Tình yêu và sự khát khao dâng hiến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm thơ và trường ca nguyễn trọng tạo (Trang 58 - 62)

6. Cấu trúc luận văn

2.2. Cảm hứng về tình yêu trong thơ và trường ca Nguyễn Trọng Tạo

2.2.2. Tình yêu và sự khát khao dâng hiến

Thơ tình của Nguyễn Trọng Tạo cũng có một hành trình biến đổi khá thú vị. Tuổi đầu đời mười chín hai mươi, thơ tình của ông trong trẻo, e ấp và càng ngày càng sung mãn, dữ dội. Điều lạ là khi đã qua tuổi sáu mươi ông vẫn giữ được men say và có những bài thơ tình mãnh liệt, thấm thía bởi tình yêu vốn không có thời gian và tuổi tác. Trước đây, ông hoàng thơ tình – Xuân Diệu đã nâng tình yêu lên thành một triết lí sống.

Làm sao sống được mà không yêu Không nhớ, không thương một kẻ nào

(Bài thơ tuổi nhỏ)

Tình yêu là đề tài muôn thuở của thi ca . Nhiều nhà thơ nổi tiếng đã viết về tình yêu với tất cả sự nồng nhiệt của một trái tim tuổi trẻ. Ta bắt gặp một Xuân Diệu nồng nàn, đắm say và khát khao dâng hiến cho tình yêu, một Nguyễn Bính mơ màng tìm về tình yêu đồng nội, một Anh Thơ tha thiết nhưng thẹn thùng cái duyên con gái. Và một Nguyễn Trọng Tạo cũng không kém phần sôi nổi, ngọt ngào.

đọc thấy được sự nồng nàn say đắm khi sẵn sàng dâng hiến và hi sinh tất cả cho tình yêu trong tim mình.

Chia cho em một đời Thơ Một lênh đênh

Một dại khờ

Một tôi Chỉ còn cỏ mọc bên trời

Một bông hoa nhỏ lặng rơi mưa dầm…

(Chia)

Ai đã san sẻ, đã “chia cho em” cả “một đời tôi”, “một đời xanh”, “một lênh

đênh”, “một dại khờ” chia hết những đam mê nồng nàn và say đắm trong đời. Và

anh chia cả “đời say” với tình si mê và tâm bồ đề cho người yêu. Cách nói về tình

yêu trong thơ Nguyễn Trọng Tạo luôn đa chiều, nhiều cung bậc, nhưng dù hạnh phúc hay đau buồn thì vẫn thể hiện một sự sống hết mình cho tình yêu. Cho nên tình yêu trong thơ ông cũng như có một cuộc sống riêng, không bị ràng buộc bởi người đang yêu và người được yêu.

Tôi yêu em, tôi tìm điều dễ ghét Ở trong em. Em đừng vội giận hờn Em yêu tôi em tìm điều đáng ghét Ở trong tôi. Và em hiểu tôi hơn.

(Cuộc sống)

M.Gorki từng nói: “Tình yêu là thơ ca của cuộc đời. Cuộc sống thiếu tình

yêu không phải là sống mà chỉ là tồn tại. Không thể sống thiếu tình yêu vì con người sinh ra có một tâm hồn để yêu”. Thơ tình Nguyễn Trọng Tạo không có cái

sôi nổi, rạo rực của tình yêu mười tám, đôi mươi. Ta bắt gặp ở trong thơ ông sự chín chắn của một người quá ư từng trải. Tác giả yêu và chấp nhận tất cả:

Ta chấp nhận những gì ta đã biết Cả những gì chưa biết cũng vậy thôi!

Khi xưa, nhà thơ của hương đồng gió nội Nguyễn Bính cũng từng có cảm

xúc yêu thật mãnh liệt: “Tôi uống hồn em và uống cả / Một trời quan tái mấy cho

say". Tâm hồn người đang yêu thật khó có thể diễn tả được chính xác những cung

bậc cảm xúc dâng trào, lúc ồn ào mạnh mẽ, lại có lúc lặng lẽ thâm trầm.

"Thơ tình của Tạo chứa cả một trời thế sự, một biển tâm linh, thăm thẳm linh hồn người" [51]. Từ những cảm xúc không lời của tình yêu, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo đã diễn tả nỗi nhớ thủy chung sâu đậm bằng biển khơi, sóng tràn.

