Hình tượng người mẹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm thơ và trường ca nguyễn trọng tạo (Trang 41 - 46)

6. Cấu trúc luận văn

2.1. Cảm hứng ngợi ca con người trong thơ và trường ca Nguyễn Trọng Tạo

2.1.1. Hình tượng người mẹ

Đã có lần nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo tâm sự rằng: “là một nhà thơ mà

không có bài thơ nào viết về mẹ thì thật bất hiếu”. Từ lâu hình ảnh người mẹ đã đi

vào thơ ca trong đời sống văn học dân tộc và trở thành một hình tượng đẹp, một điển hình mẫu mực về người phụ nữ đảm đang giàu đức hi sinh. Từ ca dao tục ngữ cũng đã có không ít những vần thơ ca ngợi phẩm chất tốt đẹp, cao cả của Mẹ

Mẹ già như ánh trăng khuya Dịu dàng soi tỏ bước đi con hiền

(Ca dao)

Viết về mẹ, có lẽ không giấy mực nào có thể diễn tả hết nhưng chúng ta vẫn muốn mượn thơ ca để bày tỏ tấm lòng, những nghĩ suy đối với mẹ kính yêu. Nhà

thơ Nguyễn Duy đã viết lên những câu thơ thật cảm động về tình mẹ.

Mẹ ta không có yếm đào

Nón mê thay nón quai thao đội đầu Rối ren tay bí tay bầu

Váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa

(Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa- Nguyễn Duy) Trong cuộc sống đời thường mẹ luôn là người chịu nhiều vất vả gian truân để mang lại cho con cái và gia đình một cuộc sống yên ấm. Là người lính từng tham

gia quân ngũ trong thời kì kháng chiến chống Mĩ, như bao người lính khác, Nguyễn Trọng Tạo cũng có những cảm xúc bồi hồi khi nhớ về mẹ. Mẹ của nhà thơ nhưng cũng là bà mẹ Việt Nam tiêu biểu, chân thật và cảm động mang đầy đủ phẩm chất của người phụ nữ truyền thống.

“Mẹ tôi dòng dõi nhà quê

Trầu cau từ thuở chưa về làm dâu” Áo sồi nâu, mấn bùn nâu

Trắng trong dải yếm bắc cầu nên duyên

(Mẹ tôi)

Trầu cau có thể là quà vật trong lễ dạm hỏi nhưng trầu cau cũng là một vị ẩm thực bình dị thường ngày của người dân quê. Vị trầu cau mở đầu bài thơ đã ấm dần, ngấm dần vào tình người vị quê. Viết về mẹ, tác giả đã không đi ngay vào hình ảnh người mẹ trong lửa đạn chiến tranh mà trở về với hình ảnh người mẹ quê tảo tần.

Chồng con duyên phận phải chiều Ca dao ru lúa câu Kiều ru con

(Mẹ tôi)

“Mẹ tôi” trong thơ Nguyễn Trọng Tạo là một bà mẹ cụ thể, hiện lên hết sức

chân thực, mang vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Câu ca, lời ru ngọt ngào mà êm đềm cất lên từ làn môi mẹ, những đứa con lớn lên từ đó. Để rồi khi đất nước có chiến tranh thì chính mẹ lại là người động viên các con mình lên đường đi chiến đấu, chìm lắng những ngày đắng cay một mình mẹ âm thầm chịu đựng bởi hơn bao giờ hết mẹ luôn thấu hiểu một điều mất nước là mất tất cả. Và chính mẹ cũng đã dạy cho người chiến sĩ phải uống nước nhớ nguồn, phải biết đến tình yêu thương và lòng căm thù cái ác:

Tập con bước vịn vào ca dao tục ngữ Dù uống nước đâu lòng vẫn nhớ nguồn Thương từ cái kiến con ong

Tím ruột bầm gan thù bọn ác

Trong hoàn cảnh đất nước có giặc ngoại xâm mẹ lại tiếp tục trở thành hậu phương vững chắc kiên cường để cho chồng và các con của mẹ ra đi bảo vệ bờ cõi biên cương tổ quốc. Ta bắt gặp vóc dáng tảo tần hôm sớm của mẹ trong thơ Tố Hữu với những thi phẩm như Mẹ Tơm, Mẹ Suốt, Quê mẹ, Bầm ơi. Ở đó, với dòng cảm xúc cao quý nhà thơ viết về mẹ với tất cả tấm lòng thành kính và ngợi ca.

