Giọng điệu tâm sự giãi bày

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm thơ và trường ca nguyễn trọng tạo (Trang 104)

6. Cấu trúc luận văn

3.3. Giọng điệu

3.3.1. Giọng điệu tâm sự giãi bày

Theo Từ điển văn học, giọng điệu được hiểu là: “Phản ánh lập trường xã hội,

thái độ, tình cảm và thị hiếu thẩm mĩ của tác giả, có vai trò rất lớn trong việc tạo

nên phong cách nhà văn và tác dụng truyền cảm cho người đọc” [7, tr.134]. Giọng

điệu là một phương diện cơ bản cấu thành hình thức nghệ thuật và được xem là một phạm trù thẩm mĩ. Theo GS. Hà Minh Đức, giọng điệu là thước đo không thể thiếu để xác định tài năng và phong cách độc đáo của người nghệ sĩ. Thông qua giọng điệu, ta có thể nhận ra được phong cách của nhà văn hoặc nhà thơ ấy.

Mỗi nhà thơ có phong cách đều mang cho mình một giọng điệu riêng, độc đáo. Là một nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ, Nguyễn Trọng Tạo đã thật sự cuốn hút độc giả ở giọng thơ mới mẻ, sung sức. Bên cạnh chất giọng trẻ trung là giọng ưu tư, hoài niệm khắc khoải và tâm tình, sâu lắng. Khó có thể lý giải từng chữ khi câu thơ ông vui đấy lại buồn đấy:

có anh hề đã nói với tôi

- đời thằng hề buồn lắm anh ơi và tôi đã khóc

(Tin thì tin không tin thì thôi)

Có lẽ “Nguyễn Trọng Tạo lúc nào cũng như muốn đi đến đáy của nhiều tâm trạng và suy tư thời đại” [6] nên hành trình thơ ông qua bao nhiêu năm vẫn là tiếng

thăm thẳm của hồn người trong cõi mênh mông của cuộc đời.

Ngày vung vãi đức tin Đêm thấy mình cô độc Ranh khôn giữa muôn nghìn Trở về thành thằng ngốc

(Tự vấn)

Đứng giữa bạt ngàn của rừng thơ Việt Nam đương đại, đặc biệt là nền thơ ca cách mạng trong thời kì kháng chiến chống Mĩ với những gương mặt các nhà thơ

trẻ đầy tài năng và phong cách như Phạm Tiến Duật thông minh - tinh nghịch, Thanh Thảo tài hoa - suy tư, Hữu Thỉnh tinh tế - tài hoa nhưng giàu suy ngẫm, Nguyễn Duy dân dã - đằm thắm, Nguyễn Khoa Điềm suy tư - giàu cảm xúc,…giữa những gương mặt ấy, Nguyễn Trọng Tạo nổi lên bởi chất giọng hoài niệm khắc khoải, đầy suy tư ngẫm ngợi mang tâm sự giãi bày. Giọng thơ của ông có lúc da diết, nhẹ nhàng, khi trầm tư sâu lắng mang nặng nỗi ưu tư

Con sáo sang sông mùa thu tuổi tác Con người bội bạc cười vui chợt buồn

(Chợt)

Nỗi cô đơn gắn với nỗi buồn, “cái trùm lên, nhuần thấm mọi trang thơ Nguyễn Trọng Tạo lại vẫn là nỗi buồn... Nguyễn Trọng Tạo buồn, một nỗi buồn âu yếm. Có thể gọi Nguyễn Trọng Tạo là nhà thơ của nỗi buồn ấu yếm” [61]. Sau chiến tranh, cuộc sống trở lại bình thường với những lo toan mưu sinh. Nhiều quan hệ xã hội trở nên đảo lộn, trần tục hơn. Trên nền cảm xúc ấy, Nguyễn Trọng Tạo trải hồn mình với những xúc cảm chân thành, thể hiện một thế giới nội tâm phong phú, phức tạp trong tác giả. Nếu trong thơ viết về cuộc chiến, phần lớn ta gặp giọng thơ ngợi ca, tự hào hòa lẫn đau thương thì nay, được thay vào đó là giọng giãi bày, tâm tình.

