học, của cơ quan chủ quản là Bộ KH&CN rất quan trọng. Định hƣớng tƣ tƣởng, tuyên truyền cổ động, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, chuẩn bị các tiềm lực về tài chính, cơ chế chính sách... còn cần có sự đi tiên phong của các nhà khoa học, các kỹ sƣ công nghệ đầu ngành. Việc hệ thống hóa các văn bản liên quan trên, tác giả muốn có một cái nhìn bao quát nhất về các cơ chế chính sách cho sự định hƣớng và phát triển. Theo thống kê của tác giả, hiện nay trong Bộ KH&CN có Viện Năng lƣợng nguyên tử đã thành lập các nhóm nghiên cứu, các đề tài liên quan đến công nghệ xanh, công nghệ thân thiện với môi trƣờng. Viện Chiến lƣợc và Chính sách KH&CN cũng đã thành lập những
nhóm nghiên cứu về chiến lƣợc phát triển tăng trƣởng xanh, công nghệ xanh. Trong năm 2014, Viện đã tổ chức nhiều Hội thảo về chiến lƣợc phát triển công nghệ xanh, cũng nhƣ đổi mới công nghệ cho nền kinh tế xanh... Tuy nhiên, với những hệ thống chính sách nói trên, cũng nhƣ các ví dụ mà tác giả đƣa ra, có lẽ cần đẩy mạnh hơn nữa vai trò của các nhà khoa học, những ngƣời đi tiên phong cho một nền công nghệ bền vững.
2.1.3 Văn bản về các chính sách tài chính, thuế liên quan đến công nghệ xanh, công nghệ thân thiện với môi trường
Quyết định số 4227/QĐ- VHTTDL về việc Phê duyệt Chiến lƣợc phát triển khoa học và công nghệ ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch giai đoạn 2013-2020, tầm nhìn 2030 của ộ Văn hóa Thể thao và du lịch tại Điểm b, mục 3.3 về định hƣớng nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa
học và công nghệ ngành Thể thao và Du lịch nêu “Nghiên cứu ứng dụng
công nghệ “xanh” trong phát triển sản phẩm, xây dựng, vận hành các công trình dịch vụ và hoạt động bảo vệ môi trường du lịch”.
Đối với các chính sách tài trợ từ ngân sách nhà nƣớc (NSNN) cho công nghệ xanh đƣợc thực hiện thông qua hạng mục thu chi ngân sách hàng năm và chi đầu tƣ xây dựng khoa học cơ bản dành cho khoa học công nghệ và môi trƣờng. Các chính sách ƣu đãi về tín dụng, thuế cho việc phát triển công nghệ xanh còn đƣợc thể chế hóa trong các Nghị định, Quyết định nhƣ:
Về chính sách thuế: Hiện nay ở Việt Nam, việc ƣu đãi cho công nghệ xanh chƣa đƣợc cụ thể hóa bằng Luật nhƣng đã có những điều khoản quy định chính sách ƣu đãi thuế đối với các doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tƣ thuộc lĩnh vực ƣu đãi thuế Thu nhập doanh nghiệp. Ví dụ: Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tƣ công nghệ xanh thực hiện tại các địa bàn ƣu đãi thuế kèm theo Nghị định 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 hoặc doanh nghiệp thành lập mới thuộc lĩnh vực công nghệ cao theo quy định của pháp luật. Với các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ thì các doanh nghiệp này đƣợc ƣu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp: đƣợc
hƣởng thuế suất 10% trong 15 năm, miễn thuế tối đa trong 4 năm và giảm thuế tối đa trong 9 năm tiếp theo. Còn với các nhà máy, các cơ sở sản xuất đang hoạt động nếu muốn đầu tƣ để đổi mới công nghệ hoặc một số trang thiết bị trong sản xuất nhằm mục đích hạn chế mức tối đa ô nhiễm môi trƣờng, thì tùy loại, tùy quy mô sẽ đƣợc áp dụng những chính sách ƣu đãi và hỗ trợ khác nhau.
Nghị định 87/2010/NĐ-CP quy định ƣu đãi thuế với các dự án đầu tƣ vào lĩnh vực công nghệ thân thiện với môi trƣờng. Nghị định trên quy định miễn thuế trong thời gian 5 năm kể từ ngày bắt đầu sản xuất đối với: Nguyên liệu, vật tƣ, linh kiện trong nƣớc chƣa sản xuất đƣợc nhập khẩu của các dự án đầu tƣ vào lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tƣ sử dụng công nghệ mới, công nghệ sạch...
