Phát triển công nghệ xanh trong tương quan của giới truyền thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tài chính thúc đẩy ứng dụng công nghệ xanh trong xử lý nước thải gây ô nhiễm môi trường ( nghiên cứu trường hợp khu du lịch nước khoáng nóng thanh thủy phú thọ) (Trang 45 - 50)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

2.3.3 Phát triển công nghệ xanh trong tương quan của giới truyền thông

thông và các nhà khoa học

Trong khoảng thời gian gần đây, có rất nhiều bài báo, các tài liệu của giới truyền thông viết về công nghệ xanh, từ báo viết đến báo hình. Đặc biệt sau Hội nghị thƣợng đỉnh Liên hợp quốc về phát triển bền vững (Rio+20) đã kết thúc thành công tại thành phố Rio de Janeiro của Brazil, với các tuyên bố về triết lý “phát triển phải đi đôi với bảo vệ”. Hội nghị đã thu hút sự tham dự của hơn 90 nguyên thủ và đại diện 191 trong tổng số 193 thành viên Liên hợp quốc với trọng tâm chính là thảo luận các biện pháp thúc đẩy cơng cuộc xóa đói, giảm nghèo, bảo vệ môi trƣờng và phát triển bền vững. Giới truyền thông trong nƣớc đã quan tâm nhiều hơn đến vấn đề phát triển bền vững cũng nhƣ việc ứng dụng công nghệ xanh trong các lĩnh vực của đời sống. Truyền thơng chính là một kênh quan trọng trong việc tun truyền và góp phần thay đổi suy nghĩ của xã hội trong việc bảo vệ môi trƣờng, bảo vệ nguồn nƣớc.

Trong mục Phản biện trên báo Khoa học và Đời sống số 129 (2014), tác giả Hƣơng Nguyên đã dẫn ý kiến của GS.TSKH Lê Huy Bá, nguyên Viện trƣởng Viện Tài nguyên Môi trƣờng, Trƣờng Đại học Công nghiệp TP. HCM “ Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất nƣớc ta đang đi theo con đƣờng “ô nhiễm trƣớc, xử lý sau”, là trạng thái của nền kinh tế “nâu”. Các ngành kinh tế “nâu” chiếm tỷ trọng lớn trong ngành kinh tế của chúng ta…”. Cũng theo GS.TSKH Lê Huy á thì “ý thức xanh” trong cộng đồng là điều nên thực hiện đầu tiên cho quá trình phát triển kinh tế xanh của đất nƣớc.

Theo tác giả Kim Ngân, trong bài viết Công nghệ xanh cho ngành xi măng Việt Nam đăng trên báo Tự động hóa ngày nay vào tháng 7/2011 thì việc ứng dụng cơng nghệ xanh trong ngành sản xuất xi măng đƣợc tác giả ví nhƣ một mũi tên trúng hai đích. Cơng nghệ mới đƣợc tác giả giới thiệu chính là hệ thống thu hồi nhiệt thừa và đốt rác thải, tiết kiệm từ 20 – 25% lƣợng điện tiêu thụ. Nhà máy xi măng Kiên Lƣơng, Nhà máy xi măng Holcim Việt Nam hay Nhà máy xi măng Hịn Chịng… chính là những ví dụ cụ thể mà tác giả đƣa ra trong hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ xanh vào sản xuất.

Trong bài viết “Doanh nghiệp chú trọng hơn vào công nghệ xanh” đăng trên báo Thƣơng mại số 13/2012, tác giả bài báo có viết “Việt nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hƣởng trực tiếp từ biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng. Các doanh nghiệp cũng đã nhận thức đƣợc những tác động đó và đang hƣớng nhiều hơn đến việc sản xuất các sản phẩm công nghệ xanh”. Khi nhắc đến Chiến lƣợc phát triển xanh của Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2050, ơng Phạm Hồng Mai – Vụ trƣởng Vụ Khoa học Giáo dục tài nguyên và môi trƣờng (Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ) có nói “Những doanh nghiệp khơng thân thiện với mơi trƣờng sẽ bị loại bỏ”. Theo ơng Mai thì những quy định của Chính phủ sẽ tạo ra những thách thức, cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nƣớc, nhƣng đồng thời cũng tạo ra những cơ hội để họ áp dụng những công nghệ hiện đại đáp ứng

đƣợc yêu cầu phát triển xanh. Mặt khác, chiến lƣợc phát triển xanh cũng khuyến khích các doanh nghiệp sớm áp dụng cơng nghệ xanh.

