Những khó khăn khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tài chính thúc đẩy ứng dụng công nghệ xanh trong xử lý nước thải gây ô nhiễm môi trường ( nghiên cứu trường hợp khu du lịch nước khoáng nóng thanh thủy phú thọ) (Trang 43 - 45)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

2.3.2 Những khó khăn khác

- Hạn chế về nguồn nhân lực chất lượng cao

Một thực trạng cản trở nhiều việc ứng dụng các công nghệ xanh, sạch và thân thiện với môi trƣờng ở Việt Nam đó chính là hạn chế về nguồn nhân lực KH&CN chất lƣợng cao. Ở đây là nguồn nhân lực có trình độ chun sâu, hoặc là các chuyên gia trong lĩnh vực. Công nghệ xanh, sạch, thân thiện mơi trƣờng có đƣợc giảng dạy trong giáo trình tại một số Trƣờng đại học nhƣ Đại học Bách Khoa Hà Nội, TP Hồ chí minh, Đại học KHTN-Đại học quốc gia Hà nội; Đại học Tài nguyên - Mơi trƣờng... nhƣng chƣa có cơ sở đào tạo chuyên sâu thành một chuyên ngành lĩnh vực công nghệ trên. Với

các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực KH&CN thì đây lại là một lĩnh vực liên ngành, ngồi các Trƣờng đại học thì ở các Viện nghiên cứu ví dụ Viện chiến lƣợc - Chính sách Bộ KH&CN, Bộ Tài nguyên môi trƣờng, Bộ công thƣơng... hầu hết chỉ có một hoặc một nhóm nghiên cứu về vấn đề này nhƣng chƣa thật mạnh.

- Hạn chế về hiểu biết chung và ý thức xã hội

Những hiểu biết về công nghệ xanh ở Việt Nam có lẽ chƣa đƣợc rộng rãi. Nếu lấy một ví dụ cụ thể về sản phẩm ình nƣớc nóng Năng lƣợng mặt trời … thì có lẽ rất nhiều ngƣời biết đến và hiện đang sử dụng. Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trƣờng TP HCM vào năm 2012 thì TPHCM có khoảng hơn 3.400 hộ với sản lƣợng điện tiết kiệm thay thế khoảng 11 triệu kWh/năm. Nhƣ vậy, so với nhu cầu và tiềm năng sử dụng bình nƣớc nóng năng lƣợng mặt trời nêu trên, có khả năng đến 2015 số lƣợng sử dụng có thể tăng đến 15% so với hiện nay. Thành phố đã đƣa ra chỉ tiêu số lƣợng sử dụng bình nƣớc nóng năng lƣợng mặt trời trong hộ gia đình, cơ quan; đơn vị thụ hƣởng ngân sách, nhà hàng, khách sạn, tòa nhà… tăng 3%/năm. Một con số rất đáng mừng, khi việc ứng dụng Công nghệ xanh đã và đang đi vào đời sống và sinh hoạt của các gia đình, các tổ chức ở Việt Nam.

Nhƣng nhắc đến “cơng nghệ xanh” là gì? ứng dụng “cơng nghệ xanh” nhƣ thế nào? thì khơng hẳn ai cũng trả lời đƣợc. Năm 2010, một nhóm sinh viên Trƣờng Đại học Bách Khoa Đà N ng đã ứng dụng thành công việc xử lý ô nhiễm nƣớc thải ở hồ công viên 29/3 bằng phƣơng pháp đất ƣớt, xử lý nƣớc ô nhiễm và lọc nƣớc qua hệ thống bể lọc trồng cây chuối hoa. Nhóm sinh viên trên có mong muốn nhân rộng mơ hình xử lý nƣớc thải trên trong các ao, hồ… bị ô nhiễm, tuy nhiên hiện cịn nhiều khó khăn trong nguồn kinh phí. Hay hiện nay các gia đình vẫn sử dụng các loại đèn tiết kiệm điện nhƣ đèn Compact (loại đèn sáng nhờ huỳnh quan phốt pho trộn đất hiếm…), hay hệ thống đèn LED. Ở một số nƣớc phát triển nhƣ Đan Mạch, Thụy Điển… đã có những đại lộ đƣợc thắp sáng theo Cơng nghệ xanh, đó là việc

sử dụng hệ thống đèn LED cấp điện bằng pin mặt trời… Tuy nhiên ở Việt Nam hệ thống chiếu sáng trên mới áp dụng ở những quy mô nhỏ, phổ biến là trong các hộ gia đình.

Nhƣ vậy Công nghệ xanh đã đƣợc áp dụng và đi vào đời sống ở quanh ta. Đó là những cơng nghệ đƣợc nghiên cứu và đƣa vào ứng dụng tại Việt Nam, hoặc các công nghệ nhập khẩu từ nƣớc ngoài. Tuy nhiên, những hiểu biết của đại đa số ngƣời dân Việt Nam là chƣa nhiều về công nghệ xanh. Đơi khi đó cịn là sự mơ hồ, nói đến cơng nghệ xanh có thể chỉ là việc sử dụng năng lƣợng gió, nƣớc, mặt trời… một cách chung chung. Và chính điều đó trở thành những cản trở và khó khăn lớn trong việc phát triển và ứng dụng công nghệ trên ở Việt Nam. Theo tác giả Luận văn, chúng ta cần nhiều hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến và đặc biệt là vai trị và nhìn nhận của chính các nhà khoa học, các nhà cơng nghệ trong định hƣớng phát triển công nghệ xanh trong nền KH&CN nƣớc nhà.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tài chính thúc đẩy ứng dụng công nghệ xanh trong xử lý nước thải gây ô nhiễm môi trường ( nghiên cứu trường hợp khu du lịch nước khoáng nóng thanh thủy phú thọ) (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)