Niềm vui rồi dễ phai nhanh

Cuộc đời lắng lại long lanh nỗi buồn

(Ngôi sao buồn)

Có những lúc tâm thế nhà thơ như rơi vào tuyệt vọng, ông buông câu thơ mà người đọc cảm được tâm sự trong lòng ông nặng và muốn giãi bày biết chừng nào.

Buồn đốt hết ngày Đêm dày tàn tro Buồn đốt bài thơ

Bài thơ thành khói nào ngờ… khói cay

Con người sống trong cuộc đời vốn có rất nhiều những nhu cầu khác nhau cho cuộc sống nhưng có lẽ nhu cầu tinh thần luôn được quan tâm nhất, khi vui chúng ta muốn chia sẻ, khi buồn lại muồn tâm sự giãi bày. Có rất nhiều lí do làm cho ta buồn, khi niềm tin, ước muốn, hi vọng, niềm mong mỏi không như mong muốn đã đặt ra là khi con người chúng ta dễ rơi vào trạng thái buồn và mong được tâm sự, giãi bày, khát khao chia sẻ để giải tỏa nỗi niềm trong tâm khảm mình. Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo có lẽ có rất nhiều tâm sự, ông buồn vì tình yêu không trọn

vẹn. Cho nên Buồn là em, là người đẹp, là một nửa của tâm hồn nhà thơ.

Buồn ơi Buồn có thương tôi

Đừng làm tôi phải mồ côi nỗi buồn

(Sonnê buồn)

Để rồi cho đến cuối cùng thì giọng điệu tâm sự sâu kín tự trong đáy lòng mà nhà thơ muốn giãi bày chỉ đơn giản là:

Sao cứ ước một người yêu ở đó

Để suốt đời quê ngoại cũng quê hương…?

(Ấn tượng Huế)

Đơn giản vậy thôi nhưng trong cuộc sống không phải bất cứ ước muốn gì của con người cũng trở thành hiện thực, lúc đó sẽ không còn những vần thơ tâm sự, giãi bày nữa. Trải qua những biến cố thăng trầm trong cuộc đời cũng như nhiều lĩnh vực có ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của bản thân, Nguyễn Trọng Tạo chiêm nghiệm ra được nhiều điều và ông mong muốn được trải lòng mình với người đọc yêu thơ để tác giả và người đọc trở nên gần gũi, thấu hiểu và đồng cảm cùng nhau, có khi người đọc còn có thể tìm thầy một phần của mình trong thơ ông. Vì thế, Nguyễn Trọng Tạo còn hay trải lòng mình với những dòng thơ về làng quê, về mẹ, về anh, về vợ, con…về bạn bè, đồng nghiệp. Đó là những dòng thơ tâm sự đời tư, là những suy ngẫm về cuộc đời, niềm vui, nỗi buồn và nhiều quan niệm nhân thế khác. Tất cả lắng sâu trong một chất giọng nặng trĩu ưu tư, da diết, sâu lắng đến lay động con tim người đọc.

Tìm ta khâu vá cho lành vết thương Ngang trời hoa cỏ đẫm sương

Loanh quanh sân thượng mà thương cánh đồng

(Cỏ may trên sân thượng)

“Cỏ may trên sân thượng” là lời tâm sự mộc mạc hết sức chân thành xuất

phát từ tấm lòng, tư cách và phẩm hạnh của người con xa quê, lang bạt kì hồ, những tưởng đã bị gió bụi, đời sống thị thành cuốn theo đi những gì chân thật, tốt đẹp nhất vốn là hành trang mang theo từ quê kiểng nhưng mãi còn lấp lánh trong hành động

“Loanh quanh sân thượng mà thương cánh đồng”. Với Nguyễn Trọng Trọng Tạo,

mặc dù không được sinh ra và lớn lên ở Huế nhưng đất và người nơi đây chẳng

khác nào quê hương thứ hai của anh bởi “nơi nào qua, lòng lại chẳng yêu thương?”