Theo Luật bảo vệ môi trƣờng, nghị định số 04/NĐ-CP quy định các ƣu đãi về đất đai, miễn giảm thuế... đối với hoạt động bảo vệ môi trƣờng và các ƣu đãi khác về hoạt động và sản phẩm từ hoạt động bảo vệ môi trƣờng. Trên thực tế còn nhiều các văn bản quy phạm khác có liên quan đến việc đầu tƣ, phát triển, ƣu tiên và ứng dụng công nghệ xanh, sạch, thân thiện với môi trƣờng. Quan việc thống kê trên chúng ta phần nào thấy đƣợc các chính sách ƣu tiên của nhà nƣớc trong việc phát triển các lĩnh vực công nghệ môi trƣờng nói trên. Đặc biệt là trong khoảng thời gian 5 năm trở lại đây. Tuy nhiên, các chính sách cụ thể cho việc phát triển các công nghệ thân thiện môi trƣờng nói chung và công nghệ xanh nói riêng hiện chƣa cụ thể và đi vào thực tế. Chiến lƣợc phát triển quốc gia, Chiến lƣợc phát triển KH&CN... hầu hết mới chỉ dùng lại ở việc nêu ra và hƣớng tới sự phát triển. Các chính sách về tài chính đi kèm chƣa thực sự hấp dẫn. Với các Nghị định và Quyết định về tài chính, ƣu đãi về việc giảm thuế, ƣu đãi về sử dụng đất, thuế thu nhập doanh nghiệp, vay vốn lãi xuất thấp... tuy nhiên, việc chƣa thực sự hấp dẫn trong các chính sách tài chính chính là ở phƣơng thức thực hiện để đƣợc hƣởng các mức ƣu đãi đó. Ví dụ: Trong một Hội thảo về Công nghệ xanh tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2011, các câu hỏi đƣợc đặt ra với
đại diện Bộ Tài chính là lý do việc tiếp nhận các nguồn vốn một cách khó khăn khi ứng dụng công nghệ xanh, theo ông Nguyễn Văn Phụng, phó Vụ trƣởng Vụ chính sách Thuế, Bộ Tài chính “Khi phát minh ra công nghệ thì đòi hỏi ngƣời phát minh cần biết cách đăng ký quyền sở hữu trí tuệ và phải có chứng minh đó là “công nghệ xanh” thì lúc đó mới đƣợc hỗ trợ về mặt thuế và tài chính. Để có chứng nhận xanh thì doanh nghiệp phải làm hồ sơ trình lên Bộ KH&CN để xét duyệt; trong hồ sơ cần chứng minh đƣợc công nghệ đó do chính doanh nghiệp mình phát minh ra, thân thiện với môi trƣờng...”. Tuy nhiên có thể thấy đây là yêu cầu khó, vì các tiêu chuẩn, quy chuẩn để đánh giá công nghệ thể đƣa vào mục là công nghệ xanh hiện còn gặp nhiều khó khăn. Đó chính là thực trạng về các chính sách tài chính cho ứng dụng công nghệ xanh ở nƣớc ta hiện nay đƣợc bàn ở phần tiếp theo.
Tóm lại, việc hệ thống các văn bản liên quan đến ứng dụng phát triển công nghệ xanh, giúp luận văn có cái nhìn bao quát nhất về các cơ chế, chính sách hiện tại của Chính phủ, các Bộ ngành và đặc biệt của Bộ KH&CN trong xu thế phát triển trên. Tuy đã có sự quan tâm của Nhà nƣớc, nhƣng phát triển công nghệ xanh là nền công nghiệp bền vững, cần sự hội tụ của nhiều yếu tố. Trong đó vai trò tiên phong của Bộ KH&CN là rất quan trọng.
2.2 Các chính sách tài chính, các chính sách ƣu tiên cho việc ứng dụng công nghệ xanh ở nƣớc ta hiện nay dụng công nghệ xanh ở nƣớc ta hiện nay
2.2.1 Các chính sách đầu tư
Theo thống kê từ Bộ Tài chính, chính sách tài trợ từ ngân sách nhà nƣớc dành cho công nghệ xanh tăng lên hàng năm. Cụ thể, năm 2008 tăng so với năm 2007 là 11%, năm 2009 tăng so với năm 2008 là 32,6%; năm 2010 tăng 21% so với năm 2009 và năm 2011 tăng so với năm 2010 là 22%. Các dự án đầu tƣ xây dựng chỉ sử dụng nguồn năng lƣợng gió, mặt trời, điện nhiệt, sinh học và các năng lƣợng khác có khả năng tái tạo sẽ đƣợc vay vốn ƣu đãi từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Hàng năm, Chính phủ đã sử dụng các nguồn vốn ngân sách trung ƣơng, địa phƣơng và nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đầu tƣ cho các chƣơng trình, dự án liên quan đến lĩnh vực tăng trƣởng “xanh”. Chƣơng trình Mục tiêu Quốc gia về sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2012-2015, theo quyết định số 1427/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ngày 02/10/2012 (tổng số vốn đầu tƣ là 930 tỉ đồng); Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trƣờng giai đoạn 2011- 2015, Quyết định số 1205/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ngày 02/9/2012 là 5.863 tỉ đồng; Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về biến đổi khí hậu, Quyết định số 1183/QĐ-TTg ngày 30/8/2012 là 1.771 tỉ đồng… (theo Tiến sĩ Phạm Hoàng Mai, Vụ trƣởng Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trƣờng, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ).
