Sự vận dụng hình thức vắt dòng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm thơ và trường ca nguyễn trọng tạo (Trang 88 - 90)

6. Cấu trúc luận văn

3.1. Đổi mới hình thức biểu hiện

3.1.3. Sự vận dụng hình thức vắt dòng

Khi nói đến hình thức biểu hiện trong thơ Nguyễn Trọng Tạo, một trong những sáng tạo độc đáo, mới mẻ góp phần quan trọng trong việc định hình phong cách nhà thơ chính là sự vận dụng hình thức nghệ thuật vắt dòng, tác giả đã biến đổi

cấu trúc dòng thơ, xây dựng những hình thức nhịp điệu mới. Bài thơ Thư gửi người

không quen, tác giả viết:

Như là // tôi đã một lần nói yêu em

dọc mùa xuân

hai người

(Thư tình gửi người không quen )

Hình thức xuống thang của câu tám chữ không chỉ là cách làm lạ hóa mang tính hình thức mà là hình thức mang tính nội dung, tạo nên hiệu ứng từ cách ngắt nhịp đến sự thay đổi giọng đọc. Từ chỗ câu chữ tác động đến giọng điệu, giọng điệu lại khơi bật những cung đường cảm xúc. Do đó, cảm xúc được truyền trực tiếp từ ý thơ đến người đọc. Người đọc không chỉ cảm nhận được tình yêu có chút dè dặt nhưng sâu lắng của nhân vật trữ tình qua ý nghĩa của ngôn từ mà còn qua ấn tượng

thị giác. Đây chính là một cách làm độc đáo và sáng tạo trong sáng tác thơ của Nguyễn Trọng Tạo.

Trong tiến trình thơ hiện đại Việt Nam, đã có không ít nhà thơ sử dụng hình thức điệp cú pháp và vắt dòng khi sáng tác nhằm làm lạ hóa sự biểu hiện của hình thức biểu đạt trong thơ nhưng không phải tác giả nào cũng đạt đến sự thành công. Nguyễn Trọng Tạo là một trong số ít người làm được điều đó. Khi dùng cách vắt dòng, nhà thơ phá đi cách đọc dừng lại ở cuối dòng, người đọc bị thúc đẩy đi tìm lại phần đã mất của câu thơ với tốc độ đọc nhanh hơn, và phải đọc bằng mắt. Khoảng trống được tạo ra bởi hai thành phần cấu trúc gắn liền nhau của dòng thơ. Thế nhưng khoảng trống trong thơ lại không hề trống không vì những chuyển động không ngừng của cái biết và chưa biết, đè lấp lên nhau. Lối viết vắt dòng vì thế tạo nên sự đột biến trong cảm xúc thơ. Các khoảng lặng gây sự chú ý được kéo dài ra.

Những bông tường vi //nở lẫn cùng hoa giấy những con đường

đi

không dấu chân

viên sỏi nhỏ //trong gót giày //đêm đêm sẫm nâu// và mòn trơn.

(Thành phố không người quen )

Nguyễn Trọng tạo đã rất tài tình khi vắt dòng để tạo nhịp thơ cho câu:

"Những con đường / đi / không dấu chân". Nếu để chúng nằm trong một dòng thơ,

người đọc thường sẽ ngắt nhịp 4/3: “Những con đường đi// không dấu chân”. Như

vậy, câu thơ sẽ không diễn đạt được ý mà nhà thơ hướng đến: ở con đường nơi thành phố không người quen ấy, người khách lữ hành đang độc bước, và dù anh có đi qua, con đường ấy vẫn không dấu chân anh, bởi nó quá xa lạ, có đi qua thì cũng như là người mới tới. Nhịp thơ gắn liền với ngữ nghĩa, mỗi cách ngắt nhịp lại cho ta một cách cảm thơ khác nhau.

Em hãy khâu // áo lá // một vùng đồi ta là gió

thổi đến ngày kiệt sức

tự trời cao tan vào giọt mưa. Rơi…

(Thiên an)

Trong trường hợp này nếu không vắt dòng, câu thơ sẽ trở thành: Ta là gió

thổi // đến ngày kiệt sức hoàn toàn khác với ý mà nhà thơ muốn gửi gắm Ta là gió// thổi đến ngày kiệt sức: khi đã yêu một người thì yêu đến tan chảy cả con tim, đến

khi kiệt sức vẫn còn khát khao yêu đến cháy bỏng, câu thơ diễn tả một tình yêu thật mãnh liệt và sâu đậm. Việc sử dụng câu thơ vắt dòng không chỉ giúp tác giả thể hiện hết những cung bậc cảm xúc của mình mà ở đây, như một yếu tố của nghệ thuật sắp đặt, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo nói riêng và các tác giả thơ đương đại nói chung còn muốn trình bày với người đọc (người xem) một trò chơi câu chữ. Những dòng thơ dài ngắn khác nhau với những câu thơ được tách ra thành nhiều dòng biến người đọc trở thành khán giả trước sân khấu. Cho nên, nhiều tác phẩm thơ đương đại không chỉ để ngâm, để nghe mà còn để đọc, để ngắm, để thấm thía từng câu chữ và để tâm hồn mình lặng vào những cảm xúc của nhà thơ.

Yêu thơ, đọc thơ không phải chỉ ở nội dung, ý nghĩa mà còn đi sâu vào thế giới nghệ thuật biểu hiện. Một bài thơ hay sẽ có sự kết hợp hài hòa giữa hai yếu tố cả nội dung và hình thức. Tìm hiểu thơ thực chất là chỉ ra tiếng lòng sâu thẳm của chính nhà thơ. Dù là sử dụng bất cứ thủ pháp nghệ thuật nào trong việc biểu hiện ý thơ thì thơ Nguyễn Trọng Tạo cũng đều mang đến cho người đọc ấn tượng sâu sắc nhất về một hồn thơ đa cảm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm thơ và trường ca nguyễn trọng tạo (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)