(Nguyễn Đình Thi)

Trong thơ Nguyễn Trọng Tạo, quê hương xứ Huế hiện lên sinh động, cụ thể từ con người đến cảnh vật, từ những vẻ đẹp truyền thống ăn sâu trong tâm hồn người con đất Huế đến vẻ đẹp hiện đại.

Có ai đó rót chiều vào chén ngọc Huế dịu dàng xây bằng khói và sương

(Vọng Huế)

Viết về Huế, giọng điệu thơ Nguyễn Trọng Tạo vừa chân thành, tha thiết vừa mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Hình ảnh Huế được nhà thơ dệt nên bằng những vần thơ giàu nét đẹp truyền thống. Nhà thơ mang theo những tình cảm sâu lắng của mình trên suốt hành trình thơ.

Trở lại Huế mưa vẫn mưa như cũ Màu trời buồn như thuở ra đi

… Trở lại Huế bước chân sầu vạn cổ

(Trở lại Huế)

Có lẽ, phải yêu Huế nhiều lắm nhà thơ mới có thể viết nên những vần thơ dịu nhẹ mà xoáy sâu vào lòng người đến vậy. Là một người lính từng kinh qua gian khổ nơi chiến trường ác liệt, nay trở lại cuộc sống đời thường với rất nhiều những giá trị

bị đảo lộn chắc hẳn nhà thơ còn có nhiều hơn nữa những điều muốn được chia sẻ, giãi bày. Đọc thơ Nguyễn Trọng Tạo người đọc luôn nhận thấy thấm đẫm trong những trang thơ của ông là những dòng tâm sự được rút ra từ tận sâu thẳm trong

đáy lòng. Nguyễn Trọng Tạo từng chia sẻ: "Tôi không sợ phải công khai những bí

mật của hồn mình”. Khi nhà thơ viết “có cánh rừng chết vẫn xanh trong tôi/ có con người sống mà như qua đời” cũng là những lúc ông tự vấn lại quá khứ với những

nỗi buồn thời đại. Dù đất nước có những đổi thay mới mẻ nhưng khi tìm về với thơ Nguyễn Trọng Tạo ta vẫn tìm thấy ở đó chất trữ tình lắng đọng và sự tinh tế trong tâm hồn, giọng điệu nhất quán trong thơ ông là giọng trữ tình đời tư công dân.

Những phẩm chất tình cảm trong tâm hồn Nguyễn Trọng Tạo đã tạo nên cho thơ ông một giọng điệu vừa nhất quán vừa đa sắc: giọng điệu ấy có khi trẻ trung, đằm thắm, có khi nặng trĩu ưu tư, khắc khoải, sâu lắng. Đó là một tiếng thơ riêng biệt, không lẫn với bất kỳ ai khác, tạo được sự rung động thẳm sâu trong lòng người yêu thơ.

3.3.2. Giọng điệu triết lí sâu lắng

Trong lời tựa tập thơ Nương thân, Nguyễn Trọng Tạo viết: "Tôi thấy mình chỉ là kẻ Nương Thân. Trong vũ trụ vô biên vô tận này, đời người chớp mắt. Ta là ai, ta nào kịp trả lời. Tôi nương thân tôi vào chính thơ tôi. Thơ lại nương náu trong

từng con chữ và điệu nhạc vang lên từ cõi tâm linh nào xa thẳm" [60]. Chỉ mấy câu

văn tự bạch ngắn gọn vậy thôi cũng đủ cho người đọc thấy được những suy nghĩ mang tính triết lí sâu lắng trong tâm hồn nhà thơ.

Thơ Nguyễn Trọng Tạo là sự ám ảnh không nguôi về thời gian, thời gian

luôn vận động không ngừng như một quy luật tất yếu của tự nhiên. Quy luật ấy

cũng mang theo tâm trạng của con người với bao buồn vui về cuộc đời. Tâm hồn

nhạy cảm của thi nhân khi đứng trước sự trôi chảy của thời gian được cảm nhận

bằng cảm giác cô đơn, tiếc nuối.

