Giải pháp tài chính chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tài chính thúc đẩy ứng dụng công nghệ xanh trong xử lý nước thải gây ô nhiễm môi trường ( nghiên cứu trường hợp khu du lịch nước khoáng nóng thanh thủy phú thọ) (Trang 63 - 66)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

3.4 Đề xuất các giải pháp về tài chính thúc đẩy ứng dụng công nghệ xanh trong

3.4.1 Giải pháp tài chính chung

Chính sách thuế

- Chính sách miễn và giảm thuế

Việc ứng dụng công nghệ xanh trong xử lý nƣớc thải gây ô nhiễm môi trƣờng đạt đƣợc hai điểm quan trọng trong chính sách ƣu tiên miễn giảm thuế hiện nay. Thứ nhất đó là việc phát triển các công nghệ thân thiện với môi trƣờng. Thứ hai là hoạt động bảo vệ môi trƣờng thông qua việc xử lý nƣớc thải gây ô nhiễm. Tuy nhiên, bên cạnh các ƣu đãi thực hiện theo Nghị định số 04/2009/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2009 về ƣu đãi, hỗ trợ bảo vệ môi trƣờng, cần thực hiện triệt để các ƣu đãi trong Luật Chuyển giao công nghệ, Luật Công nghệ cao, Luật KH&CN,... Khi tiến hành đổi mới, cải tiến công nghệ theo hƣớng công nghệ xanh cần miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp có khoản đầu tƣ trên, đặc biệt trong các hoạt động nghiên cứu, đổi mới sáng tạo.

Công nghệ xanh hiện nay phần lớn đƣợc nhập từ nƣớc ngoài nhƣ Hàn Quốc, Thụy Điển, Đan Mạch, Nhật Bản... Cần thực hiện chính sách miễn, giảm thuế đến mức thấp nhất với việc nhập khẩu cơng nghệ hồn chỉnh, cũng nhƣ các linh kiện, máy móc, thiết bị tài sản cố định đi kèm các công nghệ trên.

Khuyến khích các cá nhân, tổ chức có những đổi mới trong cơng nghệ nhằm hƣớng đến các công nghệ thân thiện với môi trƣờng, miễn giảm các loại thuế, cũng nhƣ ƣu tiên thực hiện các ƣu đãi trong quá trình nghiên cứu và đƣa vào ứng dụng. Bên cạnh đó các địa phƣơng cũng cần chủ động hơn trong việc giải quyết các chính sách miễn thuế, giảm thuế phù hợp cho từng đối tƣợng trong việc ứng dụng cơng nghệ xanh nói chung và các cơng nghệ xử lý nƣớc thải nói riêng.

- Cải cách các thủ tục hành chính

Cải cách các thủ tục hành chính thêm ngắn gọn, cụ thể, bớt rƣờm rà, mang tính hình thức đảm bảo sự minh bạch và công bằng trong xã hội. Cải cách các thủ tục hành chính để hƣớng tới việc tiếp cận của các doanh nghiệp với các chính sách miễn, giảm thuế đƣợc ngắn gọn, đơn giản, dễ làm và mang lại hiệu quả cao. Bởi nếu theo quy trình muốn đƣợc ƣu đãi và miễn giảm thuế, cần có chứng nhận xanh của Bộ KH&CN, cần trình các thủ tục hồ sơ để đƣợc xét duyệt... thì với nhiều địa phƣơng trong cả nƣớc cơng việc trên sẽ gây nhiều khó khăn, phiền phức và lâu dần sẽ không hiệu quả. Mặt khác cải cách các thủ tục hành chính để giảm bớt các rào cản pháp lý để việc chuyển giao công nghệ đƣợc diễn ra dễ dàng hơn. Công nghệ xanh là công nghệ mới, với các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam thì việc tiếp nhận các cơng nghệ từ nƣớc ngoài là việc tất yếu. Tiếp nhận những công nghệ thân thiện với mơi trƣờng cần có chính sách ƣu tiên riêng trong Luật chuyển giao công nghệ để khuyến khích q trình chuyển giao cũng nhƣ tiếp nhận các cơng nghệ hiện đại.