Giới truyền thông đã tham gia khá sôi nổi vào vấn đề phát triển và ứng dụng các công nghệ xanh trong thời gian gần đây, với những bài báo vừa mang tính thời sự, vừa mang tính truyền thơng đã có những đóng góp quan trọng và việc thay đổi nhận thức của các doanh nghiệp, các bộ phận xã hội trong việc chung tay hƣớng đến công nghệ thân thiện với môi trƣờng trong tƣơng lai.

Với các nhà nghiên cứu khoa học thì vấn đề về việc phát triển công nghệ xanh lại đƣợc bàn đến trên nhiều phƣơng diện và các góc cạnh khác nhau. Từ việc phân tích, đánh giá, đến việc nhận định và gợi mở vấn đề. Khi nhắc đến vấn đề Phát triển công nghệ xanh trong nƣớc, trên báo Khoa học và Tổ quốc đăng vào tháng 7/2009, tác giả Nguyễn Xuân Chánh có nhắc đến nội dung “đất hiếm và công nghệ xanh”. ài báo đã nêu, theo phóng viên của Asian usiness đƣa tin “ Những cố gắng điên cuồng của Nhật bản nhằm dẫn đầu thế giới về công nghệ xanh đã đẩy Nhật Bản chạy theo con đƣờng xung đột khát vọng với Trung Quốc...”. Theo tác giả thì rất nhiều cơng nghệ cao, đặc biệt là cơng nghệ xanh, muốn phát triển cần phải có đất hiếm. Với nội dung bài báo xoay quanh việc phân tích cơng nghệ xanh là gì? Đất hiếm là gì? Vai trị khơng thế thiếu của đất hiếm với công nghệ xanh, Và những suy nghĩ của các nhà khoa học Việt Nam... là những điều mà tác giả bàn đến trong nội dung bài viết. Trung Quốc và Nhật Bản là hai quốc gia ở Châu Á đã có những tính tốn lớn cho sự đầu tƣ vào tƣơng lai của ngành công nghệ xanh. Nguyên liệu cần thiết cho công nghệ xanh đã đƣợc các nƣớc khai thác có chừng mực và đã có những tính tốn để tích lũy cho tƣơng lai. Vấn đề đặt ra của tác giả bài báo chính là việc định hƣớng của Việt nam trong việc phát triển công nghiệp xanh trong tƣơng lai. Tác giả viết “miền Bắc Việt Nam, nơi tiếp giáp với miền Nam nhiều đất hiếm của Trung Quốc, theo các nhà địa chất cũng là vùng có lƣợng đất hiếm đáng kể...”. Tuy nhiên, với sự khai thác bừa bãi và hầu hết là xuất khẩu quặng thơ hiện nay đã vơ tình làm lẫn

và mất đi một nguồn lớn đất hiếm cũng nhƣ các quặng, khoáng sản quý hiếm phục vụ cho mục đích phát triển Cơng nghệ xanh trong tƣơng lai. Có thể nói, đây là một bài báo có sự đầu tƣ, có nghiên cứu và những phân tích cụ thể. Không dừng lại ở việc cổ động, cổ súy cho một phong trào mà nó đã có phân tích theo chiều sâu và hƣớng nhìn dài hơi hơn cho nền công nghệ xanh ở Việt Nam. Nó đặt ra những câu hỏi cho các nhà khoa học Việt Nam về tƣơng lai của sự phát triển ngành Công nghệ xanh. Theo nhận định của tác giả bài viết, công nghệ xanh là công nghệ của tƣơng lai, công nghệ của sự phát triển tất yếu. Có nhƣ vậy, Nhật Bản và Trung Quốc, hai quốc gia ở khơng xa nƣớc ta lại có những đầu cơ và tính tốn lớn nhƣ vậy. Trong một bản tin của PDAC ngày 12/3/2009 có đoạn nêu “Năm nay, Trung Quốc dự