Ôi sự sống nơi đỉnh trời chân cỏ

Thoáng heo may. Nghe mình chợt sang chiều

Lối triết lý thật giản dị trong thơ Nguyễn Trọng Tạo luôn mang tính nhân văn sâu sắc, bởi đó là những chiêm nghiệm cuộc đời, những cảm xúc lạ của một tâm hồn thi sĩ đa đoan.

Cầm lòng một mái thời gian

Một đèn lẻ bóng một trang động tình

(Cầm lòng)

Trong nghệ thuật, điều làm nên giá trị và sức sống của một thi phẩm đó chính là sự hài hoà thẩm mỹ giữa trí tuệ và cảm xúc. Trong đó chất triết lý là một phương diện cần có để làm giàu nhận thức, liên tưởng và suy nghĩ của con người. Với Nguyễn Trọng Tạo, sau một hành trình thơ đầy sự thăng hoa của ý tưởng và trí tuệ, ông đã đi bên cạnh cuộc đời với niềm vui chấp nhận sự đơn độc. Nhà thơ trăn trở và không ngừng khám phá, thăm dò hiện thực để yêu thương và gửi gắm vào những gì tốt đẹp cho con người và chính mình bằng tác phẩm. Ông luôn muốn nhìn lại những gì đã qua để điều chỉnh, hoàn thiện. Đó là lí do vì sao thơ ông lại mang một giọng điệu trữ tình sâu lắng, khả năng tiên cảm chính xác và đầy chất triết lí về thời gian, phận người, cuộc đời…

Những bông hoa vẫn cứ nở đúng mùa Như thời đã đi qua, như thời rồi sẽ đến

(Tản mạn thời tôi sống)

Tính triết lý ở đây được thăng hoa từ cảm xúc và suy nghĩ trên cái nền hiện thực cụ thể mà nhà thơ đang sống đồng thời như một niềm tin không thể lay chuyển mà tác giả gửi gắm cho đời như một thông điệp về phía tương lai. Trong bài viết của mình nhà thơ đã có lần chia sẻ: "Thơ là sự đối diện với sự thật được chưng cất. Nhà thơ không chỉ là công dân của một quốc gia mà phải là công dân thời đại. Làm thơ là hoá giải thời đại vào ngôn từ. Nhà thơ phải biết biến hiện tại, tương lai thành quá khứ để tạo ra kinh nghiệm sống và xúc cảm sống mới. Thơ tôi không bao giờ thoát khỏi những xung động thời đại, dù đó là những bài thơ tưởng như riêng tư

nhất" [59]. Những vấn đề về thời đại: “thời tôi sống có bao nhiêu câu hỏi/ Câu trả

trong thơ Nguyễn Trọng Tạo. Ông là người đi nhiều, viết nhiều và cũng nghĩ ngợi rất nhiều, những trải nghiệm sóng gió trong cuộc sống đã mang lại cho nhà thơ không ít những bài học quý báu để rồi ông lại gửi gắm vào trong tác phẩm của mình

như một lời đúc kết chân thực nhất. Nói như nhà văn Brazin - Paulo Coelho "Văn

chương là những hạt muối giữ cho cuộc đời này khỏi những ươn thiu".

Mang đậm chất giọng triết lí sâu lắng, thơ Nguyễn Trọng Tạo còn đi sâu phản ánh về phận người trong cuộc sống còn bộn bề những lo toan với sinh tồn. Là một người lính trở về từ trong chiến tranh, tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ không khỏi ngỡ ngàng trước những sự đảo lộn giá trị của đời sống, những nỗi đau mà con người phải gánh chịu do chiến tranh gây nên. Đứng trước thực tại chua xót ấy nhà thơ nghĩ đến phận người, kiếp người trong cuộc sống thật mong manh ngắn ngủi biểu hiện qua bước trở mình của thời gian

Dưới chân vẫn dép trên đầu trời thanh Đời lên chót đỉnh chợt mình mong manh

(Chợt)

Nguồn gốc sâu xa của những triết lí sâu lắng trong thơ chính là sự chạnh lòng, sự tự ý thức về giá trị bản thân của con người trước thực tại cuộc sống.