Chính sách tín dụng

Tín dụng là nguồn vốn quan trọng thực hiện các hoạt động đổi mới công nghệ, phát triển các công nghệ thân thiện với môi trƣờng, công nghệ xanh. Rất nhiều doanh nghiệp tìm đến nguồn vốn từ chính sách tín dụng, đặc biệt là ở các địa phƣơng có chính sách tín dụng ƣu đãi. Tuy nhiên, cần ƣu

tiên hơn với lĩnh vực phát triển và ứng dụng công nghệ xanh bằng việc vay nguồn vốn ƣu đãi có tính dài hơi hơn.

Chính sách đầu tư và tăng cường vốn ngân sách Nhà nước

Chính sách đầu tƣ vào việc phát triển công nghệ xanh cần tăng cƣờng nhiều hơn trong thời gian tới. Bảo vệ môi trƣờng, phát triển kinh tế xanh hay phát triển bền vững là vấn đề dài hơi. Nhƣng khơng vì vậy mà đầu tƣ dàn trải, thiếu trọng điểm. Cần tập hơn đầu tƣ vào lĩnh vực đổi mới công nghệ và phát triển công nghệ xanh trong thời gian tới.

Phát triển các Quỹ môi trường, Quỹ KH&CN Quốc gia, Quỹ đổi mới công nghệ và các Quỹ KH&CN địa phương

Các nguồn đầu tƣ từ Quỹ có vai trị rất quan trọng. Đặc biệt trong thời gian gần đây, ộ KH&CN có 02 quỹ đã đi vào hoạt động. Các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học sẽ nhận đƣợc tài trợ từ Quỹ khi đƣợc hội đồng khoa học đánh giá các đề tài nghiên cứu có tính khả thi cao. Tuy nhiên các Quỹ cần có cơ chế ƣu tiên riêng với việc nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ thân thiện với môi trƣờng.

Nhà nƣớc cần mở rộng hơn các chính sách để kêu gọi nguồn đầu tƣ từ nƣớc ngoài. Với các nƣớc đang phát triển là các nƣớc thƣờng có vấn nạn lớn về vấn đề môi trƣờng. Nhiều tổ chức quốc tế rất quan tâm đến vấn đề trên và các nguồn vốn phi chính phủ thƣờng tài trợ để thực hiện các dự án về mơi trƣờng.

Hình thành Luật thuế về Mơi trường

Hạn chế hiện nay trong việc ứng dụng và phát triển công nghệ xanh nằm ở quan điểm: chƣa có sự đối xử khác biệt trong sản phẩm có và khơng áp dụng công nghệ xanh. Vì vậy nên nhiều doanh nghiệp, tổ chức với hệ thống máy móc cũ, nguy cơ ơ nhiễm cao nhƣng vẫn ngang nhiên hoạt động. Đề xuất việc hình thành Luật thuế về Môi trƣờng, theo tác giả đây chính là cơ sở để các doanh nghiệp, các tổ chức mạnh mẽ hơn trong việc tiến hành

đổi mới công nghệ và hƣớng đến các công nghệ thân thiện với môi trƣờng. Bởi khi Luật thuế về Môi trƣờng đã ban hành, nó trở thành cơ sở pháp lý buộc các doanh nghiệp, các tổ chức phải ứng dụng công nghệ xanh, hay các công nghệ thân thiện với môi trƣờng. Nếu không đáp ứng yêu cầu sẽ bị đánh thuế ở mức rất cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tài chính thúc đẩy ứng dụng công nghệ xanh trong xử lý nước thải gây ô nhiễm môi trường ( nghiên cứu trường hợp khu du lịch nước khoáng nóng thanh thủy phú thọ) (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)