kiến chỉ cho xuất khẩu 38.000 tấn đất hiếm trên toàn cầu. Đây là con số nhỏ

hơn số lƣợng đất hiếm cần có cho nhu cầu riêng của Nhật Bản… Toyota và các hãng sản xuất ơ tơ lớn khác đang vội vã tìm nguồn cung ứng thay thế tại Việt Nam và Malaysia”.

Nhƣ vậy có thể thấy giới truyền thơng cũng nhƣ một số nhà khoa học đã có những quan tâm đặc biệt cho vấn đề phát triển công nghệ xanh hiện nay. Với một số những ví dụ mang tính nhỏ lẻ và cóp nhặt của mình, tác giả luận văn hƣớng đến sự quan tâm nhiều hơn của các nhà khoa học trong ngành KH&CN, của Chính phủ mà đi đầu là các chính sách đầu tƣ có trọng điểm, có điểm nhấn để thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ xanh ở nƣớc ta.

Kết luận Chƣơng II

Trong chƣơng II, tác giả đã tổng quan đƣợc hệ thống chính sách của Nhà nƣớc về nội dung phát triển và ứng dụng các công nghệ thân thiện với mơi trƣờng nói chung và cơng nghệ xanh nói riêng. Qua hệ thống chính sách trên, tác giả rút qua những thuận lợi cũng nhƣ một số khó khăn, vƣớng mắc trong việc thực hiện các chính sách, đặc biệt là các chính sách về tài chính hỗ trợ cho hoạt động ứng dụng công nghệ xanh hiện nay. Chính sách tài chính ƣu đãi phát triển công nghệ xanh, đổi mới cơng nghệ đã có nhƣng chƣa cao, chƣa thu hút đƣợc việc đổi mới công nghệ, hay ứng dụng công nghệ xanh ở các doanh nghiệp, các tổ chức. Trong chƣơng II, tác giả đƣa ra đƣợc tổng quan về sự quan tâm của giới truyền thông cũng nhƣ một số ý kiến của các nhà khoa học về việc phát triển công nghệ xanh. Công nghệ xanh đƣợc các nhà khoa học đánh giá là công nghệ tiên tiến, công nghệ của tƣơng lai gần. Qua việc phân tích các ví dụ thực tế, cũng nhƣ nhận định của các nhà khoa học, cần có sự quan tâm nhiều hơn của các nhà khoa học đầu ngành, của các Viện nghiên cứu, Trƣờng Đại học cũng nhƣ chiến lƣợc phát triển Công nghệ xanh riêng của Chính phủ, của ngành KH&CN trong thời gian tới. Nhận thức đƣợc vai trị của cơng nghệ xanh, và có những đầu tƣ xứng tầm sẽ tạo đà phát triển mạnh mẽ cho ngành công nghệ trên ở Việt Nam, do vậy các chính sách ƣu đãi về tài chính cho việc ứng dụng phát triển cơng nghệ xanh nói chung và các chính sách tài chính đặc thù cho khu Du lịch suối nƣớc khoáng Thanh Thủy nói riêng là rất quan trọng.

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH THÚC ĐẨY ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ XANH TRONG XỬ LÝ NƢỚC THẢI GÂY Ô NHIỄM, TẠI KHU DU LỊCH NƢỚC KHOÁNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tài chính thúc đẩy ứng dụng công nghệ xanh trong xử lý nước thải gây ô nhiễm môi trường ( nghiên cứu trường hợp khu du lịch nước khoáng nóng thanh thủy phú thọ) (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)