Có thể nói giá trị của văn học cách mạng chính là những bài thơ viết về mẹ. Dù là ở thời nào mẹ luôn là chỗ dựa tinh thần vững chắc nhất cho những đứa con, đặt vào hoàn cảnh đất nước có chiến tranh thì điểm tựa ấy càng trở nên ý nghĩa hơn rất nhiều. Mẹ đã sinh cho đất nước những người con ưu tú, sẵn sàng chấp nhận đau thương mẹ lại hi sinh những người con mẹ dứt ruột đẻ ra vì nền độc lập tự do cho dân tộc. Rồi mẹ lại cưu mang, nuôi dưỡng che chở cho những chiến sĩ đang ngày đêm chiến đấu với kẻ thù. Dù không trực tiếp cầm súng chiến đấu nhưng tấm lòng yêu nước, đức hi sinh và lí tưởng cao quý của người mẹ Việt Nam thì không ngôn từ nào có thể diễn tả hết được. Cho nên nhớ về mẹ cũng chính là nhớ về quê hương. Mẹ chính là cội nguồn sức mạnh của dân tộc, là chỗ dựa tinh thần, là hậu phương vững chắc cho người thân của mẹ yên tâm đánh giặc. Tình cảm của mẹ thật giản dị mà lớn lao, tình cảm ấy hòa vào tình yêu tổ quốc. Yêu nước thương con mẹ lặng lẽ

âm thầm đào hầm che chở cho biết bao sư đoàn ẩn mình dưới đất.

Khi viết về mẹ âm hưởng chính trong các tác phẩm luôn là cảm xúc tự hào, nhớ thương da diết của tác giả. Từ người mẹ riêng của mỗi người con đã hòa nhập làm một và trở thành người mẹ chung của các chiến sĩ, người mẹ nhân dân, người mẹ đất nước. Thấu hiểu nỗi lòng của mẹ, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo đã khái quát thành những câu thơ thật xúc động.

Mẹ già ơi thương nhớ dẫu dâng trào Mẹ cứ nhắc tên con đừng lo con vấp ngã Lối con đi - nào lối mòn thuở nhỏ

Và mẹ là Mẹ Lính - dễ dàng đâu

Trên con đường chiến đấu đầy gian lao thử thách, có lẽ người lính sẽ cảm thấy ấm lòng hơn khi nhớ về mẹ với những lời dặn dò ân cần trìu mến. Và đó cũng chính là những điều mà các cô gái thanh niên xung phong nơi ngã ba Đồng Lộc không quên được khi nhớ đến mẹ.

Hôm mẹ tiễn con đi đến vùng bom đạn Mẹ chỉ dặn

Sống cho xứng với chị em bầu bạn

(Trường ca Con đường của những vì sao)

Khi những đứa con ra đi ngoài chiến trường xa xôi nguy hiểm, lòng mẹ lại tái

tê muôn chiều “Ba lần tiễn con đi hai lần khóc thầm lặng lẽ” chờ mong tin con

“Các anh không về, mình mẹ lặng im” (thơ Tạ Hữu Yên). Trong thơ Nguyễn Trọng

Tạo, lòng mẹ luôn là chốn bình an nhất để cho các con, những người lính tìm nơi nương tựa.