Biển đầy vơi thương nhớ, biển xanh ơi Thân thể ai hồng hào pha ngọn sóng Da thịt người chạm vào tôi nóng bỏng Rồi có thể người quên

Còn tôi mãi giữ gìn…

(Hoa Li vàng)

Đọc thơ tình Nguyễn Trọng Tạo chúng ta luôn nhận ra những phát hiện mới mẻ và độc đáo của ông không giống như những nhà thơ viết thơ tình đương đại khác. Yêu và khát khao yêu, cảm giác xác thịt cũng có, nhu cầu bản năng cũng có nhưng ông không phô diễn lộ liễu mà diễn tả một cách kín đáo và tế nhị bằng một tâm hồn yêu dạt dào và từng trải nên chín chắn, chân thực hơn.

Anh nín thở đến kiệt cùng máu ứa Cột lửa phun nham thạch phì nhiêu Rồi chết lịm trong vỗ về mơn trớn Mười ngón dài thon của gió chiều

(Cảm giác biển hồ hay là thơ bên miệng núi lửa) nhưng có lúc cũng không kém phần mãnh liệt:

cứ tưởng một lần cho đỡ khát nào ngờ bùa ngải lú trời xanh nghìn sau gặp lại… em hăm mốt môi ngực vòng tay vẫn thiên thần

Lòng khát khao yêu và được yêu đến cháy bỏng, có lúc nhà thơ nảy ra ước muốn thật ngông cuồng.

Ta muốn đổi không gian Cho người gần ta mãi

(Hoa ơi ta yêu nàng)

Xuân Diệu, nhà thơ tình nổi tiếng của phong trào thơ mới, với sự phóng khoáng đa tình cũng đã " mượn hình tượng sóng" để nói lên tình cảm nồng nàn,

mãnh liệt của mình: "... Anh xin làm sóng biếc / Hôn mãi cát vàng em / Hôn thật

khẽ, thật êm / Hôn êm đềm mãi mãi / Đã hôn rồi, hôn lại / Cho đến mãi muôn đời / Đến tan cả đất trời/ Anh mới thôi dào dạt... " (Biển)

Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo, đa tình nhưng cũng rất nhạy cảm và tinh tế, ông có cách riêng để nói về nỗi nhớ trong tình yêu của mình

nắng như nắng nhớ đất liền tôi như tôi chẳng xa em bao giờ bởi tôi tin tự trong mơ

em là biển biếc, bãi bờ là tôi...

(Biển, đảo, tôi và những cánh chim) Có lúc tác giả giật mình, tỉnh táo, đọc những câu thơ tình thật dễ thương về

tình yêu đầy khao khát: Cây không tiếng chim /Lá cành tẻ nhạt / Đời không có em /

Mùa xuân phiêu dạt (Không đề). Cảm hứng về tình yêu đi liền với nỗi khát khao

dâng hiến được thể hiện trong thơ Nguyễn Trọng Tạo với rất nhiều những cung bậc cảm xúc khác nhau. Và nỗi nhớ khôn nguôi luôn là biểu hiện rõ nét nhất của tình yêu khi trái tim đã dành trọn cho người mình yêu.

Anh đứng anh ngồi anh thương anh nhớ Anh ra anh vào nao nao mắt mở

(Người đang yêu)

Khát khao yêu và được yêu luôn là nội dung nổi bật trong thơ tình Nguyễn

Trọng Tạo. Với nhà thơ, “cơn sóng tình” lúc nào cũng không thôi chao đảo, dậy

Ta không sống khi yêu Ta chết khi yêu

(Tội đồ của thời gian)

Những lúc không em, để lấp đầy sự trống trải trong tim mình, nhà thơ ngồi đếm thời gian, đếm thiên nhiên, đếm muôn mặt cuộc đời, vì… thấy nhớ em, mong được đến ngày bên em là thế. Yêu và khát khao được yêu là một nhu cầu chính đáng của mỗi con người và cũng là đề tài đặc sắc trong thơ tình đương đại Việt Nam nói chung và thơ tình Nguyễn Trọng Tạo nói riêng. Với nhiều cung bậc cảm xúc đậm chất thơ cùng những biểu hiện thật tinh tế, sắc sảo Nguyễn Trọng Tạo đã giúp người đọc được trải nghiệm trong một thế giới của tình yêu tràn ngập những sắc màu lung linh huyền diệu. Đồng thời, qua đó người đọc có dịp được hiểu hơn nữa về tâm hồn nhà thơ, nhà nghệ sĩ đa tài nhưng cũng thật đa tình. Thơ tình Nguyễn Trọng Tạo giàu cảm xúc chân thực và luôn ấm áp là vì thế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm thơ và trường ca nguyễn trọng tạo (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)