Hoa đào vương kiếp đào hoa

Thắm tươi một thuở phôi pha một ngày

(Đào phai)

Cuối cùng nó dẫn đến sự trải nghiệm triết lí về cái tôi bản thể

Vẽ tôi mực rượu giấy trời

Nửa say nửa tỉnh nửa cười nửa đau …Vẽ tôi lặng nhớ mưa xa

Tiếu lâm đời thực khóc òa chiêm bao

(Tự họa)

Đọc những câu thơ như vậy người đọc mới cảm nhận hết sự mâu thuẫn day dứt khôn nguôi trong tâm hồn nhà thơ. Như người ta thường nói, tâm hồn con người ta toát ra từ tiếng cười, có tiếng cười kín đáo, cười ra nước mắt. Nào ai có thể ngờ

được Nguyễn Trọng Tạo cười đấy mà kì thực là lại như đang khóc ở trong lòng. Cười cợt, vui vẻ giữa đám đông, bạn bè. Nhưng khi chỉ còn lại mình với mình trong giấc chiêm bao, nhà thơ lại đau đớn vì những trớ trêu, trái ngang của đời. Thêm một

lần nữa, nhà thơ khẳng định cho nét khái quát chung nhất về mình - "Nửa say nửa

tỉnh, nửa cười nửa đau" mà nói như Nguyễn Du thì đó là: "Bên ngoài cười nụ bên trong khóc thầm".

Nhà thơ Bằng Việt nói: “Nếu thơ có trần, thì anh Nguyễn Trọng Tạo là nhà

thơ hiếm hoi đã chạm trần”. Bởi ông là nhà thơ luôn muốn đi đến đáy của nhiều

suy tư thời đại nên giọng điệu triết lí sâu lắng trong thơ ông luôn da diết và khơi dậy trong lòng người đọc một sự đồng cảm và ngưỡng vọng tuyệt đối. Vì thơ Nguyễn

Trọng Tạo không phải “không phục vụ một nhiệm vụ, một trào lưu gì” [5], mà cao

hơn, phục vụ nhiệm vụ của mọi nhiệm vụ, mọi trào lưu cần phục vụ - đó là gây lòng tin yêu Con Người, bật đèn xanh đèn đỏ giúp họ sống bằng tâm hồn, bằng ngôn ngữ mơ hồ, tỉnh táo của Thơ. Đọc thơ Nguyễn Trọng Tạo, người đọc như nhìn thấy rõ cái uyển chuyển màu nhiệm trong tâm tư và trong thơ ông.

Tung tăng thanh xuân trôi ngược chiều. Phút chốc mộng du lên phiêu diêu

(Sonnê không định trước)

Tìm về quá khứ để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của một thời son trẻ, đó cũng là ước muốn níu giữ thời gian đang trôi chảy không ngừng, muốn sống lại cái thời tươi đẹp của ngày xưa. Với Nguyễn Trọng Tạo dù tuổi trẻ phải sống trong những ngày tháng chiến tranh đầy gian khó nhưng vẫn chất chứa tình yêu đời, yêu cuộc sống. Giọng thơ trữ tình sâu lắng mang đậm tính triết lí về sự lưu luyến của tâm hồn con người trước quy luật bất biến của tạo hóa.

Mượn đôi mắt long lanh Nhìn thời gian trẻ mãi Mượn tiếng cười tuổi xanh Cười quên đi từng trải

Thấm thía sự trôi chảy không ngừng, sự mong manh, thoáng chốc vụt qua của thời gian, ý thức được sự hữu hạn của đời người, Nguyễn Trọng Tạo ngẫm suy về cuộc đời của bản thân cũng như phận người trong thế gian này. Giọng điệu câu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm thơ và trường ca nguyễn trọng tạo (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)