Mẹ chờ con lòng mẹ rộng bao la Như cỏ xanh gọi bê đàn tung vó Như bờ bến cho cánh buồm về ở Sau bao nhiêu cơn bão. Lại ra khơi

(Con đường của những vì sao)

Và có lẽ, trong kí ức của nhà thơ, hình ảnh người mẹ “tóc bạc răng đen” hiền hậu sẽ luôn là động lực mạnh mẽ giúp người lính vượt lên phía trước chiến đấu với quân giặc. Bởi trên chặng đường hành quân, hình ảnh người mẹ bao giờ cũng là hình ảnh sáng nhất soi tỏ mỗi bước đi cho người lính.

Anh đi đi đường dài đội ngũ Đất quê mình gió nóng tạt xiên vai Mẹ vẫn chờ anh trước ô kính cửa xe này Mẹ phía trước mỗi chặng đường kháng chiến

(Con đường của những vì sao)

Hình tượng người mẹ trong thơ ca kháng chiến đã trở thành niềm tin sắt đá để mỗi nhà thơ lại khắc họa lên hình ảnh

một người mẹ cho riêng mình. Nhưng cho dù mỗi người lính có một kí ức khác nhau về mẹ thì mẹ vẫn sẽ mãi là người mẹ Việt Nam trung hậu, đảm đang suốt đời lam lũ. Dù là trong bất cứ hoàn cảnh nào mẹ vẫn luôn là ngọn đuốc rực sáng soi

đường cho con đi “Nơi anh đến hậu phương hay tiền tuyến” (Con đường của

những vì sao). Lời thơ của Nguyễn Trọng Tạo như càng có sức lan tỏa, lay động cao khi từ hình tượng người mẹ bằng xương bằng thịt cụ thể, nhà thơ đã có sự cảm nhận và chuyển hóa thành mẹ của quê hương, đất nước.

Mẹ cánh đồng, mẹ nhà máy, mẹ dòng sông Mẹ đất đai dàn trận địa mênh mông

(Con đường của những vì sao)

Từ đây bóng hình của mẹ sẽ mãi mãi in sâu trong dáng hình của đất nước quê

hương mẹ “nhớ thương xanh thắm một miền nhà quê” (Mẹ tôi).

Mặc dù thơ viết về mẹ của Nguyễn Trọng Tạo tuy không nhiều, nhưng từng câu từng chữ là tấm lòng ghi nhớ, là cảm xúc sâu sắc, mãnh liệt của nhà thơ đối với công lao trời biển mà mẹ đã dành cho các con và cho tổ quốc của mẹ. Câu thơ vì thế mà da diết lắng đọng và có sức lan tỏa trong lòng người đọc.

Mẹ nâng niu xúc động nước mắt rơi Anh hãy mang vào tiền phương, anh ơi Tấm lòng Mẹ-hậu-phương-miền-Bắc Dẫu chum sập không còn nhiều thóc gạo Với con xa lòng mẹ gửi phần nhiều

(Con đường của những vì sao)

Tình yêu thương của mẹ đã hòa vào tình yêu quê hương đất nước. Mẹ đã trở

thành người mẹ đất nước, người mẹ Việt Nam anh hùng. Trường ca Con đường của

những vì sao là nơi tác giả tập trung bút lực viết nhiều về mẹ và người lính, những

người đã đi qua cuộc kháng chiến gian khổ trường kì mà oanh liệt của dân tộc. Thơ Nguyễn Trọng Tạo nói riêng và thơ ca đương đại Việt Nam nói chung, hôm nay vẫn đang không ngừng đổi mới và phát triển góp phần không nhỏ vào dòng chảy chung của văn học dân tộc trong đó những vần thơ viết về mẹ hôm qua, hôm nay và cả mai

sau thì vẫn còn nguyên giá trị. Và văn học sẽ còn viết tiếp những trang thơ xúc động nhất về cuộc đời cao đẹp của những người mẹ để những câu hát về mẹ tiếp tục bay

cao, bay xa như lời ru mẹ đã từng vỗ về, nuôi nấng các con của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm thơ và trường ca nguyễn trọng tạo (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)