2.2.2 Các chính sách ưu đãi về thuế
Hiện nay ở Việt Nam, việc ƣu đãi cho công nghệ xanh chƣa đƣợc cụ thể hóa bằng Luật nhƣng đã có những điều khoản quy định chính sách ƣu đãi thuế đối với các doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tƣ thuộc lĩnh vực ƣu đãi thuế Thu nhập doanh nghiệp. Ví dụ: Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tƣ công nghệ xanh thực hiện tại các địa bàn ƣu đãi thuế kèm theo Nghị định 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 hoặc doanh nghiệp thành lập mới thuộc lĩnh vực công nghệ cao theo quy định của pháp luật. Với các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ thì các doanh nghiệp này đƣợc ƣu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp: đƣợc hƣởng thuế suất 10% trong 15 năm, miễn thuế tối đa trong 4 năm và giảm thuế tối đa trong 9 năm tiếp theo. Còn với các nhà máy, các cơ sở sản xuất đang hoạt động nếu muốn đầu tƣ để đổi mới công nghệ hoặc một số trang thiết bị trong sản xuất nhằm mục đích hạn chế mức tối đa ô nhiễm môi trƣờng, thì tùy loại, tùy quy mô sẽ đƣợc áp dụng những chính sách ƣu đãi và hỗ trợ khác nhau.
Nghị định 87/2010/NĐ-CP quy định ƣu đãi thuế với các dự án đầu tƣ vào lĩnh vực công nghệ thân thiện với môi trƣờng. Nghị định trên quy định
miễn thuế trong thời gian 5 năm kể từ ngày bắt đầu sản xuất đối với: Nguyên liệu, vật tƣ, linh kiện trong nƣớc chƣa sản xuất đƣợc nhập khẩu của các dự án đầu tƣ vào lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tƣ sử dụng công nghệ mới, công nghệ sạch...
Nghị định số 04/2009/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2009 về ƣu đãi, hỗ trợ bảo vệ môi trƣờng đã nêu rõ các mức ƣu đãi về thuế, phí, vốn đầu tƣ, đất.
Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến bảo vệ môi trƣờng, tính cả các công ty tƣ nhân hoạt động nhỏ lẻ trong lĩnh vực trên, hiện đều đƣợc miễn các loại thuế thu nhập doanh nghiệp, hoặc có đóng góp chỉ là một phần nhỏ.
2.2.3 Chính sách ưu đãi về tín dụng
Với các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động Đổi mới công nghệ, Ứng dụng các công nghệ thân thiện với môi trƣờng hay thực hiện các dự án đầu tƣ, phát triển Công nghệ xanh… thì việc sử dụng nguồn vốn vay tín dụng ngân hàng là rất quan trọng. Tuy nhiên, nguồn vốn vay tín dụng ở nƣớc ta hiện nay theo phản ánh của các doanh nghiệp thì thời hạn vay là khá ngắn gây khó khăn cho các doanh nghiệp đầu tƣ các công nghệ hiện đại trong quá trình quay vòng vốn.
Hơn nữa, tín dụng cho vay để đổi mới hoặc chuyển giao các công nghệ thân thiện với môi trƣờng hiện còn nhiều hạn chế. Hạn chế thể hiện ở lƣợng vốn cho vay khá thấp, các vấn đề về thủ tục hành chính liên quan phức tạp gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Ở các địa phƣơng, tiếp cận nguồn vốn vay cho các hoạt động đổi mới công nghệ lãi suất chƣa thực sự hấp dẫn. Nguồn vốn vay tín dụng rất quan trọng và nhiều tổ chức, doanh nghiệp quan tâm. Chính vì vậy, tín dụng cho vay ƣu đãi với các chính sách ƣu tiên, phát triển sẽ thúc đẩy quá trình đổi mới và ứng dụng các công nghệ thân thiện với môi trƣờng.
2.2.4 Ưu đãi từ các nguồn đầu tư nước ngoài và từ các Quỹ trong nước nước
Việt Nam là một trong số những nƣớc đang phát triển, và là những nƣớc đang đứng trƣớc nguy cơ lớn về ô nhiễm môi trƣờng. Bên cạnh các Quỹ về môi trƣờng, các Quỹ KH&CN hiện nay nhƣ quỹ phát triển KH&CN Quốc gia Nafoted, Quỹ đổi mới công nghệ... cũng có ƣu tiên cho các công nghệ thân thiện với môi trƣờng.
Tóm lại, trên đây là những chính sách ƣu tiên về tài chính, những chính sách ƣu đãi cụ thể cho việc phát triển các công nghệ thân thiện với môi trƣờng, công nghệ xanh ở nƣớc ta. Tuy nhiên, các chính sách ƣu đãi trên chƣa thực sự mạnh mẽ, chƣa tạo ra sự khác biệt rõ rệt giữa việc một trên áp dụng các công nghệ xanh, công nghệ thân thiện với môi trƣờng và một bên vẫn sử dụng các công nghệ cũ, lạc hậu. Việc thƣơng mại hóa sản phẩm đƣợc